Cách làm pizza tại nhà siêu đơn giản
Dưới đây là cách làm pizza tại nhà siêu đơn giản. Những cô nàng vụng về cũng có thể thành công với món bánh này ngay lần đầu thực hiện.
Nguyên liệu chuẩn bị làm pizza
Phần topping pizza:
- Dầu ô-liu: 25ml
- Thịt nguội: 50gr
- Quả ô-liu ngâm: 25gr
- Phô mai mozzarella: 125gr
- Đường: 1 thìa cà phê
- Nấm mỡ: 50gr
- Sốt cà chua
- Tiêu đen xay
- Muối
Phần đế bánh pizza:
- Bột mì: 190gr
- Nước ấm 45 độ C: 110ml
- Men nở khô: 3,5gr
- Muối: 1/2 thìa cà phê
- Đường cát: 1/2 thìa canh
- Dầu ăn/ô-liu: 20ml
- Dụng cụ: Lò nướng, muỗng, bát,...
Chi tiết cách làm pizza tại nhà thơm ngon, đơn giản
Để thành công với cách làm pizza, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Trước khi bắt tay vào thực hiện cách làm pizza, bạn hãy làm nóng lò bằng cách điều chỉnh lò nướng ở nhiệt độ 210 độ C trong khoảng 30 – 40 phút.
Tiếp theo, sơ chế nguyên liệu đã chuẩn bị để làm bánh:
- Cắt ô liu thành lát.
- Phô mai mozzarella bào sợi.
- Cắt thịt nguội thành khối vuông vừa ăn.
- Rửa nấm trong nước muối nhẹ và cắt thành miếng vừa ăn.
Bước 2: Làm đế bánh Pizza
Cho bột mì, men, muối và đường với lượng đã chuẩn bị vào tô lớn. Tiếp theo, cho dầu ô liu vào nước ấm và khuấy đều, sau đó từ từ đổ vào tô bột. Dùng spatula hoặc thìa gỗ khuấy đều cho đến khi tạo thành khối bột mịn. Sau đó để bột nghỉ từ 20 - 25 phút.
Sau đó, lấy bột ra khỏi tô. Phủ một ít bột mì lên một mặt phẳng rồi dùng tay nhào bột thêm lần nữa.
Đặt khối bột lên mặt phẳng và nhào nhẹ nhàng cho đến khi mịn, cán khối bột có độ dày theo ý muốn, đường kính khoảng 30 cm.
Bước 3: Làm hỗn hợp sốt cà chua
Đun nóng dầu ô liu trên chảo ở lửa vừa rồi thêm tương cà chua, đường và gia vị cho vừa ăn. Tiếp tục đun khoảng 5 phút cho đến khi hỗn hợp đặc lại thì tắt bếp.
Bước 4: Xếp nhân lên đế bánh
Phết một lớp sốt cà chua lên đế pizza và rắc phô mai mozzarella đã cắt nhỏ lên. Tiếp theo thêm nấm thái lát, thịt nguội và ô-liu.
Bước 5: Nướng bánh pizza
Đặt bánh lên khay và cho vào lò nướng 240 độ C và thời gian nướng là 5,5 phút. Khi bánh chín vàng, phô mai tan chảy ra và có mùi thơm thì bạn lấy bánh ra khỏi lò. Có thể rắc thêm lá oregano khô lên trên pizza nếu như bạn thích. Cho thêm một vài lá húng quế trang trí bánh cho đẹp mắt trước khi thưởng thức.
Yêu cầu thành phẩm
Chiếc bánh pizza sau khi hoàn thành có màu sắc đẹp mắt, hương thơm nhẹ nhàng. Khi ăn cảm nhận được vị phomai béo ngậy hòa cùng sốt cà chua thơm ngon, khó cưỡng.
Cách bảo quản Pizza
Nếu như bạn không ăn hết bánh thì bạn có thể bảo quản bánh theo cách sau:
- Bánh có thể bảo quản trong tủ lạnh 1 ngày rồi nướng ở nhiệt độ 200 độ C khoảng 5-7 phút trước khi ăn. Bánh sẽ giòn, thơm ngon và hấp dẫn như lúc mới làm.
- Đế bánh pizza là một phần quan trọng tạo nên hương vị của món ăn. Vậy nên khi làm đến bánh còn dư nhiều, bạn cần bọc kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong thời gian từ 3-5 ngày. Tuy nhiên khi để lâu có thể giảm chất lượng bánh, nên sử dụng càng sớm càng tốt.
- Nếu bạn làm nhiều bánh cùng một lúc, hãy bọc bánh và để trong ngăn đông tủ lạnh. Khi sử dụng, bạn lấy bánh ra và rã đông, nướng theo nhiệt độ 190 - 200 độ C.
Những lợi ích sức khỏe khi ăn pizza
Pizza là một trong những món ăn đã trở thành biểu tượng không chỉ trong ẩm thực Ý mà còn trên toàn thế giới. Từ những góc phố nhỏ ở Naples cho đến những thành phố lớn như New York, Tokyo, món ăn này đã nhanh chóng chinh phục vị giác của hàng triệu người. Pizza cũng là món ẩm thực giàu giá trị dinh dưỡng với đa dạng topping, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của người dùng, cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất như:
Protein
- Thịt: Pizza thường được làm từ các loại thịt như thịt bò, thịt gà, thịt lợn và xúc xích. Những loại thịt này là nguồn cung cấp protein rất lớn cho cơ thể. Protein giúp xây dựng và sửa chữa các mô cơ, thúc đẩy quá trình phục hồi và tăng cường sức khỏe cơ bắp.
- Hạt: Một số loại pizza có thêm các loại hạt như hạt hướng dương, hạt chia hoặc hạt lanh. Những loại hạt này cung cấp protein và chất xơ từ thực vật, đồng thời rất giàu chất béo không bão hòa và axit béo omega-3 rất có lợi cho tim.
Chất xơ
- Rau: Pizza thường được trang trí bằng các loại rau sống như cà chua, hành tây, ớt, xà lách hoặc nấm. Những loại rau này là nguồn cung cấp chất xơ tự nhiên, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và hỗ trợ giảm cân.
- Ngũ cốc: Một số loại pizza sử dụng bột ngũ cốc cho lớp vỏ, chẳng hạn như bột mì nguyên hạt, bột mì nguyên chất hay bột yến mạch. Những nguyên liệu này rất giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng cần thiết khác như vitamin B và khoáng chất.
Vitamin và một số khoáng chất khác
- Cà chua: Cà chua là loại phủ phổ biến trên bánh pizza. Nó chứa lượng lớn vitamin C, vitamin A và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại.
- Phô mai: Một số loại phô mai có trong pizza, chẳng hạn như mozzarella. Loại phô mai này cung cấp canxi và protein. Canxi là một khoáng chất quan trọng giúp xương và răng khỏe mạnh.
- Ô liu: Ô liu thường được sử dụng làm nguyên liệu trang trí. Chúng rất giàu chất chống oxy hóa, axit béo omega-3 và omega-6, cũng như vitamin E, selen và sắt.
Pizza là món ăn rất phù hợp để dùng làm bữa ăn nhẹ hoặc trong buổi họp mặt gia đình. Nên đừng bỏ lỡ công thức cách làm pizza tại nhà trên đây. Dựa trên công thức được chia sẻ, bạn có thể thay đổi nguyên liệu làm bánh pizza và thay đổi hương vị theo ý thích.