Cách làm sâu ngâm đường chua ngọt không đóng váng
Để cách làm sấu ngâm đường chua ngọt thành công ngay lần đầu thực hiện, ngoài việc chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, bạn còn phải đặc biệt chú ý trong từng bước thực hiện dưới đây:
Nguyên liệu cần chuẩn bị làm sấu ngâm đường
Với cách làm sấu ngâm đường, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau:
- Sấu non 1 kg
- Đường vàng 1.5 kg
- Gừng 3 nhánh
- Vôi 1 muỗng canh
- Muối 1 ít
- Dụng cụ: nồi, hũ thủ tinh,...
Cách chọn mua sấu ngon, đảm bảo chất lượng
- Nên chọn loại sấu bánh tẻ vì nó thường có hương vị ngọt, chua thanh, và thích hợp để ngâm đường. Chúng thường có màu xanh sáng, độ cứng vừa phải, lớp vỏ hơi sần.
- Nên chọn những quả sấu được hái gần đây nhất để đảm bảo tươi ngon. Quả sấu nên có cuống còn nhựa và cành lá vẫn xanh tươi, không bị héo hoặc thâm dập.
- Tránh chọn những quả sấu non có bề mặt trơn láng và vị chua hơi chát. Cũng nên tránh sấu già có hạt rất to và cùi mỏng, vì chúng thường không ngon và có thể bị bột.
- Sấu có lớp vỏ không bị sứt sẹo hoặc có dấu hiệu mục nát. Độ mềm của sấu cũng cần phải phù hợp, không quá mềm nhưng cũng không quá cứng.
- Nếu có thể, hãy thử nếm một ít phần thịt của sấu trước khi quyết định mua. Điều này giúp đảm bảo bạn chọn được loại sấu có hương vị và độ ngọt chua phù hợp với sở thích cá nhân.
Sơ chế sấu
Hòa 1 muỗng canh vôi vào thau nước và qua đêm để chắt lấy nước vôi trong.
Nhặt bỏ các quả sấu thâm dập và gọt mỏng vỏ ngoài hoặc cạo sạch vỏ. Sau đó, ngâm sấu vào thau nước lã ngay sau khi gọt xong để tránh sấu bị thâm. Rửa sấu lại với nước 3 - 4 lần để loại bỏ bụi bẩn trên vỏ.
Cho sấu đã sơ chế vào thau nước vôi và ngâm trong khoảng 8-10 tiếng hoặc ngâm qua đêm để làm cho sấu giòn hơn và giảm độ chua. Sau đó vớt sấu ra rửa sạch với nước nhiều lần để loại bỏ mùi vôi.
Dùng dao nhỏ cắt vào thịt quả sấu theo hình vòng tròn, cắt khéo léo để tránh làm hỏng hoặc tách rời thịt quả khỏi hột sấu. Thả các miếng sấu đã được chế biến vào thau nước muối loãng để tiếp tục quá trình xử lý và bảo quản sấu.
Sau khi hoàn tất việc cắt sấu, rửa lại chúng với nước lạnh và vớt ra rổ để ráo nước.
Lưu ý: Nếu không có nước vôi, bạn có thể thay thế bằng nước muối loãng để ngâm sấu.
Chần sấu và ướp đường
Bắc một nồi nước lên bếp và thêm 2 muỗng cà phê muối, bật bếp đến khi nước sôi thì thả sấu đã sơ chế vào. Chần sơ trong khoảng 10 giây, rồi vớt sấu ra rổ, để nguội.
Cho nồi to hơn lên bếp, đổ 800ml nước và đun sôi. Khi nước sôi cho thêm 1.5kg đường vàng vào nồi và khuấy đều cho đường tan hết.
Cạo sạch vỏ của 3 củ gừng và đập dập một nửa trong số chúng, thái phần còn lại của gừng thành lát rồi thả gừng đã chuẩn bị vào nước đường đang sôi. Đợi nước đường sôi lại một lần nữa thì tắt bếp và để nước đường nguội.
Lưu ý: Bạn có thể đặt nồi nước đường trong chậu nước lạnh để làm lạnh nhanh hơn
Ngâm sấu
Chuẩn bị một chiếc hũ thủy tinh sạch sẽ và đem chần sơ với nước sôi để khử khuẩn, lau khô hũ và cho toàn bộ sấu đã ráo nước vào. Sau đó, đổ nước đường gừng đã nguội vào hũ sao cho sấu được ngập đều bởi nước đường.
