1. Giá trị dinh dưỡng của bún đậu mắm tôm
Bún đậu mắm tôm thường có các nguyên liệu chính như bún, đậu hũ, chả cốm và mắm tôm. Trong một phần bún đậu mắm tôm sẽ cung cấp cho bạn những thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như:
- Bún: Carbohydrate, natri, protein, các loại vitamin A, C, Canxi, Magie,..
- Đậu hũ: Trong đậu hũ có chứa nhiều chất xơ, protein, photpho, selen, mangan,..
- Thịt: Cung cấp nhiều protein, chất béo, canxi.
- Rau xanh: Chất xơ, vitamin, khoáng chất cần thiết.
Các dưỡng chất có trong bún đậu mắm tôm mang đến cho nhiều tác dụng đối với cơ thể như:
Ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ tim mạch: Trong bún đậu mắm tôm có đậu hũ không chứa nhiều cholesterol xấu nên sẽ giảm các các yếu tố nguy cơ tim mạch như xơ vữa động mạch, béo phì. Đặc biệt rau xanh không chỉ cung cấp lượng vitamin, chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt mà còn làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, bảo vệ hệ tim mạch hiệu quả.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt: Bún thường được làm từ tinh bột gạo đã lên men nên không chứa nhiều calo như cơm. Đồng thời lượng rau xanh nhiều chất xơ sẽ giúp quá trình trao đổi chất ở hệ tiêu hóa diễn ra tốt hơn.
Ngăn ngừa loãng xương: Với hàm lượng estrogen thực vật cao cùng các thành phần canxi, sắt, kẽm,... bún đậu mắm tôm có tác dụng tăng cường chiều cao ở trẻ em và ngăn ngừa tình trạng loãng xương ở người cao tuổi.
2. Nguyên liệu làm bún đậu mắm tôm
Cách làm bún đậu mắm tôm không quá phức tạp tuy nhiên cần chuẩn bị khá nhiều nguyên liệu. Bạn cần chuẩn bị:
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Bún lá (500g)
- Đậu hũ (1kg)
- Gan (200gr)
- Ruột non heo (600gr)
- Dạ dày heo (300gr)
- Chả cốm
- Thịt heo xay
- Nấm mèo (500gr)
- Dưa chuột (3 quả)
- Rau ăn kèm: tía tô, rau mùi,..
- Ớt (2 quả)
- