1. Nghệ đen là gì?
Việc tìm hiểu các thông tin cơ bản về loại thực vật này giúp bạn có cơ sở để khẳng định nghệ đen có tác dụng gì một cách chính xác và khách quan. Nghệ đen (tên khoa học là Cucurma Caesia), thuộc nhóm thực vật họ gừng.
Nghệ đen có nguồn gốc từ khu vực Đông Bắc Ấn Độ và Indonesia. Ngày nay, bạn có thể bắt gặp loài cây này ở nhiều nước khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, nghệ đen phù hợp với khí hậu miền Bắc, chúng ưa sống trong bóng râm và phát triển tốt ở cả đất đồi núi và đồng bằng.
Thành phần nổi bật nhất của nghệ đen là curcumin - một dạng hoạt chất hoá học thuộc polyphenolic, được đánh giá cao và ứng dụng để trị bệnh và điều chế dược phẩm. Ngoài ra, nghệ đen còn chứa một số thành phần đặc biệt như:
- Tinh dầu: Tinh dầu tập trung nhiều nhất ở phần củ, chứa nhiều chất chống oxy hoá mạnh, giúp kháng khuẩn và hỗ trợ hệ tiêu hoá.
- Curcemenol và sesquiterpene: 2 chất này có khả năng ngăn chặn quá trình phát triển khối u, bảo vệ gan và hệ thần kinh.
- Curcuzedoalide: Đây là hợp chất có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư đường ruột.
2. Nghệ đen có tác dụng gì?
Tìm hiểu nghệ đen có tác dụng gì cho thấy đây là vị thuốc có chứa nhiều dưỡng chất như protein, chất xơ, vitamin cần thiết,... Hơn nữa, nghệ đen còn có tác dụng chăm sóc sắc đẹp cho các chị em. Công dụng của nghệ đen bao gồm:
2.1. Chống viêm, giảm đau
Thành phần của nghệ đen chứa những hoạt chất chống viêm, giúp ngăn ngừa bệnh tim, hen suyễn và chống lão hoá. Đặc biệt, curcumin trong loại củ này mang tới tác dụng giảm đau, điều trị chứng viêm khớp. Ngoài ra, nghệ đen có khả năng chữa lành các vết viêm loét dạ dày, đại tràng.
2.2. Làm đẹp
Khả năng chống viêm, kháng khuẩn của nghệ đen cũng giúp cải thiện làn da cho chị em, đặc biệt là hỗ trợ vết mụn mau lành, làm phẳng sẹo và làm chậm quá trình lão hoá. Một số căn bệnh ngoài da khác có thể được khắc phục bởi nghệ đen như vảy nến, bệnh chàm, chứng đỏ mặt.
Bên cạnh đó, vitamin và collagen trong nghệ giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục vết thương và hạn chế để lại sẹo trên da.
2.3. Trị bệnh về phổi
Việc xác định nghệ đen có tác dụng gì chỉ ra loại củ này chứa các hợp chất điều trị bệnh về phổi như: hen suyễn, viêm phế quản và viêm phổi.
2.4. Phòng chống ung thư
Nghệ đen được khuyến khích sử dụng cùng các biện pháp hoá trị chữa bệnh ung thư. Ngoài ra, circumin trong nghệ đen được chứng minh là hợp chất chống ung thư hiệu quả.
2.5. Hỗ trợ quá trình giảm cân
Một khả năng đặc biệt khác của nghệ đen là tác dụng phân huỷ các tế bào chất béo và mỡ tích tụ trong cơ thể. Bên cạnh việc tập luyện và ăn uống lành mạnh, nghệ đen giúp bạn kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả và an toàn.
3. Cách sử dụng nghệ đen tươi
Sau khi nắm được nghệ đen có tác dụng gì, nhiều người cũng quan tâm đến cách để sử dụng nghệ đen tươi để phát huy tối đa công dụng của chúng. Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, bạn sẽ có những cách áp dụng khác nhau. Một số cách đơn giản bạn có thể tham khảo:
- Bước 1: Rửa sạch nghệ, sau đó gọt lớp vỏ bên ngoài.
- Bước 2: Dùng dao cắt nhỏ, sau đó cho nghệ vào máy xay sinh tố với nước để thu được hỗn hợp xay nhuyễn.
- Bước 3: Lọc hỗn hợp trên bằng vải để loại bỏ bã và xơ nghệ.
- Bước 4: Chờ đến khi phần tinh bột nghệ lắng xuống, vớt bỏ phần tinh dầu nổi trên bề mặt.
- Bước 5: Sau khi lấy được phần tinh bột nghệ, bạn mang ra chỗ thoáng phơi khô để thu được tinh bột nghệ đen.