Đặt hũ đã đóng kín ở nhiệt độ phòng và ngâm sấu trong nước đường từ 3 - 5 ngày. Sau khi ngâm đủ thời gian, bạn có thể đặt lọ sấu vào ngăn mát của tủ lạnh để bảo quản được lâu hơn
Lưu ý: Đóng kín nắp của hũ để đảm bảo không khí không thể xâm nhập vào bên trong. Khi lấy sấu ra sử dụng, hãy đảm bảo sử dụng muỗng sạch và khô để tránh sấu bị nổi và hỏng.
Yêu cầu thành phẩm
Sau khi hoàn thành bạn sẽ có ngay cho mình một hũ sấu có màu nâu vàng tự nhiên từ đường, thơm mùi của sấu kết hợp với hương vị gừng. Khi ngâm đủ thời gian, bạn có thể thưởng thức ly sấu với đá để giải nhiệt.
Những lưu ý sử dụng sấu ngâm đường
Khi sử dụng sấu ngâm đường bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Bảo quản sấu ngâm đường ở nhiệt độ thường trong khoảng 3 - 4 tháng. Đặt sấu ở nơi thoáng mát và khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và độ ẩm cao. Đảm bảo đậy nắp bình sấu chặt sau khi sử dụng để ngăn không khí và vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào bình.
- Nếu muốn bảo quản lâu hơn, có thể đặt sấu ngâm trong ngăn mát của tủ lạnh. Thời gian bảo quản có thể lên đến 6 - 8 tháng trong tủ lạnh.
- Sử dụng thìa sạch và khô để lấy sấu từ bình ra. Tránh để nước rơi vào bình sấu, vì điều này có thể làm tạo ra các vết váng trắng trên bề mặt và làm hỏng sản phẩm nhanh chóng.
- Phụ nữ mang thai có thể sử dụng nước sấu để giảm các triệu chứng thai nghén và giúp cảm thấy dễ chịu hơn khi ăn uống.
- Nước sấu có thể được sử dụng như một loại thuốc giải rượu và giải nhiệt, đặc biệt khi cơ thể cảm thấy nóng và cần làm mát.
- Sấu có vị chua và tính axit, do đó những người có vấn đề về dạ dày không nên uống quá nhiều nước sấu và không nên sử dụng thường xuyên.
- Mỗi ngày, chỉ nên uống 1 - 2 cốc nước sấu pha loãng để đảm bảo sức khỏe.
Nước sấu đường mang đến những lợi ích gì cho cơ thể?
Theo Y học cổ truyền quả sấu có tính mát, được dùng để giảm ho, long đờm, giảm khô rát miệng, ốm nghén,.. Trong sấu chín có chứa tới 86% nước, axit hữu cơ, canxi, glucose, cellulose, vitamin C. Theo đó, nước sấu đường có thể mang đến một số lợi ích nổi bật cho sức khỏe như:
Giải nhiệt cơ thể: Quả sấu có vị ngọt, tính mát sấu ngâm đường là một trong những đồ uống có tác dụng giải nhiệt tốt trong những ngày hè oi bức. Đồng thời giảm nhiệt miệng ngứa họng hiệu quả.
Tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa: Một trong những tác dụng tuyệt vời của quả sấu chính là cải thiện chức năng hệ tiêu hóa tốt. Theo các chuyên gia nghiên cứu đã chứng minh, quả sấu có chứa thành phần kích thích hệ tiêu hóa tăng cường hoạt động, đào thải độc tố, vi khuẩn có hại ra ngoài.
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả: Trong quả sấu có chứa nhiều axit hữu cơ có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, đồng thời tăng cường quá trình trao đổi chất, đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể. Từ đó giúp quá trình giảm cân diễn ra hiệu quả hơn.
Cách làm sấu ngâm đường không quá phức tạp. Chỉ cần thực hiện theo công thức trên đây chắc chắn bạn sẽ thành công ngay lần đầu thực hiện với thành phẩm thơm ngon, không đóng váng và bảo quản được lâu.