Thực đơn đám giỗ miền Bắc đầy đủ và trọn vẹn: Những lưu ý khi chuẩn bị thực đơn

Caitlin Trang
Thực đơn đám giỗ miền Bắc là một trong những yếu tố được chú ý hơn cả trong mỗi dịp giỗ hay các nghi lễ. Đây không chỉ đơn thuần là những món ăn dâng cúng ông bà tổ tiên, mà còn là biểu hiện cho lòng thành kính, sự biết ơn và mong ước về một cuộc sống sung túc bởi Việt Nam là một đất nước mang đậm dấu ấn truyền thống và đạo hiếu.

Ý nghĩa của ngày giỗ miền Bắc

Cúng giỗ là một nghi lễ tâm linh quan trọng trong văn hóa người Việt, thường được tổ chức vào đúng ngày người đã khuất ra đi vào những năm sau đó (theo lịch âm). Đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính, biết ơn và tưởng nhớ đến những người đã khuất. Ngồi bên mâm cỗ giỗ, mọi người cũng có thể ôn lại kỷ niệm đẹp đẽ, bài học mà trước đây ông bà, người thân để lại.

Thực đơn đám giỗ miền Bắc đóng vai trò quan trọng trong nghi lễ cúng bái, thể hiện lòng thành kính và mong ước của con cháu. Mỗi món ăn trong mâm cỗ đều mang một ý nghĩa riêng, tượng trưng cho những lời chúc tốt đẹp mà con cháu muốn gửi đến ông bà tổ tiên. Việc chuẩn bị thực đơn đám giỗ miền Bắc chu đáo và đầy đủ ý nghĩa góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống và giáo dục thế hệ trẻ về giá trị đạo đức, hiếu thảo.

Ngày giỗ cũng là dịp để con cháu sum vầy, tề tựu, gắn kết tình cảm, hỏi thăm sức khỏe nhau. Đó là văn hóa đẹp của Việt Nam hướng con người ra đến lòng biết ơn “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Mặt khác cũng là một nét đẹp về văn hóa đáng lưu giữ.

Mâm cỗ đám giỗ miền Bắc không chỉ thể hiện lòng thành với bề trên mà còn như một dịp để các thành viên có dịp ngồi lại với nhau, gắn kết tình cảm gia đình
Mâm cỗ đám giỗ miền Bắc không chỉ thể hiện lòng thành với bề trên mà còn như một dịp để các thành viên có dịp ngồi lại với nhau, gắn kết tình cảm gia đình

Chuẩn bị thực đơn đám giỗ miền Bắc đầy đủ và tươm tất không chỉ thể hiện lòng thành kính với người đã khuất mà còn góp phần gắn kết tình cảm gia đình, gìn giữ bản sắc văn hóa và giáo dục thế hệ trẻ về đạo lý "uống nước nhớ nguồn". Hãy cùng nhau tiếp nối và gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống tốt đẹp này.

Danh sách các món ăn thường gặp trong thực đơn ngày giỗ miền Bắc

Vào ngày giỗ, đặc biệt là ở miền Bắc, thực đơn các món thường được người nhà chuẩn bị cẩn thận, tỉ mỉ. Tùy vào quan niệm, tâm thức, tôn giáo của từng gia đình mà thực đơn mâm cỗ giỗ miền Bắc sẽ được làm theo món mặn hoặc món chay.

Đối với món mặn, thực đơn đám giỗ miền Bắc sẽ thường có các món sau: gà luộc, thịt lợn luộc, xôi, bánh chưng, nem, giò chả, rau củ luộc, các món xào, rau củ luộc, hoa quả tráng miệng. Đặc biệt nếu để thắp hương, mâm cỗ giỗ miền Bắc sẽ phải có thêm bát cơm trắng, quả trứng luộc đã bóc vỏ, chén muối và rượu trắng.

Trong mâm cỗ đám giỗ miền Bắc sẽ thường có các món như: gà luộc, xôi,...
Trong mâm cỗ đám giỗ miền Bắc sẽ thường có các món như: gà luộc, xôi,...

Với các món chay, món ăn đám giỗ miền Bắc cũng sẽ có các món xôi, luộc, xào như mâm cỗ đám giỗ món mặn như: Bún xào chay, xôi hạt sen, rau cải thìa xào nấm đông cô, chả giò chay, miến xào rau củ chay, canh nấm đậu phụ, sườn non chay chua ngọt,...

Ý nghĩa các món trong thực đơn đám giỗ miền Bắc

Mỗi món ăn trong thực đơn ngày giỗ miền Bắc đều mang một ý nghĩa riêng, thể hiện lòng thành kính và mong ước của con cháu đối với ông bà tổ tiên.

Hình ảnh bát cơm quả trứng thể hiện cho sự đủ đầy, may mắn, để người đã khuất không chịu nhiều khó khăn. Ngoài ra, hình ảnh bát cơm quả trứng, muối còn chưa đựng nhiều yếu tố tâm linh ẩn sâu. Một trong số đó là thể hiện sợi dây tình cảm với người còn sống và người đã khuất.

Bát cơm, quả trứng và muối là những thứ không thể thiếu trong mâm cỗ đám giỗ miền Bắc khi thắp hương
Bát cơm, quả trứng và muối là những thứ không thể thiếu trong mâm cỗ đám giỗ miền Bắc khi thắp hương

Thực đơn đám giỗ miền Bắc còn có những món quen thuộc như gà luộc bởi gà là linh vật trong những mâm cỗ cúng ngày giỗ. Gà đại diện cho tam sinh bao gồm trời, đất, nước. Gà là con vật được thuần hóa từ lâu đời, hiền lành, mang tính báo hiệu thời gian (nghe tiếng gáy biết sáng hay tối), là giống loài quen thuộc nên luôn được chọn làm vật cúng giỗ.

