Uống nước lá tía tô hàng ngày có tốt không? Chớ lạm dụng kẻo mang họa vào thân

Caitlin Trang
Tìm hiểu thông tin uống nước lá tía tô hàng ngày có tốt không giúp bạn hạn chế được việc lạm dụng các phương pháp chữa bệnh từ nguyên liệu tự nhiên. Đồng thời biết được cách dùng đúng cách để cải thiện được sức khỏe và vóc dáng của mình.

1. Công dụng của nước lá tía tô

Trước khi biết uống nước lá tía tô hàng ngày có tốt không, bạn nên tìm hiểu thêm về công dụng của loại nước này đối với sức khỏe con người.

1.1. Giảm cân hiệu quả

Nhiều người bị thừa cân thường sử dụng nước lá tía tô hàng ngày để thay thế cho nước lọc, đây là phương pháp hỗ trợ giảm cân khá hiệu quả. Trong lá tía tô có chứa protein thực vật, chất xơ và nhiều loại vitamin, khoáng chất thiết yếu có tác dụng thúc đẩy dạ dày, tăng cường chuyển hóa và trao đổi chất.

Đặc biệt, lượng chất xơ trong loại lá này còn có khả năng tạo dựng cơ giúp cho vóc dáng của bạn trở nên săn chắc và thon gọn hơn.

Lượng chất xơ trong lá tía tô có khả năng tạo dựng cơ giúp cho vóc dáng săn chắc
Dưỡng chất có trong lá tía tô loại bỏ mỡ thừa giúp cho vóc dáng trở nên thon gọn

1.2. Làm đẹp da

Thí nghiệm chiết xuất lá tía tô trên chuột đã chứng minh khả năng ức chế tổng hợp tyrosinase và melatonin. Do đó, loại lá này được ứng dụng trong việc giúp làm sáng da. Uống lá tía tô thường xuyên sẽ bổ sung cho cơ thể một lượng dưỡng chất lớn có khả năng ngăn chặn sự hình thành sắc tố melanin - nguyên nhân gây đốm nâu, tàn nhang, nám da.

Ngoài ra, nguồn khoáng chất phong phú có trong nguyên liệu này còn giúp cải thiện sắc tố, tẩy tế bào chết để làm mờ nám, dưỡng trắng da nhanh chóng.

1.3. Hỗ trợ giảm cảm lạnh

Lá tía tô đã được biết đến là thuốc giải cảm sử dụng trong điều trị các triệu chứng ngoại cảm ở giai đoạn đầu của bệnh. Người bệnh có thể dễ dàng áp dụng phương pháp này bằng việc nấu cháo hành cùng tía tô vừa giúp kích thích dịch vị vừa có tác dụng làm toát mồ hôi giải cảm,...

Tuy nhiên, cách thức áp dụng phù hợp nhất cho cả trẻ nhỏ và người lớn là đun nước lá tía tô và uống khi còn ấm.

1.4. Hỗ trợ cho người bệnh gout

Trong lá tía tô có chứa hoạt chất giúp giảm nồng độ acid uric trong máu. Nhờ đó, nó hỗ trợ cải thiện tình trạng của người mắc bệnh gout. Tuy nhiên, khi sử dụng phương thức này, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để cân đối sử dụng cho hợp lý với các loại thuốc kê đơn.

Lá tía tô có chứa hoạt chất giúp giảm nồng độ acid uric trong máu
Lá tía tô có chứa hoạt chất giúp giảm nồng độ acid uric trong máu

2. Uống nước lá tía tô hàng ngày có tốt không? 

Sau khi đã biết công dụng của tía tô, nhiều người dùng vẫn thắc mắc liệu uống nước lá tía tô hàng ngày có tốt không. Được biết đến với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe và làm đẹp nhưng việc uống quá nhiều nước tía tô trong thời gian dài là điều không nên, thậm chí có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.

Do đó, bạn cần chia nhỏ lượng nước lá tía tô cho mỗi lần sử dụng. Đồng thời, trong mỗi lần đó, bạn cũng cần lưu ý đến thời gian uống để tránh lạm dụng loại nước này. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng tiêu cực như ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn như đau dạ dày, gây đầy hơi, chướng bụng, cơ thể suy nhược,...

