Sức khoẻ Nấu Ăn

2 cách làm vải ngâm mát lạnh tại nhà giải khát mùa hè cực dễ

Verity Trần Hằng

Cách làm vải ngâm không quá khó nhưng đòi hỏi sự cẩn thận của người làm. Thành phẩm sau khi làm phải giữ được độ giòn và vị ngọt thanh tự nhiên. Vải ngâm sẵn có thể sử dụng để pha chế trà vải hoặc các món nước giải khát thanh nhiệt mùa hè.

Cách 1: Hướng dẫn cách làm vải ngâm đường truyền thống

Để học cách làm vải ngâm đường tại nhà thành công, bạn cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu theo công thức chia sẻ dưới đây:

Nguyên liệu

  • 1 kg vải tươi.
  • 400g đường.
  • 1/4 muỗng cà phê muối.
  • Dụng cụ: Bình ngâm
Nguyên liệu cần chuẩn bị trong cách làm vải ngâm
Nguyên liệu cần chuẩn bị trong cách làm vải ngâm

Cách chọn mua vải tươi ngon

Màu sắc là yếu tố quan trọng khi lựa chọn trái vải, hãy chọn những quả vải có màu đỏ hồng, tròn đều và gai nhẵn. Tránh những quả vải có gai nhọn, vì chúng có thể là dấu hiệu của quả vải còn xanh, không ngọt hay mọng nước.

Ưu tiên lựa chọn những chùm vải tươi mới, lá còn xanh tươi. Đây là dấu hiệu nhận thấy vải mới được thu hoạch gần đây.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra độ đàn hồi của vải bằng cách nắn nhẹ. Nếu quả có độ mềm và đàn hồi tốt thì trái vải tươi ngon. Ngược lại, nếu vải quá mềm hoặc quá cứng thì không nên mua.

Quả vải tươi thường có mùi thơm đặc trưng. Tránh chọn những quả có mùi lên men, mềm nhũn vì đó có thể là dấu hiệu của vải bị dập bên trong và không thể sử dụng.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu cơ bản trên, hãy bắt đầu làm vải ngâm theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Nấu nước đường

Đổ 500ml nước vào một nồi, bật bếp và tiến hành đun sôi. Sau đó thêm 400g đường và 1/4 muỗng cà phê muối vào nước, khuấy đều. Khi đường và muối tan hết thì tắt bếp, để nước đường nguội.

Nấu nước đường ngâm vải
Nấu nước đường ngâm vải

Bước 2: Chần vải

Cắt cuống vải và rửa sạch. Sau đó đun sôi 1 nồi nước và tiến hành chần sơ vải khoảng 2 phút.

Chần vải là bước làm không thể thiếu trong cách làm vải ngâm
Chần vải là bước làm không thể thiếu trong cách làm vải ngâm

Bước 3: Ngâm vải vào đá lạnh

Vớt vải ra và đặt vào tô đá lạnh. Ngâm vải trong vòng 10 phút, sau đó vớt ra để ráo nước.

Bước 4: Tách hạt vải

Bóc bỏ vỏ vải và sử dụng ống hút hoặc dao để tách hạt vải một cách cẩn thận. Bạn chỉ cần lách xung quanh núm vải và nhẹ nhàng kéo hạt vải ra ngoài. Lưu ý, sau khi tách hạt và bỏ vỏ, thịt quả vải phải còn nguyên vẹn là đẹp nhất.

Bóc bỏ vỏ và hạt vải
Bóc bỏ vỏ và hạt vải

Bước 5: Ngâm vải trong hũ

Xếp vải vào một hũ sạch, rót nước đường nguội vào hũ và đậy nắp. Đặt hũ vào ngăn mát tủ, để ngâm trong 2 ngày là có thể sử dụng.

Yêu cầu thành phẩm

Vải ngâm đường phèn có hương vị ngọt tự nhiên nhưng không quá gắt, vẫn giữ được độ giòn và hương thơm tự nhiên. Bạn có thể sử dụng vải ngâm để pha trà hoặc soda giải khát trong những ngày hè oi bức. Ngâm vải trong thời gian lâu hơn sẽ có dấu hiệu lên men, trở thành rượu vải thiều.

Thành phẩm sau khi hoàn thành xong cách làm vải ngâm đường phèn
Thành phẩm sau khi hoàn thành xong cách làm vải ngâm đường phèn

Cách 2: Hướng dẫn làm vải ngâm rượu trắng

Ngoài cách làm vải ngâm đường phèn truyền thống, bạn còn có thể thử học cách làm vải ngâm với rượu trắng. Thức uống này mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như: Tăng cường sinh lý, tăng khả năng miễn dịch, ngăn ngừa ung thư, cải thiện lưu thông máu,...