Các món ăn khác nằm trong thực đơn ngày giỗ miền Bắc cũng thường thể hiện sự sung túc, những ngày giỗ hay lễ tết, mọi gia đình theo truyền thống thường muốn làm “mâm cao cỗ đầy” tỏ lòng thành kính, biết ơn và cũng để cầu cho bề trên hay những người đã khuất phù hộ, soi tỏ rõ đường cho người còn sống được may mắn, bình an.

Gợi ý các thực đơn ngày giỗ miền Bắc

Lựa chọn thực đơn đám giỗ miền Bắc phù hợp không chỉ thể hiện sự thành kính với người đã khuất mà còn góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống. Hãy cùng tham khảo những gợi ý sau đây để có được mâm cỗ cúng giỗ hoàn hảo nhất.

Thực đơn 1:

  • Gà luộc
  • Trứng luộc, muối
  • Xôi lạc
  • Giò
  • Canh xương hầm măng khô
  • Tôm chiên
  • Rau luộc
  • Miến xào lòng gà
  • Hoa quả tráng miệng
Gợi ý thực đơn đám giỗ miền Bắc theo món mặn
Gợi ý thực đơn đám giỗ miền Bắc theo món mặn

Thực đơn 2:

  • Gà luộc/ thịt lợn luộc
  • Trứng luộc, muối
  • Bánh chưng
  • Nem rán
  • Canh xương ninh rau củ
  • Đỗ xào thịt
  • Cá tẩm bột chiên
  • Nôm thập cẩm
  • Hoa quả tráng miệng

Thực đơn 3 (Món chay):

  • Chả giò chay
  • Nem chay rán
  • Xôi hạt sen
  • Sườn non chay chiên xù
  • Canh đậu hũ
  • Salad trộn
  • Hoa quả tráng miệng

Một vài lưu ý khi chuẩn bị thực đơn đám giỗ miền Bắc 

Trong văn hóa Việt Nam, đặc biệt là văn hóa tâm linh thờ cúng có rất nhiều những điều cần chú ý để tuân theo và tránh những sai sót khi chuẩn bị cho các món thực đơn đám giỗ miền Bắc:

  • Tuyệt đối không được nếm thử món ăn trước khi cúng, không ngửi thử rượu trước khi đem thắp hương.
  • Trong thực đơn đám giỗ miền Bắc tránh các đồ tanh, món ăn sống, cúng thịt chó, vịt, lươn,...
  • Trong mâm cỗ giỗ miền Bắc tránh cho những gia vị như tỏi vào món ăn khi nấu.
  • Không để thiếu cơm, gạo, muối.
  • Số lượng món ăn trong mâm cỗ nên là số lẻ, tối thiểu 7 món và tối đa 9 món.
  • Nên sắp xếp các món ăn theo nguyên tắc âm dương ngũ hành, tạo nên sự cân bằng và hài hòa cho mâm cỗ.
  • Chuẩn bị thực đơn đám giỗ miền Bắc nên chọn những nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cách bày thực đơn đám giỗ miền Bắc đẹp mắt

Bày trí mâm cỗ đám giỗ miền Bắc đẹp mắt thể hiện lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Tùy vào mỗi gia đình mà cách bày thực đơn đám giỗ miền Bắc sẽ khác nhau. Dưới đây là một vài gợi ý về cách bày thực đơn ngày giỗ miền Bắc đẹp mắt hơn.

Thực đơn đám giỗ miền Bắc bày trí đẹp mắt cũng là cách bày tỏ lòng thành với người đã khuất lại vừa thể hiện con mắt thẩm mỹ, sự khéo léo của gia chủ
Thực đơn đám giỗ miền Bắc bày trí đẹp mắt cũng là cách bày tỏ lòng thành với người đã khuất lại vừa thể hiện con mắt thẩm mỹ, sự khéo léo của gia chủ
  • Nên chọn mâm cỗ có kích thước phù hợp với không gian thờ cúng và số lượng thực đơn đám giỗ. Để đẹp mắt hơn, gia chủ có thể chọn bày thực đơn ngày giỗ trong cùng một bộ bát đĩa.
  • Mâm cỗ nên được đặt ở vị trí trang trọng trong nhà, thường là trên bàn thờ hoặc phòng khách.
  • Nên sắp xếp các món ăn theo thứ tự từ cao xuống thấp, từ trong ra ngoài. Các món chính nên đặt ở giữa, các món khác xếp xung quanh.
  • Vàng mã đặt sang một mâm nhỏ để cạnh bàn cúng.

Thực đơn đám giỗ miền Bắc đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Mâm cỗ giỗ miền Bắc không chỉ là những món ăn dâng cúng tổ tiên, mà còn là biểu tượng cho lòng thành kính, sự biết ơn và mong ước về cuộc sống sung túc, may mắn của con cháu. Do đó, việc chuẩn bị thực đơn chu đáo và đầy đủ ý nghĩa đóng vai trò quan trọng trong nghi lễ cúng bái. Việc luôn trân trọng và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, trong đó có tục lệ cúng giỗ và chuẩn bị mâm cỗ giỗ miền Bắc là cách để chúng ta thể hiện lòng hiếu thảo, gắn kết tình cảm gia đình và lưu giữ những ký ức đẹp đẽ về những người đã khuất.

* Bài viết mang tính chất tham khảo.