Ngoài ra, trong lá tía tô có chức nhiều axit oxalic nếu bạn uống loại nước này thường xuyên sẽ gây tích tụ một lượng lớn chất này trong cơ thể gây ra nhiều tổn thương cho hệ thần kinh và hệ tiêu hóa.

3. Uống nước lá tía tô đúng cách?

Qua thông tin uống nước lá tía tô hàng ngày có tốt không, bạn cũng cần biết thêm về liều lượng sử dụng của thức uống này để sử đúng cách, đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình.

Như đã phân tích ở trên, việc lạm dụng uống nước lá tía tô quá thường xuyên sẽ gây ra nhiều tác hại xấu đến sức khỏe. Vậy nên, mỗi người chỉ nên dùng khoảng 3 - 4 ly nước lá tía tô, chia nhỏ cho từng lần uống trong một ngày.

Mỗi người chỉ nên dùng khoảng 3 - 4 ly nước lá tía tô trong một ngày
Mỗi người chỉ nên dùng khoảng 3 - 4 ly nước lá tía tô trong một ngày

4. Những ai nên và không nên uống nước lá tía tô?

Giải mã được thông tin uống nước lá tía tô hàng ngày có tốt không, bạn cũng nên tìm hiểu về những đối tượng nào nên và không nên sử dụng loại nước này, cụ thể như sau:

4.1. Đối tượng không nên uống lá tía tô

Lá tía tô tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ nhưng vẫn cần được sử dụng đúng đối tượng. Bạn hãy lưu ý một số trường hợp sau không nên uống nước lá tía tô:

  • Phụ nữ mang thai không nên sử dụng nước lá tía tô thường xuyên và quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Cơ thể của phụ nữ có thai vốn nóng hơn người bình thường nên uống nước lá tía tô dài ngày có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp.
  • Người có biểu hiện nóng trong: Lá tía tô có tính ẩm nên những người có dấu hiệu bị nóng trong như mụn nhọt, mẩn ngứa, đau họng, táo bón,...không nên uống nước lá tía tô.
  • Người cao huyết áp: Lá tía tô có thể khiến tăng huyết áp do đó những người có tiền sử cao huyết áp không nên uống loại nước này.
  • Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng: Lá tía tô có thẻ kích thích dạ dày làm tăng các triệu chứng đau và viêm gây khó chịu cho người uống.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa: Lá tía tô có thể gây ra các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng,...
  • Người bị dị ứng lá tía tô: Một vài trường hợp bản thân người bệnh không biết mình bị dị ứng với lá tía tô. Do đó, bạn nên thử uống với một lượng nhỏ trước. Một số triệu chứng khi uống lá tía tô là mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó thở,...
Phụ nữ mang thai không nên uống lá tía tô thường xuyên 
Phụ nữ mang thai không nên uống lá tía tô thường xuyên 

4.2. Những người nên uống nước lá tía tô

Ngoài thắc mắc uống nước tía tô hàng ngày có tốt không, bạn cũng cần biết về những đối tượng được chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên sử dụng loại nước này. Theo đó, ngoại trừ những trường hợp kể trên, bất cứ ai cũng có thể uống nước lá tía tô để cải thiện sắc đẹp cho làn da, hỗ trợ giảm cân và lấy lại vóc dáng săn chắc cho mình.

Không những vậy, khi bị cảm cúm, bạn cũng có thể sử dụng nước lá tía tô và uống lúc còn ẩm để giải cảm nhanh chóng. Nếu sợ phải uống nước lá tía tô, bạn có thể chế biến thành những món ăn khác như nấu cháo, nấu canh,...

5. Hướng dẫn cách nấu nước lá tía tô chuẩn nhất

Bên cạnh thắc mắc uống nước lá tía tô hàng ngày có tốt không, nhiều người cũng quan tâm đến cách nấu nước lá tía tô để sử dụng. Bạn hãy tham khảo cách nấu nước lá tía tô chuẩn nhất theo các bước chi tiết dưới đây.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 50g lá tía tô tươi.
  • 200ml nước lọc.

Hướng dẫn cách làm:

  • Bước 1: Rửa sạch lá tía tô, loại bỏ lá úa, héo.
  • Bước 2: Cho lá vào nồi rồi đổ thêm nước lọc vào đun sôi lên.
  • Bước 3: Đun sôi trong khoảng 10 phút, sau đó bạn tắt bếp để nguội.
  • Bước 4: Chắt riêng phần nước để uống.

