Tiểu đường thai kỳ là gì?
Hiểu đơn giản, tiểu đường thai kỳ là lượng đường trong máu tăng cao, thường xuất hiện khi mang thai. Mặc dù bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ cũng dễ bị tiểu đường nhưng phổ biến nhất chính là tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.
Trong khi mang thai và kể cả sau khi sinh, bệnh này đều có thể gây ra các vấn đề cho mẹ bầu và thai nhi. Khi được phát hiện sớm, để giảm bớt những tác hại của bệnh nên có chế độ ăn phù hợp để kiểm soát được lượng đường không tăng cao.
Biểu hiện của chứng tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ ở giai đoạn 3 tháng cuối thường gặp phải những triệu chứng như sau:
- Mẹ bầu thường xuyên bị khát nước, miệng khô dù không phải vận động nhiều hay không ăn quá nhiều đồ cay, mặn.
- Chị em thường có cảm giác mệt mỏi khi mang bầu, nhất là ở giai đoạn 3 tháng cuối. Thế nhưng, mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải thường xuyên hơn nếu mắc tiểu đường ở giai đoạn cuối thai kỳ dù đã có chế độ nghỉ ngơi đầy đủ.
- Đi tiểu nhiều hơn: Khi thai nhi phát triển và tăng cân nhanh chóng có thể gây chèn ép lên bàng quang, đây là vấn đề khá thường gặp ở các mẹ bầu, nhất là vào giai đoạn 3 tháng cuối. Thế nhưng, ở các mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng cuối, đi tiểu nhiều cũng là một dấu hiệu thường gặp.
- Mẹ bầu còn có thể gặp phải một số biểu hiện khác ngoài những triệu chứng nêu trên như sụt cân không rõ nguyên nhân, mắt mờ, vùng kín thường xuyên bị ngứa…
Những ai dễ mắc tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng cuối?
Dưới đây là những đối tượng sẽ có nguy cơ cao bị tiểu đường trong khoảng 3 tháng thai kỳ. Do đó, trong lúc mang thai bạn cần hết sức cẩn thận và chú ý tuân thủ theo các chỉ dẫn từ bác sĩ:
- Người thừa cân, béo phì có tình trạng kháng insulin và tăng tiết insulin – Gây rối loạn chuyển hóa glucose.
- Trong gia đình có người thân đã mắc bệnh lý tiểu đường tuýp 2.
- Người có tiền sử về bất thường dung nạp glucose, tiền sử sinh con to > 4kg.
- Độ tuổi có thai: Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, các mẹ có tuổi nhỏ hơn 25 sẽ ít có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, còn với phụ nữ ngoài 35 tuổi sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn.
- Người có tiền sử sản khoa bất thường: Thai chết lưu không rõ nguyên nhân, có con bị dị tật bẩm sinh, sinh non và tiền sản giật…
- Người mẹ được chẩn đoán mắc hội chứng đa nang buồng trứng.
- Người đã mắc chứng tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước đó.
Một số biến chứng tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những biến chứng sản khoa nghiêm trọng nếu không có những phương pháp điều trị kịp thời, ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và cả thai nhi. Một số biến chứng dưới đây có thể xảy ra khi mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ ở 3 tháng cuối:
Đối với mẹ bầu một số biến chứng có thể xảy ra:
- Tăng huyết áp, tai biến mạch máu não và nguy cơ tiền sản giật.
- Nguy cơ sinh non: Tình trạng rối loạn kiểm soát glucose trong máu khi mắc bệnh tiểu đường chính là nguyên nhân gây ra một số vấn đề như tiền sản giật, tăng huyết áp, từ đó làm tăng nguy cơ sinh non.
- Nhiễm khuẩn về đường tiết niệu: Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể phải đối mặt với tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, chức năng bài tiết suy giảm, mắc chứng viêm đài bể thận cấp, đáng lo ngại hơn là tình trạng nhiễm trùng ối và sinh non…
- Trong thời kỳ mang thai, khi mắc tiểu đường mẹ bầu có nguy cơ cao phải đẻ mổ.
- Sau sinh, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc chứng tiểu đường type 2.
- Tiểu đường thai kỳ còn ảnh hưởng đến thị lực và hệ thần kinh của mẹ bầu.
Đối với thai nhi, một số biến chứng có thể xảy ra:
- Thai nhi có nguy cơ mắc phải một số dị tật bẩm sinh.
- Thai quá to: Lượng đường huyết dư thừa trong cơ thể mẹ có thể được vận chuyển vào thai nhi là nguyên nhân khiến tuyến tụy của thai nhi phải tăng cường hoạt động chuyển hóa. Vì vậy, thai nhi có nguy cơ to hơn bình thường.
- Nguy cơ sinh non.
- Trẻ sinh ra có thể bị suy hô hấp, bệnh vàng da sơ sinh và một số vấn đề về tim mạch.
- Trẻ có nguy cơ mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa trong tương lai sau khi chào đời.
