Củ bạc hà núi có tác dụng gì? Những lợi ích không ngờ tới

Caitlin Trang
Củ bạc hà núi có tác dụng gì? Nổi tiếng trong dân gian với vô số công dụng chữa trị bệnh, củ bạc hà núi không còn quá xa lạ với nhiều người. Trong đó phải kể đến các tác dụng như hỗ trợ giảm sốt, giảm mụn và cải thiện triệu chứng gout hiệu quả.

1. Tìm hiểu về củ bạc hà núi

Trước khi tìm hiểu củ bạc hà núi có tác dụng gì, hãy cùng khám phá những thông tin về loài cây này.

1.1 Củ bạc hà núi là gì?

Củ bạc hà núi hay còn được gọi là củ ráy. Đây là một loại thực phẩm dân dã, thường gặp ở rất nhiều vùng quê và miền núi tại Việt Nam. Loại cây này có thân mềm, kích thước khá đa dạng. Nếu được phát triển ở điều kiện sống lý tưởng, loài cây này có thể cao tới 5m. Lá cây nhẵn bóng, hình tim. Rễ hình cầu và mọc ra củ. Cây bạc hà núi có thể được sử dụng làm dược liệu. Trong đó, phần củ được cho là sở hữu nhiều dược tính nhất. Củ bạc hà trên 2 năm mới có thể khai thác để sử dụng làm thuốc.

1.2 Củ bạc hà núi có độc không?

Theo đông y, củ bạc hà núi có vị nhạt, tính hàn không chứa độc nhưng gây ngứa nếu không dùng đúng cách. Vì vậy, trước khi dùng củ bạc hà hay bất cứ loại thảo dược nào, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia/bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Củ bạc hà núi có thể gây ngứa nếu không sơ chế đúng cách
Củ bạc hà núi có thể gây ngứa nếu không sơ chế đúng cách

2. Hình ảnh cây bạc hà núi

Hình ảnh của cây bạc hà núi dưới đây giúp bạn nhận biết dễ dàng về loại thực vật này.

Hình ảnh của cây bạc hà núi
Hình ảnh của cây bạc hà núi

3. Củ bạc hà núi có tác dụng gì?

Nổi tiếng trong đông y là thế nhưng không phải ai cũng biết củ bạc hà núi có tác dụng gì. Theo chuyên gia, củ bạc hà núi chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, phải kể đến như sắt, canxi, kali, flavonoid, saponin, cùng với đó là nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu khác. Một số công dụng của củ bạc hà núi đó là:

3.1 Hạ sốt, chữa cảm cúm

Củ bạc hà núi có thể giúp giảm thân nhiệt, hạ sốt hiệu quả. Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị sốt, sử dụng củ ráy chà xát lên cơ thể có thể giúp hạ nhiệt nhanh chóng. Để tránh gây kích ứng trên da, bạn nên thử chà xát củ ráy trên tay, đảm bảo rằng việc sử dụng không gây ngứa hay các phản ứng nguy hiểm khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể đun củ ráy với nước và uống trực tiếp. Sử dụng 2 - 3 lần mỗi ngày có thể giúp hạ sốt hiệu quả.

3.2 Trị mụn

Nhờ hàm lượng chất chống oxy cao, củ bạc hà còn giúp giảm viêm, giảm mụn rất tốt. Bạn có thể xay nhuyễn củ bạc hà với nghệ, sau đó đun sôi hỗn hợp trên trong 30 phút. Thêm chút mật ong vào để hỗn hợp hơi sệt. Đợi nguội sau đó thoa lên mặt. Tương tự như tác dụng trên, khi dùng củ ráy chữa mụn nhọt bạn cũng nên kiểm tra xem có dị ứng không.

3.3 Hỗ trợ điều trị gout

Chữa bệnh gout là đáp án cuối cùng cho câu hỏi "củ bạc hà núi có tác dụng gì?". Như trên đã chia sẻ, củ bạc hà núi có tính hàn, mang đến tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Hơn nữa, thành phần dinh dưỡng trong loại củ này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp kháng khuẩn, chống viêm tốt. Vì vậy, nó được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh gout.

Củ bạc hà núi có tác dụng gì? Củ bạc hạ núi giúp hỗ trợ điều trị gout
Củ bạc hà núi có tác dụng gì? Củ bạc hạ núi giúp hỗ trợ điều trị gout

4. Những lưu ý khi dùng củ bạc hà núi chữa bệnh

Khi đã biết củ bạc hà núi có tác dụng gì thì để tận dụng tốt nhất những lợi ích từ dược liệu này, bạn đừng bỏ qua các lưu ý sau:

  • Trong củ bạc hà có chứa canxi oxalat gây kích ứng da. Vì vậy, khi chế biến cần hết sức lưu ý, phải rửa sạch củ bạc hà và nấu chín kỹ để đảm bảo an toàn.
  • Củ ráy có tính hàn, không thích hợp với người hay bị lạnh bụng.
  • Các cách chữa trị bằng củ ráy chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, ở giai đoạn đầu. Trường hợp bệnh đã nặng hoặc điều trị mãi không dứt điểm, bạn hãy đến các cơ sở y tế ngay lập tức.
  • Không sử dụng củ ráy khi chưa chế biến, điều này có thể gây khó chịu và rát họng.

5. Đối tượng không nên dùng bạc hà núi

Sở hữu nhiều lợi ích nhưng không phải mọi đối tượng đều có thể sử dụng củ bạc hà núi.. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể cần tránh loại cây này.

  • Phụ nữ mang thai: Bạc hà núi có thể gây ra sự co thắt tử cung, do đó không nên sử dụng trong thời kỳ mang thai.
  • Người bị vấn đề về đường tiêu hóa: Bạc hà núi có thể gây kích ứng hoặc làm tăng triệu chứng của người mắc các vấn đề về tiêu hóa như dị ứng hoặc viêm loét dạ dày.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Dùng bạc hà núi cho trẻ em dưới 12 tuổi có thể gây ra các vấn đề về hệ thống tiêu hóa và hô hấp.
  • Người đang dùng thuốc: Bạc hà núi có thể tương tác với một số loại thuốc nên nếu bạn đang dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến với bác sĩ trước khi sử dụng.

6. Phân biệt củ bạc hà núi với dọc mùng

Cáy ráy bạc hà núi thường bị nhầm lẫn với dọc mùng, điều này dẫn đến nhiều trường hợp bị ngộ độc do ăn nhầm. Tuy nhiên vẫn có đặc điểm khác nhau để bạn có thể phân biệt hai loại cây này.

Cây bạc hà núi và dọc mùng có nhiều điểm khác nhau
Cây bạc hà núi và dọc mùng có nhiều điểm khác nhau

  • Cây bạc hà núi có màu xanh đậm và trông thô hơn.
  • Cây bạc hà núi màu hơi ngả vàng, bề mặt lá mềm mại.
  • Cây bạc hà núi có nhiều hình khiên, cuống lá to mập, phần hợp sinh giữa 2 thủy gốc phiến rất hẹp.

Trên đây là giải đáp củ bạc hà núi có tác dụng gì, cùng với đó là thông tin về cách dùng, những lưu ý khi sử dụng thảo dược. Mặc dù là thảo dược lành tính, nhưng bạn cũng đừng quên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nhé!