Lưu ý: Bạn có thể bỏ thêm một chút đường hoặc mật ong vào nước lá tía tô để có thêm vị ngọt cho dễ uống hơn.

Rửa sạch lá tía tô, loại bỏ lá úa, héo trước khi nấu nước
Rửa sạch lá tía tô, loại bỏ lá úa, héo trước khi nấu nước

6. Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản lá tía tô để không gây hại

Song song với việc tìm hiểu uống nước lá tía tô hàng ngày có tốt không, bạn cũng cần biết cách bảo quản loại lá này để sử dụng trong thời gian lâu nhất mà vẫn đảm bảo an toàn.

Phương pháp bảo quản lá tía tô tươi khá đơn giản. Theo đó, bạn không cần phải để trong tủ lạnh mà chỉ cần cắm vài cành lá tía tô vào cốc nước. Sau đó, bạn hãy để ở nơi khô ráo, thông thoáng giúp rau sẽ luôn tươi ngon cho tới khi bạn cần sử dụng.

Lưu ý: Từ 2 - 3 ngày, bạn nên thay nước một lần để rau được tươi lâu hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng giấy bọc hoặc ni lông để bỏ lá tía tô vào trong và để ở ngăn mát tủ lạnh để giữ được độ tươi trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, bạn cần để lá khô ráo hoàn toàn mới cho vào bảo quản trong tủ để đề phòng lá tía tô bị thối do nhiễm nước.

Để lá tía tô khô ráo hoàn toàn mới cho vào bảo quản trong tủ lạnh
Để lá tía tô khô ráo hoàn toàn mới cho vào bảo quản trong tủ lạnh

7. Một số loại nước lá có công dụng tương đương

Ngoài việc biết thông tin uống nước lá tía tô hàng ngày có tốt không, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số loại nước lá có công dụng tương đương với loại lá này, cụ thể là:

7.1. Lá trà xanh

Trà xanh được biết đến là thức uống không phải trải qua quá trình lên men như trong sản xuất các loại trà khác như trà đen hay trà ô long. Tuy nhiên trong trà xanh có chứa caffeine và một loại flavonoid được gọi là catechin - chất chống oxy hóa.

Theo đó, hai hợp chất này đều có tác dụng tăng tốc độ trao đổi chất, đánh tan mỡ thừa và làm giảm trọng lượng của cơ thể tương tự như lá tía tô

Trong trà xanh có chứa caffeine và một loại flavonoid được gọi là catechin
Trong trà xanh có chứa caffeine và một loại flavonoid được gọi là catechin

7.2. Lá sen

Nước lá sen có vị hơi đắng nhưng lại là thức uống giảm cân tốt cho sức khỏe nhờ vào lượng lớn axit amin taurine có trong nó. Taurine có tác dụng làm quá trình cơ thể hấp thụ chất béo. Khi tiêu thụ taurine, việc đốt cháy chất béo một cách tự nhiên thông qua các chế độ ăn kiêng và tập luyện sẽ dễ dàng hơn.

Lá sen thường được phơi khô để nấu nước pha trà với tác dụng giảm cân, trị mỡ máu và hạ đường huyết hiệu quả.

Nước lá sen có vị hơi đắng nhưng lại là thức uống giảm cân tốt cho sức khỏe
Nước lá sen có vị hơi đắng nhưng lại là thức uống giảm cân tốt cho sức khỏe

7.3. Lá rau má

Trong rau má có chất chống oxy hóa mạnh mẽ như vitamin C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin C tạo ra các tế bào bạch cầu, tăng cường chức năng của chúng trong việc chống lại các bệnh truyền nhiễm.

Rau má còn được chị em phụ nữ yêu thích sử dụng vì công dụng làm đẹp da hiệu quả. Cũng tương tự như nước lá tía tô, nước lá rau má có chứa saponin giúp kháng khuẩn, chống viêm nhanh lành vết thương nên được dùng để cải thiện những vùng da bị tổn thương do mụn.

Việc biết uống nước lá tía tô hàng ngày có tốt không là điều cần thiết để sử dụng loại nước này đạt được hiệu quả tốt cho sức khỏe như bạn mong muốn. Hãy bắt tay vào làm theo công thức để có được thức uống an toàn giúp cải thiện sức khỏe và sắc đẹp của bạn.