Cách làm rượu nho lên men tự nhiên với đường
Nguyên liệu trong cách làm rượu nho tương đối đơn giản. Tuy nhiên, để có thể tạo ra rượu nho thơm ngon tại nhà thì bạn cần tỉ mỉ trong từng bước làm.
Nguyên liệu làm rượu nho với đường cát trắng
- Nho tươi: 4 kg
- Đường cát trắng: 2 kg
- Dụng cụ: máy ép, bình thủy tinh.
Cách chọn nho tươi làm rượu nho
- Chọn nho có phần cuống còn tươi, có màu tím đẹp mắt. Quả nho căng mọng nước. Không nên chọn những chùm nho có cuống héo hoặc quả sần sùi.
- Nếu nho mua về bạn chưa sử dụng ngay thì có thể loại bỏ những quả bị hỏng. Dùng giấy báo gói nho và đặt vào hộp có nắp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 1 tuần.
Các bước làm rượu nho với đường phèn
Bước 1: Sơ chế nho tươi
Đầu tiên rửa nho với nước sạch để loại bỏ chất bẩn. Ngâm nho vào chậu nước muối trong khoảng 25-30 phút. Sau đó, đem nho rửa lại bằng nước sạch và để ráo nước.
Bước 2: Ép lấy nước cốt nho
Dùng máy ép hoa quả để ép lấy phần nước của nho và đổ vào bình thủy tinh, Thông thường, 4kg nho tươi sẽ cho ra thành phẩm khoảng 2 lít nước ép nho nguyên chất.
Sau khi ép, với phần bã nho, bạn có thể đổ thêm nước lọc rồi khuấy đều. Sau đó dùng rây hoặc vải xô sạch để lọc ép lấy nước lần 2. Phần nước nho này bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh để làm nước nho giải khát. Không dùng phần nước này để làm rượu nho.
Bước 3: Ủ rượu nho
Cho vào bình thuỷ tinh 2kg đường trắng cùng với nước ép nho. Đậy nắp lại và để bình rượu nho ở nơi khô ráo và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Ủ sau 4 giờ thì nước cốt nho sẽ bắt đầu lên men. Tiếp tục ủ đến khi thấy rượu nho trong vắt, tức là rượu đã lên men hoàn toàn. Rượu nho càng ủ lâu thì hương vị càng thơm ngon.
Để rượu nho trông đẹp mắt hơn, bạn có thể dùng rây vớt hết phần bã nho nổi lên bề mặt bình cho rượu nho thêm trong.
Yêu cầu thành phẩm
Khi hoàn thành thì bạn sẽ có cho mình một bình rượu nho có màu đỏ tím bắt mắt, mùi thơm đặc trưng của nho. Hãy cùng thưởng thức ngay để cảm nhận hương vị độc đáo.
Cách làm rượu nho không có đường
Cách làm rượu nho không có đường ngọt tự nhiên tại nhà cũng không quá phức tạp. Hãy cùng thử công thức rượu nho không đường dưới đây.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Nho tươi: 4 kg
- Rượu trắng: 1.5 lít
- Dụng cụ: chậu, bao tay, bình thủy tinh,..
Lưu ý khi chọn nguyên liệu
- Rượu phù hợp để ngâm là rượu gạo trắng từ 38-42 độ. Không nên dùng rượu có nồng độ quá thấp sẽ làm ảnh hưởng đến hương vị của rượu nho sau khi ngâm.
- Nên chọn hũ thủy tinh có nắp đậy kín để đảm bảo quá trình ngâm rượu tốt nhất.
Các bước làm rượu nho không đường
Bước 1: Sơ chế nho
Rửa sạch nho để loại bỏ các bụi bám bên ngoài. Cho nho vào 1 chậu nước muối loãng ngâm trong khoảng 25-30p rồi rửa lại với nước, để ráo.
Bước 2: Ủ nho với rượu
Nhặt bỏ cuống nho, rồi cho vào chậu lớn dùng tay bóp dập nho. Cho nho vào bình thủy tinh. Thêm rượu trắng vào và đậy nắp, đem ủ ở nơi khô ráo, tránh để ánh sáng chiếu trực tiếp vào bình.
Yêu cầu thành phẩm
Khi hoàn thành thì rượu nho sẽ có mùi thơm nồng của nho và có màu đỏ tím đẹp mắt. Khi uống sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh, thơm nồng đặc trưng.
Một vài lưu ý khi ủ và dùng rượu nho
Một số lưu ý bạn cần biết để quá trình ủ rượu nho thành công
- 2 tuần bạn nên đảo đều hỗn hợp 1 lần để cho rượu lên men nhanh và đều hơn.
- Khi ủ nho không nên đậy quá kín sẽ làm cho quá trình oxy hóa không trao đổi được và tuyệt đối không nên để rượu nho ở ánh sáng mặt trời .
- Đối với rượu nho có đường thì sẽ lên men nhanh hơn nên thời gian sử dụng cũng sẽ ngắn hơn rượu nho không đường.
- Khi rượu nho có mùi chua, màu nâu hay những vết váng bám ở thành bình thì điều này cho thấy rượu đã bị hỏng.
- Nên dùng rượu nho trong khoảng 4-5 tháng bắt đầu từ khi rượu lên men. Không nên sử dụng rượu nho quá nhiều, tránh tình trạng lạm dụng.
- Đối với ai đang bị tiểu đường thì nên tránh vì trong rượu thường có hàm lượng đường lớn.
Tác dụng khi sử dụng rượu nho
Một số lợi ích của rượu nho mang đến cho cơ thể bạn cần biết như:
- Kích thích đốt cháy mỡ trong cơ thể: Trong rượu nho có chứa một loại thành phần acid quan trọng là Ellagic. Đây là chất có thể đẩy sự kích thích đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể.
- Phòng ngừa bệnh cảm lạnh: Đối với bệnh cảm lạnh thì rượu có tác dụng làm ấm cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Đồng thời rượu còn giúp giảm nguy cơ bị cảm cúm, cảm lạnh khi vào mùa đông lạnh.
- Giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính: Khoa học có chứng minh trong nho có chứa chất chống oxy hóa, nó có thể ức chế và kiểm soát được sự phát triển của các tế bào ung thư. Trong rượu nho có chứa chất Melatonin giúp ngủ ngon hơn.
- Cải thiện trí nhớ: Trong rượu nho có chứa thành phần Resveratrol, đây là chất giúp cải thiện trí nhớ. Khi sử dụng rượu nho đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện được bệnh suy giảm trí nhớ và tăng cường đề kháng cho cơ thể.
Với 2 cách làm rượu nho ngay tại nhà mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây, bạn có thể dễ dàng tạo nên thành phẩm thơm ngon ưng ý. Chúc bạn thực hiện thành công.