Giá trị dinh dưỡng của yến mạch
Trước khi tìm hiểu những ai không nên ăn yến mạch, những thông tin dinh dưỡng dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về loại ngũ cốc này. Yến mạch là một loại ngũ cốc có nguồn gốc từ thực vật. Cây yến mạch gồm có hạt yến mạch, lá, thân và cám (lớp vỏ ngoài của hạt yến mạch). Trong đó, hạt yến mạch dùng làm thực phẩm, lá, thân và cám yến mạch được sử dụng làm thuốc.
Các thành phần dinh dưỡng chính có trong hạt yến mạch như sau:
- Các loại vitamin (nhóm A, nhóm B, C) và chất xơ: Các chất này giúp bạn cảm thấy no lâu. Vì thế, yến mạch là thực phẩm phù hợp cho người ăn kiêng hoặc muốn giảm cân.
- Chất xơ beta-glucan: Làm giảm lượng cholesterol xấu cùng lượng đường trong máu.
- Các khoáng chất (magie, sắt, kẽm, mangan…): Rất cần thiết cho cơ thể, giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất.
- Lượng protein (chiếm 17% trong loại yến mạch khô): Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Những ai không nên ăn yến mạch?
Những ai không nên ăn yến mạch? Yến mạch là thực phẩm mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho cơ thể. Tuy nhiên, 3 đối tượng đặc biệt dưới đây không nên dùng yến mạch để tránh bị tác dụng phụ.
Người bị bệnh Celiac
Những ai không nên ăn yến mạch? Những người bị bệnh Celiac là đối tượng đầu tiên cần hạn chế sử dụng loại thực phẩm này. Celiac được biết đến là một căn bệnh dị ứng với gluten do cơ thể không hấp thụ được. Người mắc bệnh này nếu gluten vào cơ thể thì khả năng cao sẽ gặp phải những triệu chứng như: mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy, cơ thể phát ban….
Mặc dù trong yến mạch tự nhiên không chứa gluten, nhưng do quá trình thu hoạch và chế biến một số loại yến mạch trên thị trường có thể chứa hàm lượng nhỏ chất này. Vì vậy, nếu cơ thể nhạy cảm với gluten thì bạn thuộc nhóm những người không nên ăn yến mạch. Trong trường hợp muốn sử dụng loại ngũ cốc này, bạn nên chọn mua sản phẩm có dán nhãn không chứa gluten trên bao bì.
Người bị rối loạn đường tiêu hóa
Những người có đang mắc các bệnh về dạ dày, đường ruột… cũng nằm trong nhóm những ai không nên ăn yến mạch. Bởi so với các thực phẩm khác, yến mạch cần thời gian dài để tiêu hóa hoàn toàn.
Người bị dị ứng với yến mạch
Khi ăn yến mạch, cơ thể xuất hiện những hiện tượng như tiêu chảy, mệt mỏi, buồn nôn thì đó là dấu hiệu dị ứng với yến mạch. Vì thế, đối tượng này không nên dùng yến mạch sẽ dễ dẫn đến hội chứng viêm ruột do thực phẩm (FPIES), chán ăn, tinh thần luôn trong trạng thái thờ ơ, mất tập trung.
Người bị nóng gan
Ăn nhiều yến mạch một cách thường xuyên sẽ khiến gan bị nóng, dẫn đến trình trạng nổi ban, mụn,…Nghiêm trọng hơn là nếu bạn có tiền sử bị bệnh gan sẽ khiến căn bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Người có hệ tiêu hóa không tốt
Do trong yến mạch có chứa một lượng lớn chất xơ nên khi được đưa vào ruột sẽ tạo điều kiện sản sinh ra khi gây đầy hơi. Đặc biệt, tình trạng này sẽ dễ ra nhanh hơn đối với những người có hệ tiêu hoá kém, người lớn tuổi, trẻ em,...
Người khó nhai nuốt không nên ăn yến mạch
Yến mạch không được nhai kỹ thì khi được đưa xuống ruột sẽ có nguy cơ tắc nghẽn ruột. Do đó một số trường hợp người cao tuổi, trẻ nhỏ có khả năng nhai nuốt kém cũng cần lưu ý khi sử dụng thực phẩm này.
Những sai lầm cần tránh khi ăn yến mạch
Mặc dù là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe ở nhiều phương diện khác nhau, nhưng nếu không nắm rõ những ai không nên ăn yến mạch hoặc dùng sai cách sẽ gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng.