Với tinh bột nghệ thu được, bạn có thể sử dụng làm gia vị chế biến món ăn hoặc trộn cùng mật ong, dầu dừa hoặc tinh dầu làm mặt nạ dưỡng da.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc hữu ích từ nghệ đen sau đây:
Chữa nôn trớ ở trẻ em
- Chuẩn bị sẵn sàng 4g nghệ đen và một ít muối ăn, ngưu hoàng lượng cỡ bằng hạt gạo.
- Hòa nghệ đen với sữa và muối, đem nấu sôi trong tầm 5 phút và liên tục thêm ngưu hoàng vào quậy đến khi tan hoàn toàn. Chia uống khoảng vài lần trong ngày.
Chữa ăn uống không ngon miệng, hoa mắt chóng mặt
- Chuẩn bị một liều thuốc gồm: Đương quy, ngưu tất, đào nhân, hà thủ ô và sài hồ (mỗi vị 20g), lô hội ( 25g), nghệ đen và hoàng kỳ (mỗi vị 30g), long đởm thảo và đại hoàng (mỗi vị 10g).
- Đem thuốc sao vàng và thái nhỏ, cho tất cả vào bình thủy tinh, đổ rượu ngập mặt thuốc rồi ngâm trong 2 tuần, sử dụng 2 - 3 lần một ngày, mỗi lần uống 20ml.
Trị đau bụng kinh
- Thành phần của bài thuốc gồm 20g nghệ đen, 16g ích mẫu, 8g ngải cứu.
- Cho 3 vị thuốc vào ấm và sắc cùng 500ml nước, sắc thuốc cạn còn 200ml thì ngưng. Chia thuốc làm 2 lần uống, mỗi lần uống 100ml và dùng trước bữa ăn chính.
Điều trị viêm dạ dày lâu năm
- Chuẩn bị 1kg củ nghệ đen, 200g trúc diệp sài hồ, 300g ô tặc cốt, mật ong nguyên chất.
- Nghiền thành bột mịn cùng với những vị còn lại, đem trộn đều bột thuốc với mật ong, mỗi lần uống 20g, chia thành 2 lần trên ngày, dùng trước lúc ăn nửa tiếng.
Chữa vàng da do viêm gan
- Chuẩn bị củ nghệ đen, quả quất non, uất kim, củ gấu. Tất cả sử dụng dạng khô liều và lượng bằng nhau.
- Nghiền những vị trên thành bột mịn và cho trộn đều với mật ong, mỗi ngày uống 2g. Thoa hỗn hợp rượu gừng nghệ lên các vùng da dễ bị rạn như bụng, hông và đùi ngày 1 đến 2 lần.
Chữa các chứng đau có nguyên nhân do lãnh khí xung tâm:
- Chuẩn bị 60g nghệ đen, 30g mộc hương, giấm.
- Đem nguyên liệu tán thành bột và mỗi lần uống 1,5g với giấm.
Chữa co thắt tiểu trường: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm bột nghệ đen, 3g hành và uống chung với rượu khi đang đói bụng.
Chữa đau sườn dưới
- Chuẩn bị 15g kim linh tử, 1,15g tam lăng; 1,15g nghệ đen; 1,15g nhũ hương; 1,15g mộc dược.
- Sắc thuốc uống mỗi ngày một thang.
Trị nhiễm nấm mãn tính đường ruột, ăn lâu tiêu, mệt mỏi, chướng hơi, lạnh bụng
- Chuẩn bị nghệ đen, tam lăng và củ gấu mỗi vị 160g, đinh hương và đăng tâm mỗi vị 16g, cốc nha, thanh mộc hương và thanh bì mỗi vị 20g, hạt cau, khiên ngưu mỗi vị 40g.
- Tán hỗn hợp thành bột, vo viên.
- Tùy theo tình trạng bệnh, mỗi ngày uống 8 – 12g với nước sắc gừng.
Chữa thâm nám, tàn nhang, làm sáng da:
- Chuẩn bị tinh bột nghệ đen, mật ong, sữa chua.
- Uống 1 thìa tinh bột nghệ đen với mật ong vào mỗi buổi sáng.
- Kết hợp dùng mặt nạ nghệ đen và sữa chua không đường đắp lên da để cải thiện các sắc tố đen sạm. Mỗi tuần đắp mặt nạ 2 – 3 lần.
Chữa tổn thương da do bỏng:
- Chuẩn bị bột nghệ đen và gel lô hội.
- Trộn 2 nguyên liệu với nhau và đắp lên khu vực da bị bỏng mỗi ngày giúp kháng khuẩn, chống viêm, đẩy nhanh tốc độ lên da non.
Chữa bệnh đại tràng co thắt, đại tiện ra máu, táo bón:
- Chuẩn bị 1kg bột nghệ đen, 500g cồ nốc mảnh, 40g đại hoàng, 200g mè đen.
