Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì? Vị thuốc tốt cho sức khỏe cực ít người biết

Caitlin Trang
Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì? Ngải cứu từ lâu đã được biết đến như một loại thảo dược có nhiều công dụng cải thiện sức khỏe vô cùng hữu hiệu. Không những thế, loại cây này không chỉ bổ sung dưỡng chất cho cơ thể mà còn là bài thuốc dân gian chữa nhiều loại bệnh được nhiều người áp dụng hiện nay.

Thông tin tổng quát về cây ngải cứu

Để hiểu rõ hơn trong quá trình tìm hiểu uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì, bạn cũng nên tham khảo sơ qua các thông tin cơ bản nhất của loại cây này, cụ thể:

Đặc điểm của cây ngải cứu

Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris, là loại cây có giá trị dinh dưỡng cao, mùi thơm độc đáo và hữu ích cho sức khỏe. Ngải cứu có nguồn gốc từ Châu Âu nhưng nhờ khả năng thích ứng với nhiều điều kiện khí hậu nên hiện nay nó đã lan rộng ra khắp thế giới.

Ngải cứu có thân màu trắng bạc hoặc xanh bạc và lá màu xanh vàng. Một điều thú vị mà không phải ai cũng biết, bạn có thể tận dụng tất cả các bộ phận của cây bởi chúng đều có giá trị chữa bệnh trong y học cổ truyền từ nhiều thế kỷ trước.

Ngải cứu là loại cây có lá màu xanh vàng và có hương thơm rất độc đáo
Ngải cứu là loại cây có lá màu xanh vàng và có hương thơm rất độc đáo

Các thành phần hoạt tính có trong ngải cứu

Lá ngải cứu có chứa các chất như flavonoid và axit amin giúp hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau trong y học. Ngoài ra, một số thành phần hoạt tính quý hiếm khác có trong ngải cứu có thể kể đến như Tannin, Absinthe, Inuline, Phenolic,...

Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì?

Nhắc đến các bài thuốc dân gian truyền thống, chắc chắn bạn không thể không kể đến ngải cứu. Loại thảo dược này rất dễ tìm và mang lại nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh thông thường, điển hình như:

Trị ho, đau đầu và cảm cúm

Ngải cứu có tính ấm nên được dùng để trị ho, long đờm và rất thích hợp để chữa các bệnh cảm lạnh thông thường như sốt, nhức đầu. Cách nấu nước sắc cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy 100g ngải cứu tươi, 50g sả, 100g lá húng chanh, 100g lá tía tô rồi đem đi đun sôi với nửa lít nước. Khi uống hỗn hợp nước này liên tục trong ít ngày, tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn một cách nhanh chóng.

Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì? Loại thảo dược chữa bệnh cảm cúm hiệu quả
Tìm hiểu uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì giúp bạn biết được loại thảo dược này chữa bệnh cảm cúm vô cùng hiệu quả

Trị mụn và làm trắng da

Một trong những đáp án uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì được nhiều người mong chờ nhất đó là cải thiện tế bào da. Bạn có thể dùng lá ngải cứu đắp lên mặt trong 20 phút rồi rửa sạch. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa mụn trứng cá và làm trắng da cực hiệu quả.

Chữa mẩn ngứa, nổi mề đay

Những người bị mẩn ngứa, nổi mề đay do dị ứng hoặc bị muỗi đốt có thể dùng ngải cứu để cải thiện và điều trị tình trạng này. Trong ngải cứu chứa hợp chất Artemisia có tác dụng chống viêm, giảm ngứa và làm lành vết thương. Bạn có thể uống nước sắc ngải cứu hoặc chà xát lá lên vùng da để giảm triệu chứng mẩn đỏ.

Giúp máu lưu thông lên não

Bạn có thể kết hợp ngải cứu và trứng gà để tạo nên món ăn thơm ngon, siêu bổ dưỡng trong thực đơn hàng ngày cho các thành viên gia đình thưởng thức. Hai loại thực phẩm này rất giàu protein, choline và adenosine nên có tác dụng tăng cường lưu lượng máu lên não, cải thiện khả năng miễn dịch và thúc đẩy tuần hoàn máu.

Chống trầm cảm

Với nhiều thành phần có lợi được kể trên, trà được làm từ lá ngải cứu có tác dụng rất tốt trong việc điều trị chứng lo âu, trầm cảm và căng thẳng mãn tính. Đồng thời, việc uống trà lá ngải cứu còn có thể hỗ trợ tốt cho hệ thần kinh, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao sức khoẻ hàng ngày.

