1. Thành phần hoá học của lá bàng
Trước khi tìm hiểu lá bàng có tác dụng gì, hãy cùng điểm qua một số thành phần hoá học của loại lá này để có cơ sở kết luận về công dụng của nó đối với sức khoẻ. Cụ thể, trong lá bàng có chứa các chất bao gồm:
- Flavonoid
- Phytosterol
- Tanin
- Saponin
- Chloroform
- Glycosides
- Alkaloids
- Carbohydrates
- Protein
2. Lá bàng có tác dụng gì?
Nghiên cứu lá bàng có tác dụng gì gần đây đã cho thấy những phát hiện mới mẻ về công dụng "thần kỳ" của loại lá này. Cụ thể:
2.1. Trị viêm da cơ địa
Hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa cũng chính là tác dụng phổ biến của lá bàng. Phytosterol và flavonoid trong thành phần hoá học của lá bàng có khả năng chống viêm, kích thích sinh sản tế bào, đẩy nhanh tốc độ hồi phục của vết thương.
Ngoài ra, hợp chất chống oxy hoá có trong lá mang tính chất kháng khuẩn cao, kích thích các tế bào mới sinh ra, từ đó giảm triệu chứng ngứa rát, nổi mề đay.
2.2. Trị bệnh phụ khoa
Các phân tích y học về lá bàng có tác dụng gì cho thấy lá bàng tươi chứa hàm lượng lớn tanin - hợp chất chống oxy hoá, kháng khuẩn, ngăn chặn hoạt động của nhiều loại vi khuẩn, nấm phụ khoa. Theo đó, lá bàng có thể giúp chị em giảm các triệu chứng ngứa rát vùng kín, điều tiết cân bằng dịch âm đạo và ngăn chặn bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa.
2.3. Trị chứng viêm họng
Như đã nói ở trên, các thành phần có trong lá bàng như tanin, phytosterol có tính kháng khuẩn khá cao. Theo đó, hợp chất này ngăn chặn hoạt động của các tác nhân gây viêm họng. Hơn nữa, phytosterol có khả năng giảm lượng axit uric và hạn chế tình trạng viêm sưng trong khoang miệng. Bằng cách xông hơi lá bàng, các triệu chứng viêm họng sẽ được thuyên giảm rõ rệt.
2.4. Chữa sâu răng
Nhờ tính kháng khuẩn và các thành phần dễ tương tác cùng với enzym tồn tại trong nước bọt, lá bàng sẽ tạo ra lớp màng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào răng miệng và giảm đau răng một cách an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó, lá bàng chứa một số hoạt chất duy trì men răng, khử mùi hôi miệng.
2.5. Trị nhiệt miệng
Các chất oxy hoá trong lá bàng phát huy tốt tác dụng chống viêm, hồi phục tổn thương răng miệng. Lá bàng có công dụng ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn, virus gây tổn thương niêm mạc miệng.
3. Một số bài thuốc trị bệnh sử dụng nguyên liệu lá bàng
Sau khi tìm hiểu lá bàng có tác dụng gì, bạn có thể tham khảo thêm những bài thuốc hữu ích để áp dụng đối với tình trạng của bản thân.
3.1. Bài thuốc trị viêm da cơ địa
Để điều trị viêm da cơ địa, bạn cần chuẩn bị lá bàng non và muối tinh để đun nước tắm. Các bước tiến hành như sau:
- Bước 1: Rửa sạch và loại bỏ phần lá sâu.
- Bước 2: Đun sôi lá bàng non cùng nước và muối tinh trong vòng 15 phút.
- Bước 3: Lọc lấy nước cốt và pha với nước sạch để tắm, chú ý thoa kỹ nơi da bị viêm.
3.2. Bài thuốc chữa viêm phụ khoa
Bài thuốc này có thể áp dụng khi chị em có những triệu chứng viêm nhiễm nhẹ. Các bước cụ thể bao gồm:
- Bước 1: Chuẩn bị khoảng 15 lá bàng và muối tinh, sau đó rửa sạch và cắt thành từng khúc nhỏ.
- Bước 2: Thực hiện đun lá bàng cùng 3 thìa cà phê muối tinh trong 30 phút rồi tắt bếp và chắt lấy nước.
- Bước 3: Chờ nước lá bàng bớt nguội, bạn hãy dùng nước này để vệ sinh nhẹ nhàng vùng kín. Thực hiện đều đặn, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
3.3. Bài thuốc trị viêm họng, sâu răng, nhiệt miệng
Cả 3 bài thuốc này đều rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị lá bàng non và muối tinh, sau đó rửa sạch và cắt khúc rồi đun với nước khoảng 15 phút. Cuối cùng, bạn chắt lấy nước. Tuỳ theo từng tình trạng bệnh, các cách áp dụng sẽ có sự khác nhau. Cụ thể:
- Viêm họng: Người bệnh hãy sử dụng nước cốt đun từ lá bàng để xông mũi - họng khi nước còn nóng.
- Đau răng: Bạn sử dụng nước đun từ lá bàng súc miệng liên tục trong 5 phút và làm sạch bằng nước ấm. Thực hiện liên tục trong 2 ngày, tình trạng đau răng sẽ thuyên giảm, đồng thời loại bỏ được những tác nhân gây sâu răng.
- Nhiệt miệng: Chờ nước lá bàng nguội bớt, bạn hãy sử dụng để vệ sinh răng 3 lần/ngày.
4. Cách tắm lá bàng cho trẻ sơ sinh
Bên cạnh những công dụng trên, lá bàng được sử dụng để chữa cảm sốt, trị rôm sảy, mẩn ngứa, ra mồ hôi, viêm da dị ứng ở trẻ. Bạn có thể tham khảo theo các bước sau:
- Đặt chân vào bồn/chậu nước chứa lá bàng trước, sau đó đưa cả người bé vào sau để trẻ làm quen nhiệt độ của nước.
- Thoa đều nước lá bàng khắp cơ thể trẻ trong 5 - 7 phút.
- Đối với những chỗ bị rôm sảy, mẹ nên dùng khăn mềm để tắm nhẹ nhàng cho bé.
- Sau khi tắm, các mẹ cần lau khô da và nhanh chóng mặc quần áo cho bé.
5. Lưu ý khi áp dụng các bài thuốc từ lá bàng
Liên quan đến vấn đề lá bàng có tác dụng gì, bạn cần lưu ý những bài thuốc trên chỉ phù hợp với tình trạng bệnh chưa có diễn biến nặng. Chính vì vậy, bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng để đảm bảo loại dược liệu này an toàn với bản thân, đồng thời tránh các tác dụng phụ gây hại cho cơ thể.
Ngoài ra, bạn nên chọn lá bàng tươi, không sâu bệnh để sử dụng và luôn đảm bảo lá bàng được rửa sạch để loại bỏ vi khuẩn.
Lá bàng có tác dụng gì? Đây là loại dược liệu có khả năng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Các bài thuốc từ lá bàng được sử dụng để trị các bệnh ngứa ngáy, viêm nhiễm. Tuy nhiên, nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vẫn cần tìm đến cơ sở y khoa uy tín để xác định nguyên nhân gây bệnh và nhận liệu trình từ bác sĩ.