- Trộn các vị trên với mật ong.
- Ngày uống 20g.
Ngăn ngừa và làm mờ vết rạn da sau sinh:
- Chuẩn bị củ nghệ đen và gừng tươi lượng bằng nhau.
- Giã nát 2 vị thuốc rồi đem ngâm rượu.
- Thoa hỗn hợp rượu gừng nghệ lên những vùng da dễ bị rạn như bụng, đùi, hông ngày 1 – 2 lần.
4. Tác dụng phụ của củ nghệ đen
Trong quá trình tìm hiểu nghệ đen có tác dụng gì, có nhiều bằng chứng đưa ra loại củ này có một số tác dụng phụ khi sử dụng sai cách. Cụ thể:
- Đau bụng: Tình trạng này có thể xảy ra ở người dùng bột nghệ đen trong thời gian dài do tính chất cay của nhóm thực vật họ gừng.
- Co thắt tử cung: Một số thành phần trong nghệ đen dễ gây kích ứng tử cung. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai và mẹ cho con bú cần cân nhắc khi sử dụng nghệ đen để tránh ảnh hưởng cho em bé.
- Khó cầm máu: Các dưỡng chất trong nghệ đen có thể làm chậm quá trình máu tụ.
- Tiêu chảy, nôn mửa: Khả năng kích thích dạ dày của nghệ đen có thể gây tiêu chảy, nôn mửa nếu dùng với liều lượng lớn.
5. Những ai không nên sử dụng nghệ đen?
Xác định nghệ đen có tác dụng gì chỉ ra đây là loại dược liệu quý và có nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng phù hợp để sử dụng chúng. Cụ thể:
- Người có tiền sử dị ứng với nghệ.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Bệnh nhân tiểu đường.
- Người mắc bệnh về thận.
6. Những lưu ý khi dùng nghệ đen
Liên quan đến nghệ đen có tác dụng gì, để phát huy được tốt nhất công dụng của loại "thần dược" này, bạn cần lưu ý một vài điều sau:
- Thành phần trong nghệ đen có tính phá huyết nên sẽ không thích hợp với các trường hợp bị rong kinh.
- Trường hợp khí hư, đang điều trị bệnh, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có nhu cầu sử dụng.
- Tránh sử dụng các sản phẩm từ nghệ đen nếu đang đói.
- Đối với bệnh nhân cần phẫu thuật, bạn phải ngưng sử dụng loại dược liệu này trước 2 tuần để không ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
7. Một số câu hỏi khác liên quan đến nghệ đen
Bạn có thể tham khảo phần giải đáp những câu hỏi phổ biến của nhiều người khi tìm hiểu nghệ đen có tác dụng gì sau đây.
7.1. Giá nghệ đen trên thị trường là bao nhiêu?
Giá của nghệ đen trên thị trường phụ thuộc vào chất lượng và nhà cung cấp. Nghệ đen khá hiếm so với các loại nghệ khác nên giá khá cao. Trung bình, giá nghệ đen dao động từ khoảng 300.000 VNĐ - 500.000 VNĐ. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn những nơi bán uy tín, đáng tin cậy để đảm bảo chất lượng và sự an toàn khi sử dụng.
7.2. Nghệ đen và nghệ vàng loại nào chữa đau dạ dày tốt hơn?
Chữa đau dạ dày bằng nghệ đen hay nghệ vàng đều có những ưu điểm riêng. Tuy nhiên, nghệ đen có khả năng thông kinh phá huyết, dễ gây hại đến người bị viêm loét dạ dày nên sử dụng nghệ vàng được đánh giá là lựa chọn an toàn hơn.
7.3. Có nên uống nghệ đen mật ong không?
Khi kết hợp với mật ong, nghệ đen trở thành phương thuốc giảm đau dạ dày và các chứng bệnh đường tiêu hoá rất hiệu quả.
7.4. Phụ nữ sau sinh có thể sử dụng nghệ đen không?
Ngoài nghệ đen có tác dụng gì, các chị em cũng quan tâm nhiều đến tác dụng của loại dược liệu này đối với phụ nữ sau sinh. Một số tác dụng của nghệ đen với phụ nữ sau sinh như:
- Giúp mẹ ăn ngon và tốt cho tiêu hoá.
- Cải thiện làn da.
- Tăng cường sức đề kháng.
Trả lời nghệ đen có tác dụng gì, có thể thấy đây là dược liệu chứa nhiều dưỡng chất tốt, nổi bật nhất là curcumin - hoạt chất có tác dụng chống viêm, phòng chống ung thư hiệu quả. Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, bạn cần lưu ý kỹ trước khi sử dụng.