Uống sữa đậu nành nhiều có tốt không? Sự thật về thông tin vô sinh đối với đàn ông

Caitlin Trang
Uống sữa đậu nành nhiều có tốt không? Sữa đậu nành là thức uống thơm ngon mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho cơ thể và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều sữa đậu nành sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, gây ra những hệ lụy không mong muốn.

1. Sữa đậu nành có tác dụng gì?

Trước khi tìm được đáp án cho về vấn đề “uống sữa đậu nành nhiều có tốt không”, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu tác dụng của sữa đậu nành với cơ thể. Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng đã chứng minh rằng, sữa đậu nành chứa các dưỡng chất thiết yếu và mang lại nhiều công dụng hữu ích cho cơ thể.

1.1. Sữa đậu nành đối với sức khỏe

Đậu nành là loại hạt giàu dinh dưỡng thường được chế biến thành sữa uống thông dụng ngày nay. Do đó, sữa đậu nành mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ và đặc biệt phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường, bệnh gút, thấp khớp, phụ nữ mang thai,…

Trong thành phần dinh dưỡng, sữa đậu nành chứa vitamin A, B1, B2, D, PP, K, F và các enzym có ích cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, thức uống này còn chứa isoflavone giúp bù đắp lượng estrogen thiếu hụt ở phụ nữ lớn tuổi, ngăn ngừa loãng xương và ung thư vú. Không chỉ vậy, sữa đậu nành còn cải thiện tình trạng thừa cholesterol ở nam giới.

Sữa đậu nành chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho hệ tiêu hoá
Sữa đậu nành chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho hệ tiêu hoá

1.2. Sữa đậu nành đối với làm đẹp

  • Chống lão hoá da

Axit béo omega-3 và omega-6 cũng như chất chống oxy hóa trong sữa đậu nành sẽ cản trở quá trình lão hóa trên da. Nó cũng giúp cải thiện sự lưu thông và tính linh hoạt của mạch máu, giúp cơ thể chịu được những thay đổi về huyết áp.

Uống sữa đậu nành có thể giảm quá trình lão hoá da
Uống sữa đậu nành có thể giảm quá trình lão hoá da
  • Giúp giảm cân hiệu quả

Sữa đậu nành tự nhiên chứa lượng đường rất thấp và axit không bão hòa có vai trò ức chế hấp thu chất béo ở ruột giúp giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, uống sữa đậu nành còn cung cấp nhiều chất xơ, giúp bạn no lâu hơn và ngăn ngừa cảm giác thèm ăn.

2. Uống sữa đậu nành nhiều có tốt không?

Sữa đậu nành là sản phẩm giàu dinh dưỡng được nhiều chuyên gia khuyên dùng, đặc biệt với những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thì đây là sự lựa chọn tốt. Tuy nhiên, sữa đậu nành còn chứa thành phần isoflavone, đây là chất gây dậy thì sớm ở trẻ. Do đó, nhiều người lo ngại rằng uống sữa đậu nành nhiều có tốt không, đặc biệt là ở trẻ em.

Uống sữa đậu nành nhiều có tốt không? Uống quá nhiều sữa đậu nành có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá
Uống sữa đậu nành nhiều có tốt không? Uống quá nhiều sữa đậu nành có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá

Trên thực tế, hàm lượng isoflavone trong đậu nành rất thấp. Tuy nhiên, uống nhiều sữa đậu nành có thể gây ra rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, chướng bụng,... Ngoài ra, các sản phẩm sữa đậu nành bán trên thị trường thường được cho thêm đường hoá học, do đó nếu tiêu thụ quá nhiều có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

3. Hướng dẫn uống sữa đậu nành đúng cách

Bên cạnh vấn đề “uống sữa đậu nành nhiều có tốt không”, cách uống như thế nào cũng là một chủ đề được nhiều quan tâm. Nhằm phát huy công dụng tối đa, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn uống sữa đậu nành dưới đây.

3.1. Khẩu phần

Theo nhiều khuyến cáo của chuyên gia, lượng sữa đậu nành nên uống hàng ngày tùy thuộc vào thể trạng, nhu cầu của mỗi người cũng như độ đậm đặc của sữa. Tuy nhiên, mỗi người chỉ nên uống 2 lần/ngày và mỗi lần 250ml.

Nên uống sữa đậu nành 2 lần/ngày và mỗi lần 250ml
Nên uống sữa đậu nành 2 lần/ngày và mỗi lần 250ml

3.2. Thời gian uống

Mọi người có thể uống sữa đậu nành vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng tốt nhất nên uống vào 2 thời điểm sau:

  • Vào buổi sáng: Bạn nên uống sữa đậu nành cùng lúc với bữa sáng. Bởi lúc này cơ thể con người dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong sữa, đồng thời giúp việc đi tiểu và đại tiện vào buổi sáng diễn ra thuận lợi hơn.
  • Vào buổi tối: Khoảng 1-2 tiếng trước khi đi ngủ vào buổi tối, lúc này cơ thể dễ dàng hấp thụ dưỡng chất isoflavone có trong sữa đậu nành. Ngoài ra, điều này còn giúp kiểm soát quá trình tái tạo mỡ vào ban đêm và hỗ trợ giảm cân.