Nấu yến mạch trong thời gian quá lâu
Khi nấu yến mạch, nhiều người thường không để ý đến nhiệt độ và thời gian, đặc biệt là món cháo yến mạch. Do tính chất của yến mạch có kết cấu mềm, dễ chín hơn gạo nên khi nấu lâu, các chất dinh dưỡng dễ bị hòa tan và biến đổi. Vì thế, cơ thể sẽ không nhận được gì khi bạn ăn vào.
Tốt nhất, bạn nên nấu yến mạch với lửa nhỏ và trong thời gian ngắn. Bạn cũng không nên nấu yến mạch với quá nhiều nước sẽ gây loãng thức ăn. Tốt nhất nên nấu yến mạch với ¾ lượng nước theo trên bao bì. Khi thấy yến mạch đặc lại thì tắt bếp và cho thêm nốt ¼ lượng nước còn lại. Cách nấu này sẽ cho ra thành phẩm có kết cấu sánh mịn vừa phải, dễ ăn và giữ được các chất dinh dưỡng.
Kết hợp yến mạch với những thực phẩm nhiều đường
Bạn không nên ăn yến mạch với hoa quả sấy dẻo, đường hay siro ngọt để bù lại vị nhạt vốn có của thực phẩm này. Đó là do trong yến mạch chứa một lượng carb nhất định. Nếu kết hợp thêm các thực phẩm nhiều đường sẽ làm dư lượng carb cho cơ thể. Lâu dần, cơ thể bạn sẽ mất cân bằng dinh dưỡng, không tốt cho sức khỏe.
Các chuyên gia khuyên rằng, tốt nhất bạn nên sử dụng yến mạch cùng với các loại trái cây tươi như chuối, táo,...ở dạng tươi. Bởi các loại hoa quả này có vị ngọt tự nhiên lại chứa nhiều chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra, nếu bạn không thể ăn yến mạch do dị ứng vẫn có thể sử dụng loại yến mạch đã tách gluten để có thể thưởng thức món ăn bổ dưỡng theo công thức trên.
Trộn cùng yến mạch với nước trắng
Vì yến mạch hơi nhạt nên sẽ khó ăn khi dùng nước lọc trộn chung. Mặt khác, dùng nước trộn với yến mạch thì hỗn hợp sẽ ít kết dính hơn. Thay vào đó, bạn nên trộn với sữa tươi sẽ làm món yến mạch thêm hấp dẫn.
Tuy nhiên, trong trường hợp phải nấu yến mạch, bạn không nên dùng sữa tươi mà hãy dùng nước đun sôi để nấu. Sau đó cho thêm sữa tươi vào hỗn hợp yến mạch đã chín.
Ăn yến mạch thường xuyên
Trong việc ăn uống, dù món đó ngon và bổ dưỡng thế nào thì bạn cũng không nên ăn quá nhiều và thường xuyên. Bạn nên ăn cách bữa hoặc dùng yến mạch cho bữa phụ. Bởi nếu để cơ thể hấp thụ lượng lớn yến mạch vào bên trong đường ruột sẽ dễ khiến bạn mỏi vì thiếu chất, đau bụng, khó tiêu hay các bệnh về dạ dày.
Hàm lượng sử dụng yến mạch thích hợp như sau:
- Đối với người từ 19-30 tuổi: Nam dùng 226g, nữ dùng 170g yến mạch sống.
- Đối với người từ 30-50 tuổi: Nam dùng 198g, nữ dùng 170g yến mạch sống.
- Đối với người từ 50 tuổi trở lên: Nam dùng 170g, nữ dùng 140g yến mạch sống.
- Đối với người có cholesterol cao: Lượng dùng là từ 56 – 150g yến mạch nguyên chất, trong đó chất xơ hòa tan beta-glucan chiếm từ 3.6 – 10g
- Đối với người bị tiểu đường tuýp 2: Lượng dùng yến mạch nguyên chất chứa 25g chất xơ hòa tan và 38g cám yến mạch mỗi ngày hoặc 75g bột yến mạch khô có chứa khoảng 3g beta-glucan.
Lưu ý: Đối với phụ nữ mang thai chỉ nên ăn yến mạch 2 lần/tuần. Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều vì sẽ gặp phải tình trạng khó tiêu, lâu dần còn có thể dẫn đến tắc đường ruột.
Yến mạch là loại thực phẩm dễ ăn lại chứa nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ những ai không nên ăn yến mạch để tránh gặp phải những ảnh hưởng không mong muốn từ loại ngũ cốc này. Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng nếu bản thân đang phải hạn chế sử dụng yến mạch trong thực đơn hàng ngày.
*Thông tin trong bài viết mang tính tổng hợp, cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng yến mạch.