Tiểu đường thai kỳ có hết sau khi sinh con không?
Theo các chuyên gia, hầu hết các trường hợp bị tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất ngay sau khi em bé chào đời. Những người mắc tiểu đường thai kỳ khi mang thai được khuyến khích thực hiện xét nghiệm bệnh tiểu đường khoảng 6 đến 12 tuần sau khi họ mang thai.
Tuy nhiên, lưu ý có hơn 50% trường hợp người bị tiểu đường thai kỳ có thể mắc tiểu đường tuýp 2 trong vòng 5 năm sau khi sinh con. Vì vậy, để giúp điều trị bệnh tiểu đường sau sinh, đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa bệnh lý tiểu đường tuýp 2, các bà mẹ nên chú ý xét nghiệm tiểu đường được khuyến nghị, tiến hành theo dõi lượng đường trong máu, có chế độ ăn uống cân bằng, thường xuyên tập luyện thể thao.
Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Trước khi áp dụng thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối, mẹ bầu nên tuân theo một số nguyên tắc trong suốt thai kỳ.
Nguyên tắc về chế độ ăn và thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Trong giai đoạn mang thai 3 tháng cuối, nếu mắc tiểu đường thai kỳ, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh để đảm bảo kiểm soát đường huyết và hạn chế rủi ro với cả mẹ bầu và thai nhi. Trong đó, một số vấn đề chị em cần lưu ý sau:
- Nên cung cấp 1.800 – 2.500 calo cho cơ thể mỗi ngày.
- Không nên ăn no quá hoặc để cơ thể quá đói. Vì vậy, mẹ bầu hãy chia nhỏ các bữa ăn.
- Không nên ăn quá nhiều cho dù loại thực phẩm đó có tốt đến mấy. Các chuyên gia về dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên bổ sung đa dạng thực phẩm.
Gợi ý về thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Sau đây là thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối trong 7 ngày các mẹ có thể tham khảo:
Ngày | Bữa sáng | Bữa trưa | Bữa tối |
Thực đơn 1 |
Phở bò - Bánh phở: 250g Phụ: Táo: 200g |
Cơm gạo lứt, cá hồi áp chảo, salad trộn - Cơm lứt: 200g Xế: Sữa chua ít đường: 1 hũ |
Cơm lứt, canh rau cải thịt băm, tôm nướng - Cơm lứt: 200g Trước ngủ 1 tiếng: Sữa tươi không đường: 200ml |
Thực đơn 2 |
Cháo yến mạch nấu với thịt nạc, cải bó xôi. - Yến mạch: 60g Phụ: - Khoai lang: 100g |
Cơm lứt, gà nướng, canh bí đỏ, bông cải xanh luộc - Cơm: 200g Xế: - Sữa chua ít đường: 1 hũ |
Cơm lứt, thịt bò thăn áp chảo, măng tây xào tỏi, canh bắp cải - Cơm: 200g Trước ngủ 1 tiếng: - Sữa tươi không đường: 200ml |
Thực đơn 3 |
Ngô luộc, trứng luộc, salad trộn quả bơ. - Bắp/ngô: 2 quả Phụ: - Thanh long: 80g |
Cơm lứt, cá nướng, khổ qua xào tỏi, cà rốt luộc - Cơm: 200g Xế: - Sữa chua ít đường: 1 hũ |
Cơm gạo lứt, gà áp chảo ăn kèm dưa leo, canh hẹ đậu hũ - Cơm: 200g Trước ngủ 1 tiếng: - Sữa tươi không đường: 200ml |
Thực đơn 4 |
Sandwich ngũ cốc, ½ quả táo, 1 ly sữa tươi không đường - Sandwich ngũ cốc: 3-4 lát |
Cơm gạo lứt, canh mồng tơi nấu tôm, đậu phụ chiên sả - Cơm lứt: 200g Xế: - Phô mai: 1 miếng 15g |
Hủ tiếu mực - Hủ tiếu: 250g |
Thực đơn 5 |
Bún bò - Bún: 150g Phụ: - Ổi: 200g |
Cơm gạo lứt, ếch kho sả ớt, rau muống luộc - Cơm: 200g Xế: - Sữa tươi không đường: 200ml |
Cháo yến mạch nấu tôm, cải thìa luộc - Yến mạch: 60g Trước ngủ 1 tiếng: - Sữa chua ít đường: 1 hũ |
Thực đơn 6 |
Bánh mì đen, trứng ốp la, salad cải kale trộn trái cây - Bánh mì đen: 1,5 ổ |
Bún trộn chay - Bún: 250g Xế: - Sữa tươi không đường: 200ml |
Cơm gạo lứt, cá hồi nướng, măng tây, bông cải áp chảo - Cơm: 200g |
Thực đơn 7 |
Yến mạch ngâm qua đêm - Yến mạch: 60g Phụ: - Khoai luộc: 100g |
Cơm lứt, cá lóc kho, đậu bắp luộc, canh bầu - Cơm: 200g |
Cơm lứt, thịt nạc luộc, susu xào cà rốt - Cơm: 200g Trước ngủ: - Sữa tươi không đường: 100ml |
Những môn thể thao tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Trong việc vận động, nếu bà bầu không có những chống chỉ định thì 5 môn thể thao dưới đây sẽ rất tốt, nhất là những bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Đi bộ
Hoạt động rất tốt cho phụ nữ mang thai là đi bộ. Khi cơ thể đã mệt mỏi không nên cố gắng đi bộ và có thể nghỉ ngơi bất cứ lúc nào mình muốn. Mỗi ngày thời gian đi bộ khoảng từ 20-40 phút, tùy vào sức khỏe mẹ bầu.
