Mách nhỏ cách luộc rau muống xanh mướt, tươi giòn, không lo bị thâm

Biết cách luộc rau muống một cách khéo léo là một kỹ năng không thể thiếu đối với ai quan tâm đến việc nấu ăn tại nhà. Việc tìm hiểu về bí quyết này không chỉ giúp giữ được hương vị tự nhiên mà còn giúp tận dụng hết các giá trị dinh dưỡng có trong loại rau này.

1. Giá trị dinh dưỡng có trong rau muống

Rau muống là một trong những loại rau thân thảo với khả năng mọc bò trên mặt nước hay dưới bùn, sình. Cấu trúc của loại rau này cũng không kém phần đặc biệt khi phần thân dài, bên trong lại rỗng. Mỗi khớp của phần thân đều chứa một đoạn rễ ngắn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hấp thụ dưỡng chất từ môi trường xung quanh.

Trong rau muống có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe. Đặc biệt, hàm lượng sắt trong loại rau này rất cao, là một lựa chọn tuyệt vời cho những người đang gặp phải thiếu hụt sắt và cần bổ sung dưỡng chất này một cách tự nhiên.

Dưới đây là bảng giá trị dinh dưỡng chi tiết trong rau muống:

Giá trị dinh dưỡng trong rau muống

Khối lượng

Protein

2.86g

Năng lượng

23 kcal

Chất xơ

2.2g

Chất béo

0.39g

Sắt

2.71 mg

Canxi

99 mg

Magie

79 mg

Phốt pho

49 mg

Natri

79 mg

Kali

558 mg

Đồng

0.13 mg

Kẽm

0.53 mg

Mangan

0.897 mg

Vitamin A

469 µg

Selen

1 µg

Vitamin E

2.03 mg

Vitamin C

28.1 mg

Thiamin

0.078 mg

Niacin

0.724 mg

Riboflavin

0.189 mg

Pantothenic acid

0.065 mg

Vitamin B6

0.195 mg

Choline

19.3 mg

Folate

194 µg

Vitamin K

482.9 µg

Lutein + zeaxanthin

12198 µg

Nhìn vào bảng này, bạn có thể thấy rõ sự đa dạng và phong phú của các dưỡng chất có trong rau muống, từ protein đến vitamin và khoáng chất, đều góp phần vào việc duy trì sức khỏe và cân bằng dinh dưỡng của cơ thể.

Rau muống không chỉ là thực phẩm quen thuộc mà còn mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng
Rau muống không chỉ là thực phẩm quen thuộc mà còn mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng

2. Hướng dẫn chọn rau muống tươi sạch không phải ai cũng biết

Nắm rõ các cách chọn rau và áp dụng cách luộc rau muống để tạo ra những món ăn ngon miệng và giàu dinh dưỡng. Dưới đây là những gợi ý giúp bạn chọn được rau tươi ngon, không nhiễm hóa chất:

  • Chọn những cây rau muống có thân mảnh, lá xanh mướt và một số lỗ nhỏ do sâu bọ. Đây là dấu hiệu cho thấy rau muống không bị xịt thuốc trừ sâu.
  • Kiểm tra tính tươi ngon bằng cách bẻ thân rau muống. Nếu thân rau giòn và không nhờn, đó là dấu hiệu của rau sạch.
  • Tránh mua rau muống đã tước lá và ngâm trong nước. Quá trình này có thể chứa hóa chất để làm cho rau tươi, cứng không bị héo úa.
  • Lựa chọn mua rau muống từ những cửa hàng uy tín hoặc chuỗi cung ứng lớn để đảm bảo an toàn và chất lượng của sản phẩm.
Rau muống ngon thường có màu xanh tươi, thân giòn, không nhờn
Rau muống ngon thường có màu xanh tươi, thân giòn, không nhờn

3. Bật mí cách luộc rau muống đúng chuẩn, không bị thâm

Muốn biết cách luộc rau muống đúng chuẩn mà không bị thâm, bạn có thể áp dụng các bước sau:

Chuẩn bị rau muống:

  • Chọn rau muống tươi ngon, lá xanh mướt, không có dấu hiệu của sự héo úa hoặc hư hỏng.
  • Rửa sạch rau muống dưới nước lạnh để loại bỏ bụi bẩn có thể tồn đọng trên lá.

Chế biến:

  • Cắt đi phần cọng gốc của rau muống nếu cần thiết.
  • Chuẩn bị một nồi nước sôi và 1 muỗng cà phê muối.