3.3. Đối tượng nên uống sữa đậu nành

Nhiều thông tin cho rằng, sữa đậu nành có thể khiến nam giới vô sinh. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này là sự thật. Bên cạnh đó, đối tượng nên uống sữa đậu nành là phụ nữ và trẻ em vì đây là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cũng như ngăn ngừa một số bệnh lý cho cơ thể.

Sữa đậu nành mang lại nhiều lợi ích đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em
Sữa đậu nành mang lại nhiều lợi ích đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em

3.4. Cách uống sữa đậu nành

  • Chỉ uống sữa đậu nành được nấu chín

Sữa đậu nành chưa nấu chín chứa độc tố cản trở quá trình chuyển hóa protein, từ đó dẫn đến ngộ độc. Không những vậy, khi nấu sữa đậu nành, bạn nên mở nắp để các chất độc hại trong đậu nành có thể bốc hơi bay ra ngoài.

  • Không nên nấu cùng với trứng gà

Chất trypsin của sữa đậu nành kết hợp với protein miễn dịch của trứng gà sẽ tạo ra chất ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của cơ thể, thậm chí gây ra các triệu chứng đau bụng hoặc chướng bụng.

4. Những lưu ý cần nắm khi uống sữa đậu nành

Bên cạnh những tác hại đã được nêu rõ khi tìm hiểu “uống sữa đậu nành nhiều có tốt không”, bạn cũng nên lưu ý một số điều khi uống sữa đậu nành tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ dưới đây:

Không sử dụng đường đỏ để pha uống sữa đậu nành
Không sử dụng đường đỏ để pha uống sữa đậu nành
  • Tránh dùng chung với đường đỏ: Axit hữu cơ trong đường đỏ và protein trong sữa đậu nành kết hợp với nhau tạo thành kết tủa, làm hỏng thành phần dinh dưỡng và đặc biệt không tốt cho sức khỏe.
  • Không bảo quản trong bình giữ nhiệt: Trong sữa đậu nành chứa một chất có thể rửa trôi cặn bám trên thành bình giữ nhiệt. Do đó, sau 3-4 giờ bảo quản ở nhiệt độ thường, sữa đậu nành sẽ bị biến chất và có vị chua.
  • Nên ăn kèm với sản phẩm chứa tinh bột: Để tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, bạn có thể ăn kèm với các sản phẩm chứa tinh bột như bánh bao, bánh mì,...
  • Tránh dùng sữa đậu nành để uống thuốc: Chỉ nên uống thuốc với nước thường, tránh dùng bất kỳ loại nước nào khác để uống thuốc, kể cả sữa đậu nành. Bởi các thành phần trong nó có thể phản ứng với thuốc và gây ra những ảnh hưởng không tốt cho cơ thể.

5. Đàn ông uống sữa đậu nành nhiều có tốt không?

Nam giới uống sữa đậu nành rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, sữa đậu nành vẫn có một số ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của nam giới nếu uống quá nhiều.

5.1. Lợi ích của sữa đậu nành đối với nam giới

  • Giảm cholesterol xấu

Những thành phần dinh dưỡng trong sữa đậu nành như isoflavone, saponin và protein có thể làm giảm cholesterol xấu và hạn chế tình trạng xơ cứng động mạch ở nam giới. Không những vậy, nó còn giúp giảm nguy cơ rối loạn lipid máu và bệnh tim mạch.

Đàn ông uống sữa đậu nành sẽ giúp giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa các bệnh lý
Đàn ông uống sữa đậu nành sẽ giúp giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa các bệnh lý
  • Phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Isoflavone trong sữa đậu nành có khả năng chống ung thư và kiểm soát estrogen trong cơ thể. Đặc biệt, sữa đậu nành còn giúp phòng ngừa các bệnh lý về tuyến tiền liệt ở nam giới.

  • Tốt cho tim mạch và ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Hàm lượng protein cao trong sữa đậu nành còn giúp hạn chế sự hình thành cholesterol và axit béo giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường. Mặt khác, thức uống này còn giúp nam giới có một trái tim khỏe mạnh vì chất isoflavone trong nó có thể giảm viêm và giúp cải thiện độ đàn hồi của mạch máu.

5.2. Những ảnh hưởng xấu đối với nam giới uống nhiều sữa đậu nành

  • Tác động đến nồng độ hormone trong cơ thể

Isoflavone trong sữa đậu nành có tác dụng tương tự như hormone estrogen ở cơ thể nam giới, điều này có thể khiến hormone sinh dục nam giảm mạnh nếu dùng quá nhiều. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tin đồn vô sinh ở nam giới cùng với nghi vấn “đàn ông uống sữa đậu nành nhiều có tốt không”.

Đàn ông uống quá nhiều sữa đậu nành có thể giảm lượng hormone sinh dục nam
Đàn ông uống quá nhiều sữa đậu nành có thể giảm lượng hormone sinh dục nam
  • Cản trở việc hấp thu chất khoáng

Trong thành phần sữa đậu nành có chứa axit phytic có thể ngăn cản sự hấp thu các khoáng chất quan trọng như sắt, kẽm, magie và canxi. Ngoài ra, protein từ sữa đậu nành còn ức chế quá trình hấp thụ sắt của cơ thể, từ đó gây thiếu máu, khó thở, mệt mỏi,…

  • Ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp

Chất isoflavone trong sữa đậu nành dễ làm hàm lượng iot trong cơ thể giảm xuống, khiến chức năng tuyến giáp thiếu hụt iot trầm trọng từ đó sinh ra bệnh cường giáp.

6. Những đối tượng nên tránh xa sữa đậu nành

Song song với câu trả lời cho vấn đề “uống sữa đậu nành nhiều có tốt không” cũng như những tác hại đến sức khỏe, bạn cũng nên tránh xa loại thức uống này nếu như thuộc các đối tượng sau:

  • Dị ứng với đậu nành: Khi dùng sữa đậu nành, nếu có những biểu hiện như nổi mề đay, mẩn ngứa,... bạn nên dừng uống ngay.
  • Người bị suy hàn: Sữa đậu nành chứa hàm lượng Purin tương đối cao, có đặc tính hàn. Vì vậy, những người thể trạng yếu như bị trúng gió, thể lực suy nhược, tinh thần mệt mỏi,… tuyệt đối không uống sữa đậu nành.
  • Người bị bệnh gout: Nếu không thể chuyển hóa hết, lượng purin trong sữa đậu nành sẽ tích tụ lại, gây ra một số triệu chứng khiến người bị gout cảm thấy đau đớn và khó chịu hơn.
Những đối tượng không nên uống sữa đậu nành tránh ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ
Người bị bệnh gout không nên uống sữa đậu nành tránh ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ

7. Hướng dẫn cách làm sữa đậu nành thơm ngon bổ dưỡng tại nhà

Khi đã hiểu rõ "uống sữa đậu nành nhiều có tốt không" thì để mang lại công dụng tối đa cho cơ thể, bạn phải biết cách làm sữa đậu nành vừa đảm bảo an toàn nhưng vẫn thơm ngon bổ dưỡng.

7.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Hạt đậu nành 200g
  • Lá dứa 50g
  • Sữa đặc, đường, muối
Hướng dẫn cách nấu sữa đậu nành thơm ngon, béo ngọt tại nhà
Hướng dẫn cách nấu sữa đậu nành thơm ngon, béo ngọt tại nhà

7.2. Cách làm sữa đậu nành thơm ngon tại nhà

Bước 1: Lá dứa rửa sạch để ráo, đậu nành ngâm trong nước khoảng 12 - 16 tiếng. Sau đó, rửa đậu nành bằng nước và loại bỏ lớp vỏ khô ra khỏi đậu.

Bước 2: Bạn cho đậu nành và nước vào máy xay sinh tố theo tỷ lệ 1:3. Đậy nắp lại và xay nhuyễn cho đến khi sánh mịn.

Bước 3: Tiếp theo, bạn lọc lại hỗn hợp đậu nành qua rây và chỉ lấy phần nước, bỏ phần xác.

Bước 4: Bạn cho hết nước đậu nành vừa lọc vào nồi lớn cùng với lá dứa đã chuẩn bị. Sau đó bắc trên bếp với lửa nhỏ và đun cho đến khi sôi thì thêm chút muối vào để tạo chút hương vị cho sữa.

Bước 5: Nấu khoảng 30 phút, bạn cho 1 muỗng canh sữa đặc và 1 muỗng canh đường rồi khuấy đều để tăng độ ngọt cũng như độ béo cho sữa. Nấu khoảng 30 phút nữa thì tắt bếp, để nguội và thưởng thức.

Việc tìm hiểu “uống sữa đậu nành nhiều có tốt không” sẽ giúp bạn biết thêm một số tác hại khi sử dụng hàm lượng lớn đậu nành trong một ngày. Qua đó, việc tiêu thụ quá nhiều đậu nành có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, bởi vậy bạn chỉ nên uống 2 lần/ngày và mỗi lần 250ml.