Nguyên liệu

Trước khi bắt tay vào làm vải ngâm với rượu trắng, hãy chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu cơ bản sau đây:

  • 4kg vải thiều tươi
  • 2 lít rượu trắng 40 độ
  • 2 thìa muối trắng
  • Bình thủy tinh
Hình ảnh nguyên liệu cần chuẩn bị trong cách làm vải ngâm rượu trắng
Hình ảnh nguyên liệu cần chuẩn bị trong cách làm vải ngâm rượu trắng

Không khó để làm vải ngâm rượu trắng. Bạn chỉ cần làm 2 bước: Sơ chế và ngâm vải theo hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Sơ chế

Đầu tiên lột vỏ vải tươi, tách hạt và giữ lại phần thịt. Sau đó ngâm phần thịt vải vào nước muối trong khoảng 2 tiếng. Tiếp theo rửa vải nhiều lần với nước sạch và để ráo nước.

Tách vỏ và hạt vải để chuẩn bị cho quá trình ngâm vải
Tách vỏ và hạt vải để chuẩn bị cho quá trình ngâm vải

Bước 2: Ngâm rượu vải 

Cho vải lần lượt vào bình thủy tinh đã chuẩn bị sẵn. Đổ từ từ rượu trắng vào bình đến khi ngập hết vải, sau đó đậy kín nắp lại. Vải ngâm rượu trắng sau 10-15 ngày là có thể sử dụng.

Cho vải vào bình rồi đổ ngập rượu
Cho vải vào bình rồi đổ ngập rượu

Yêu cầu thành phẩm

Sau khi hoàn thành, vải ngâm rượu sẽ có hương vị thơm của trái cây, độ ngọt vừa phải và có chút cay cay đặc trưng của rượu. Bạn có thể thưởng thức món nước này trong bữa cơm để kích thích vị giác hoặc cũng có thể sử dụng rượu ngâm vải cùng đá lạnh như một món uống giải nhiệt trong ngày hè.

Thành phẩm vải ngâm rượu trắng sau khi hoàn thành
Thành phẩm vải ngâm rượu trắng sau khi hoàn thành

Cách bảo quản vải ngâm giữ được lâu

  • Bảo quản vải ngâm vào hũ thủy tinh và đậy kín nắp để ngăn không khí từ bên ngoài xâm nhập. Sau đó, đặt hũ vào ngăn mát của tủ lạnh để giữ cho vải được bảo quản ở nhiệt độ thấp.
  • Trước khi cho vải vào bình thủy tinh, bạn hãy trụng sơ thịt quả với nước sôi hoặc sử dụng máy tiệt trùng chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn, đảm bảo an toàn vệ sinh đồng thời tăng khả năng bảo quản của vải.
  • Nếu muốn thưởng thức, hãy mở nắp hũ và sử dụng muỗng sạch để múc vải ngâm. Sau khi lấy một lượng mong muốn, hãy nhanh chóng đậy kín nắp và đặt hũ trở lại tủ lạnh ngay lập tức để tránh vải bị tác động của nhiệt độ môi trường.

Công dụng của vải ngâm

Vải thiều là một loại trái cây nhiệt đới cùng họ với nhãn và chôm chôm. Quả có vị ngọt, khá mọng nước, có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành rượu, siro, thạch trái cây,... Cây vải được trồng chủ yếu ở các vùng cận nhiệt đới trên thế giới, nhất là ở Trung Quốc và Đông Nam Á. Quả vải thường được sử dụng để ăn luôn hoặc làm các thành phẩm khác như ngâm, sấy khô…

Nhiều nghiên cứu chỉ ra vải chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ 
Nhiều nghiên cứu chỉ ra vải chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ 

1 Quả vải thiều sở hữu khoảng 82% trọng lượng là nước và 16,5% là carbs. Trong 100 gram vải thiều mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng như calo, chất đạm, chất xơ, carbs, đường và chất béo. Dưới đây là chi tiết giá trị dinh dưỡng được nghiên cứu thấy trong 100gram vải:

Vải thiều

Hàm lượng

Calo

66

Carbs

16.5 gram

Chất đạm

0.8 gram

Đường

15.2 gram

Chất béo

0.4 gram

Chất xơ

1.3 gram

Mặc dù chất xơ trong vải thiều có tỷ lệ tương đối thấp, nhưng lại vô cùng giàu vitamin và khoáng chất quan trọng như Kali, Đồng, và vitamin C. Theo ước tính, một quả vải sẽ cung cấp khoảng 9% lượng khuyến nghị hàng ngày (RDI) Vitamin C cho 1 người.

Ngoài ra, vải thiều còn là nguồn cung cấp các hợp chất chống oxy hóa cao, đặc biệt là polyphenol như rutin và epicatechin. Những hợp chất này không chỉ bảo vệ cơ thể khỏi các căn bệnh mãn tính mà còn giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.

Hy vọng với cách làm vải ngâm trên đây, bạn có thể dễ dàng tạo nên thức uống thơm ngon, bổ dưỡng cho cả gia đình trong ngày hè nóng bức. Các loại nước quả ngâm không chỉ mang lại hương vị thơm ngon mà còn là sự lựa chọn thanh mát và có lợi cho sức khỏe. Bạn có thể thay thế vải thành nhãn, hồng,...để chế biến thành các món nước khác nhau, thay đổi khẩu vị. Chúc bạn thành công!

BÀI LIÊN QUAN