Cách luộc rau muống:

  • Cho rau muống vào nồi nước sôi.
  • Luộc rau trong khoảng 5 - 7 phút. Thời gian luộc ngắn giúp giữ cho rau giữ được màu xanh tươi và độ giòn.
  • Khi rau muống đã chín, hãy lấy rau ra khỏi nồi và ngâm ngay vào nước lạnh có đá. Việc này sẽ giúp ngừng quá trình nấu chín ngay lập tức và giữ cho rau muống không bị thâm.
  • Sau khi ngâm rau muống trong nước lạnh khoảng 1 - 2 phút, hãy lấy ra, để ráo nước và sử dụng.
Biết cách luộc rau muống đúng sẽ giúp thành phẩm có màu xanh mướt
Biết cách luộc rau muống đúng sẽ giúp thành phẩm có màu xanh mướt

4. Một số cách chế biến rau muống khác cho bữa cơm thêm trọn vị

Ngoài học cách luộc rau muống, bạn cũng có thể thử các cách chế biến khác như xào, nấu canh, làm gỏi,... để tạo ra những món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng cho gia đình.

4.1. Rau muống xào

Đây là một món ăn phổ biến, được ưa chuộng bởi vị ngon và cách chế biến đơn giản. Với nguyên liệu phổ biến và thời gian nấu không quá lâu, món rau muống xào đã trở thành một lựa chọn yêu thích trong thực đơn hàng ngày của nhiều gia đình.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 500 gram rau muống
  • 1 củ tỏi
  • Gia vị

Sơ chế nguyên liệu:

Rau muống được nhặt và rửa sạch và có thể ngâm trong nước muối loãng rồi để ráo. Tỏi được lột vỏ và cắt lát.

Cách làm món rau muống xào tỏi:

  • Đun sôi nước với một ít muối cho rau vào trụng sơ qua khoảng 1 phút mà không đậy nắp. Sau đó, thả rau vào nước đá lạnh để giữ màu xanh tươi. Vớt rau ra và để ráo.
  • Cho 2 muỗng dầu ăn vào chảo. Khi dầu sôi, cho tỏi vào phi thơm vàng. Tiếp tục xào rau muống và nêm thêm đường, bột canh, nước mắm và dầu hào. Xào đều và tắt bếp khi rau đã chín. Nêm gia vị cho vừa ăn.
  • Đặt rau muống ra đĩa và có thể chấm với xì dầu trước khi thưởng thức.
Rau muống xào tỏi là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình
Rau muống xào tỏi là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình

4.2. Canh rau muống

Canh rau muống không chỉ là một món ăn quen thuộc mà còn là biểu tượng của bữa cơm gia đình Việt Nam. Bạn có thể kết hợp rau muống với nhiều loại nguyên liệu khác để tạo ra những phiên bản canh độc đáo và hấp dẫn. Nấu món canh này cũng tương tự như cách luộc rau muống, bạn chỉ cần thực hiện các bước đơn giản sau đây:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Rau muống tươi: 400gr
  • Nấm bào ngư: 200gr
  • Các loại gia vị
  • Hành tím

Sơ chế nguyên liệu:

  • Ngắt rau muống thành từng đoạn vừa ăn, loại bỏ phần lá và giữ lại phần cọng. Ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút, sau đó vớt ra và để ráo nước.
  • Cắt bỏ gốc của nấm bào ngư, ngâm nấm vào nước muối loãng khoảng 5 phút, sau đó vớt nấm ra và để ráo nước.
  • Lột sạch vỏ hành và thái lát mỏng.

Các bước nấu canh rau muống chay:

  • Khi dầu đủ nóng, cho hành tím thái lát vào phi đến khi vàng thơm.
  • Đun sôi 1,5 lít nước, nêm vào nồi 1 muỗng cà phê muối tinh, ½ muỗng cà phê hạt nêm chay, ⅓ muỗng cà phê tiêu xay.
  • Thêm rau muống và nấm bào ngư vào nồi, đun thêm 4-5 phút trong nước sôi, nêm nếm lại cho vừa miệng và tắt bếp.

4.3. Rau muống ngâm

Rau muống ngâm chua ngọt là một lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn gia đình của bạn. Rau muống sau khi được ngâm vẫn giữ được độ giòn tươi ngon, cùng với vị chua ngọt đặc trưng mà kích thích vị giác. Bạn có thể thưởng thức món này kèm cơm hoặc dùng như một món ăn kèm đều rất thích hợp.