Việc đi bộ có tác dụng:
Hỗ trợ tim mạch, giảm thiểu bệnh lý tim mạch do tiểu đường thai kỳ gây ra cho phụ nữ mang thai.
Giúp hệ cơ bắp được săn chắc, tử cung được co bóp nhanh và dễ dàng hơn, đốt cháy calo, kiểm soát tốt trọng lượng của bản thân, giảm nguy cơ táo bón.
Giúp cơ thể được khỏe mạnh, giảm nguy cơ đái tháo đường và tiền sản giật.
Chạy bộ nhẹ nhàng
Tuân thủ nguyên tắc: Tập nhẹ nhàng, vừa sức, tránh thở dốc, chọn đoạn đường bằng phẳng. Để nhận được lời khuyên về chế độ tập hợp lý, thông báo cho bác sĩ sản khoa theo dõi thai kỳ biết về chế độ tập chạy của mình.
Chạy bộ nhẹ nhàng giúp:
Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, viêm tĩnh mạch chân, huyết áp cao và bệnh trĩ.
Củng cố cơ quan cột sống giúp hỗ trợ duy trì tư thế cần thiết trong thời gian mang thai.
Bơi lội
Giảm thiểu chứng bệnh đau lưng, cơ bắp vận động, các mạch máu được nước massage, thúc đẩy máu lưu thông tốt cho mẹ và con, phòng ngừa táo bón, phù chân.
Giúp phổi khỏe, hít thở sâu tốt, điều chỉnh vị trí thai nhi để sinh dễ dàng.
Giúp tiêu hao được năng lượng thừa, phòng tránh tiền sản giật và đái tháo đường.
Tiếp xúc ánh nắng mặt trời, giúp sát khuẩn và chuyển hóa cholesterol dưới da thành vitamin D3 (vitamin giúp hấp thụ canxi, phốt pho, tốt cho xương của thai nhi).
Giảm đau đầu, giúp hệ thống thần kinh bé phát triển khỏe mạnh.
Yoga
Giúp bà bầu luyện cách thở, cung cấp lượng oxy dồi dào và đào thải khí carbonic.
Giúp hệ xương khớp dẻo dai, kiểm soát trọng lượng cơ thể, giảm nguy cơ đái tháo đường.
Giúp thư giãn, giải tỏa stress và mệt mỏi.
Khiêu vũ
Giúp tránh căng thẳng, tinh thần vui vẻ và thoải mái.
Hạn chế nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và cao huyết áp trong thai kỳ, giúp cho cơ thể nhẹ nhàng và uyển chuyển hơn.
Duy trì khoảng từ 20-40 phút/ ngày và ít nhất 3 ngày/tuần để mang lại hiệu quả luyện tập, thời gian tập tùy thuộc vào sức khỏe của sản phụ.
Bà bầu tập thể thao không chỉ giúp cơ thể trở nên dẻo dai hơn, giúp quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi, mà còn giúp ổn định mức đường huyết, tránh những nguy cơ biến chứng do tiểu đường thai kỳ gây ra. Lưu ý mọi bài tập đều phải nhẹ nhàng và nên hỏi ý kiến bác sĩ sản khoa về tình trạng sức khỏe của mình trước khi tập luyện.
Câu hỏi thường gặp về thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên chia bao nhiêu bữa mỗi ngày?
Trong ngày nên chia thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối thành 5-6 bữa nhỏ để giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên có gì?
Nhóm thực phẩm giàu protein: Cá, thịt nạc, trứng, sữa, các loại đậu…
Nhóm thực phẩm giàu chất xơ: Rau xanh, trái cây ít ngọt, ngũ cốc nguyên hạt…
Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Rau củ quả, trái cây…
Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối cần lưu ý gì khi ăn uống?
- Hạn chế ăn thức ăn ngọt, béo, nhiều dầu mỡ.
- Ăn đúng giờ, không bỏ bữa.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Theo dõi đường huyết thường xuyên.
Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối có cần kiêng khem gì không?
Trong thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối cần kiêng khem một số thực phẩm như:
- Thức ăn ngọt, béo, nhiều dầu mỡ…
- Gạo trắng, bánh mì trắng, mì ống…
- Nước ngọt có ga, nước ép trái cây đóng hộp…
- Rượu bia, thuốc lá…