Nước ngải cứu tươi được xem là thần dược giúp tinh thần thoải mái và dễ chịu
Nước ngải cứu tươi được xem là thần dược giúp tinh thần thoải mái và dễ chịu

Ngăn ngừa sảy thai

Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu, phụ nữ mang thai uống nước ngải cứu có thể ngăn ngừa tình trạng sảy thai. Loại cây này giúp ổn định thai kỳ, giảm buồn nôn và chóng mặt. Hơn nữa, ngải cứu còn giúp tăng sức đề kháng cho mẹ và bé, ngăn ngừa nhiễm trùng và viêm nhiễm.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý không nên dùng quá liều ngải cứu khi mang thai vì có thể gây ra biến chứng như co bóp tử cung.

Điều trị đau nhức xương khớp

Người cao tuổi thường mắc các triệu chứng như đau khớp, đau thần kinh tọa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày và đi lại khó khăn. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể giã nát ngải cứu, ép lấy nước, thêm chút mật ong hoặc đường phèn để giảm vị đắng và uống 2 lần trong ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

Chữa trị viêm xoang, viêm amidan và viêm họng

Bên cạnh các thông tin giải đáp uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì, loại lá này còn được xem là một dược liệu điều trị viêm xoang, viêm amidan hay viêm họng hiệu quả nhanh chóng. Chất Artemisia trong ngải cứu có tính sát trùng, chống viêm và thông tắc đường hô hấp trên chỉ trong thời gian ngắn sử dụng.

Do đó, bạn có thể uống thuốc sắc hoặc xông hơi lá ngải cứu để giảm các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng và ho.

Lợi tiểu

Khi sử dụng đúng cách, ngải cứu giúp cải thiện hệ tiêu hóa, hệ bài tiết và giúp lợi tiểu. Ngoài ra, chúng còn giúp phòng ngừa được các bệnh như sỏi thận, sỏi bàng quang,… và thải độc tố ra khỏi cơ thể.

Chữa chứng suy nhược cơ thể

Ngải cứu được biết đến trong y học cổ truyền như một loại thuốc bổ cực tốt cho sức khỏe. Lá cây kết hợp với hạt sen và táo đỏ dùng để hầm gà ác là món ăn bổ dưỡng tuyệt vời, giúp thông lưu máu và chữa chứng biếng ăn, suy nhược thể chất.

Lá ngải cứu là dược liệu giúp giảm chứng suy nhược cơ thể rất hiệu quả
Lá ngải cứu là dược liệu giúp giảm chứng suy nhược cơ thể rất hiệu quả

Chống oxy hóa

Ngải cứu có chứa cornelsen, dưỡng chất này hoạt động như một chất chống oxy hóa trong cơ thể. Do đó, uống nước ngải cứu hàng ngày còn giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh Alzheimer hoặc các bệnh liên quan đến tim.

Giảm mỡ bụng

Một trong những “công dụng thần kỳ” khi tìm hiểu uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì, đó là tác dụng giảm cân nhanh chóng. Ngải cứu chứa nhiều hợp chất giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn. Vì vậy, sau khi vào cơ thể, chất béo trong thức ăn sẽ nhanh chóng bị phân hủy từ đó hạn chế tích tụ mỡ, đặc biệt là ở vùng bụng.

Giảm đau bụng kinh

Phụ nữ đa số đều bị triệu chứng đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên uống nước ngải cứu tươi còn nóng thay cho nước lọc và uống đều đặn hàng ngày. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống khoảng 2 tháng và dừng 1 tháng nhằm tránh gây tác dụng phụ của cây ngải cứu.

Những đối tượng nên và không nên dùng nước ngải cứu tươi

Với nhiều công dụng hữu ích được chia sẻ trong quá trình tìm hiểu uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì, bạn cũng nên lưu ý rằng đối tượng nào nên và không nên uống nước ngải cứu tươi.

Khám phá những đối tượng nên và không nên uống nước ngải cứu tươi
Khám phá những đối tượng nên và không nên uống nước ngải cứu tươi

Người nên uống nước ngải cứu tươi:

  • Phụ nữ đang đến kỳ kinh nguyệt.
  • Đối tượng đang bị cảm cúm, sốt cao và ho.
  • Người bị táo bón, khó tiêu do đầy hơi thường xuyên và gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa.
  • Người đang trong quá trình giảm cân.
  • Đối tượng mắc các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là các bệnh về xương khớp hoặc viêm amidan.

Người không nên uống nước ngải cứu tươi:

  • Người đang hoặc có tiền sử bệnh động kinh: Trong ngải cứu có chứa Thujone, chất này kích thích não và có thể gây co giật. Ngoài ra, nước ép ngải cứu có thể tương tác với các thuốc chống động kinh như gabapentin hoặc primidone, làm giảm hiệu quả của chúng.
  • Người mắc bệnh tim: Sự kết hợp giữa ngải cứu và các loại thuốc chữa bệnh tim có thể gây xuất huyết tiêu hóa.
  • Bệnh thận: Ngải cứu không tốt cho thận nên sẽ khiến cho tình trạng bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
  • Rối loạn đường ruột: Nếu uống nước ngải cứu tươi khi ruột đang bị tổn thương thì hiệu quả điều trị sẽ giảm sút, do loại thảo mộc này có tác dụng lợi tiểu rất tốt.