Nguyên liệu:

  • 300 gram rau muống
  • 150 ml giấm
  • 150 gram đường phèn
  • 5 gram muối
  • 30 gram tỏi
  • 30 gram ớt
  • Hũ đựng thực phẩm

Sơ chế nguyên liệu

  • Rau muống được rửa sạch, loại bỏ lá và giữ lại phần cọng.
  • Đặt rau muống vào thau nước lạnh có 2 muỗng muối và 2 muỗng canh giấm, rửa sạch lần nữa, sau đó vớt ra và để ráo.
  • Tiếp theo, cắt rau thành từng khúc vừa ăn.
  • Tỏi được bóc vỏ, rửa sạch và cắt thành lát nhỏ.
  • Ớt cũng được rửa sạch và loại bỏ cuống.

Cách làm:

  • Đun sôi hỗn hợp 150ml giấm, 2 gam muối và 150 gram đường phèn trong nồi, sau đó tắt bếp và để nguội.
  • Đun sôi nước với một ít muối cho rau vào trụng sơ qua khoảng 1 phút, sau đó tắt bếp. Cho rau vào thau nước đá để ngâm trong khoảng 10 phút.
  • Đổ hỗn hợp giấm đường vào hũ, sau đó thêm lần lượt rau muống, tỏi và ớt. Đậy kín và bảo quản nơi thoáng mát tránh ánh nắng mặt trời. Sau 3 – 4 ngày, rau muống muối chua đã sẵn sàng sử dụng.
Rau muống ngâm là một cách chế biến vừa bảo quản rau vừa tăng thêm hương vị độc đáo.
Rau muống ngâm là một cách chế biến vừa bảo quản rau vừa tăng thêm hương vị độc đáo.

5. Những lưu ý khi ăn rau muống

Cùng với việc nắm rõ các cách luộc rau muống hiệu quả, người tiêu dùng cần chú ý đến một số lưu ý quan trọng khác khi ăn loại rau này để đảm bảo sức khỏe tốt.

5.1. Những ai không nên ăn?

Mặc dù rau muống là một nguồn cung cấp dinh dưỡng phong phú, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho sức khỏe, nhưng vẫn có một số đối tượng cần hạn chế hoặc kiêng ăn loại rau này.

  • Người bị viêm khớp, gout, và sỏi thận là những vấn đề sức khỏe cần được chăm sóc đặc biệt, và việc tiêu thụ rau muống có thể làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Rau muống chứa nhiều purin, acid oxalic và các chất gây viêm khớp, điều này có thể làm tăng nguy cơ và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm khớp, gout và sỏi thận.
  • Những người suy nhược cơ thể nặng, dễ bị hư hàn và cảm thấy lạnh không nên ăn rau muống. Tính mát của rau muống có thể làm tăng cảm giác lạnh và không thoải mái cho những người này.
  • Những người đang thực hiện liệu pháp đông y, việc ăn rau muống có thể làm giảm hiệu quả của thuốc và gây giã thuốc.
  • Người có vết thương hoặc mụn nhọt đang trong quá trình điều trị cũng cần tránh ăn rau muống vì có thể gây sẹo lồi và ảnh hưởng đến quá trình lành của vết thương hoặc mụn nhọt, làm mất đi tính thẩm mỹ.
Rau muống có thể gây ra những cơn đau nhức khớp cho người bị gout
Rau muống có thể gây ra những cơn đau nhức khớp cho người bị gout

5.2. Rau muống kỵ với những thực phẩm nào?

Khi đã biết cách luộc rau muống chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến các loại thực phẩm không nên kết hợp cùng loại rau này. Rau muống mặc dù quen thuộc nhưng nếu không sử dụng đúng các có thể gây ra những vấn đề không mong muốn.

  • Sữa và rau muống đều là nguồn dinh dưỡng quan trọng và khi chế biến thành từng món ăn riêng lẻ, chúng đều có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi kết hợp cùng nhau có thể tạo ra hợp chất Oxalate Canxi - khó tan trong nước và có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa như sỏi thận hoặc sỏi mật.
  • Theo y học cổ truyền, rau muống có tính hàn, vị ngọt và có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc. Tuy nhiên, rau muống cũng có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc Đông Y đặc biệt là những loại thuốc có tính nóng hoặc bổ khí huyết. Để tránh tác động này, nếu bạn ăn rau muống sau khoảng 2 tiếng khi uống thuốc Đông y.
Không nên kết hợp sữa với rau muống vì có thể gây ra cảm giác khó tiêu
Không nên kết hợp sữa với rau muống vì có thể gây ra cảm giác khó tiêu

Biết cách luộc rau muống đúng không chỉ giúp mang lại những món ăn ngon miệng, hấp dẫn mà còn nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe. Khi nắm vững các kỹ thuật luộc, bạn sẽ có thể giữ lại được hương vị tươi ngon tự nhiên, đồng thời bảo quản được các chất dinh dưỡng của rau.