Uống nước ngải cứu hàng ngày có tốt không?

Dù biết rằng ngải cứu là loại dược liệu hữu ích cho cơ thể nhưng bên cạnh việc tìm hiểu uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì, nhiều người cũng thắc mắc dùng loại nước này hàng ngày có tốt không.

Cụ thể, việc uống nước ngải cứu có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng về loại cây này trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn về bản thân.

Uống nước ngải cứu tươi hằng ngày có thể gây ra tác dụng phụ cho cơ thể
Uống nước ngải cứu tươi hàng ngày quá liều lượng có thể gây tác dụng phụ

Tác dụng phụ của ngải cứu cần lưu ý

Dù biết đến là một loại thảo dược đem lại nhiều công dụng hữu ích nhưng ngải cứu vẫn còn ẩn chứa một số tác dụng phụ đối với sức khoẻ mà bạn cần nên lưu ý. Cụ thể:

Gây co giật

Dùng ngải cứu quá liều khiến hệ thần kinh trung ương bị kích động quá mức dẫn đến tình trạng run rẩy ở tứ chi, thậm chí là bị co giật. Do đó, bạn nên cẩn trọng hơn khi dùng nước ngải cứu để chữa các bệnh lý.

Gây ngộ độc

Việc thường xuyên uống nước ngải cứu với liều lượng quá cao có thể gây phản tác dụng hoặc ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc thường gặp là kích ứng nhẹ ở miệng hay cổ họng, cảm giác khô và khát. Nặng hơn, cơ thể bạn có thể xuất hiện cảm giác khó chịu, đau bụng, buồn nôn,...

Ngải cứu có thể gây ra các tình trạng buồn nôn, đau bụng, thậm chí là ngộ độc
Ngải cứu có thể gây ra các tình trạng buồn nôn, đau bụng, thậm chí là ngộ độc

Gây rối loạn đường ruột

Cải thiện hệ tiêu hóa và đường ruột cũng là một trong những tác dụng nổi bật khi tìm hiểu uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì. Tuy nhiên, nếu bạn dùng quá nhiều cũng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn đường ruột cấp tính.

Một số lưu ý khi uống nước ngải cứu tươi

Như đã biết, ngải cứu mang lại nhiều tác dụng hữu ích cho sức khoẻ và giúp chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng trong đời sống cũng như làm dược liệu cần phải thận trọng để tránh gây ra các tác dụng phụ được nêu ở trên. Vì vậy, khi sử dụng ngải cứu cần lưu ý những điều sau:

  • Bạn không nên sử dụng quá nhiều ngải cứu trong một ngày.
  • Phụ nữ đang cho con bú nên hạn chế uống nước ngải cứu tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con.
  • Không kết hợp ngải cứu với các loại thuốc khác tránh phản tác dụng của thuốc.
  • Phải cực kỳ thận trọng khi sử dụng ngải cứu với những người nhạy cảm với thảo mộc.

Làm nước ép ngải cứu tươi thế nào cho đúng cách?

Song song với việc tìm hiểu uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì, cách chế biến nước ép ngải cứu tươi ngon bổ dưỡng cho sức khỏe cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Để làm nước ép ngải cứu, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Hướng dẫn cách làm nước ép ngải cứu tươi ngon bổ dưỡng và an toàn sức khỏe
Hướng dẫn cách làm nước ép ngải cứu tươi ngon bổ dưỡng và an toàn sức khỏe
  • Bước 1: Xay 50g lá ngải cứu tươi cùng với 300ml nước lọc.
  • Bước 2: Lọc cặn và lấy nước từ hỗn hợp vừa xay.
  • Bước 3: Thêm 2 thìa mật ong nguyên chất (có thể thay thế bằng đường) vào nước ép trên và thưởng thức.

Nước ngải cứu có mùi đắng nhẹ nên ban đầu hơi khó uống nhưng khi đã quen, bạn sẽ thấy rất ngon và đưa miệng. Để bảo quản thức uống này đúng cách, bạn hãy bọc kín hoặc cho vào lọ và để trong ngăn mát tủ lạnh để đảm bảo an toàn cho các lần sử dụng sau.

Tìm hiểu vấn đề uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì cũng là một cách giúp bạn nâng cao sức khoẻ của bản thân và gia đình. Tuy nhiên, việc sử dụng ngải cứu hoặc các loại thảo mộc khác cho bất kỳ mục đích điều trị bệnh lý đều cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên gia.

Lưu ý: Thông tin mang tính tham khảo, tổng hợp, cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng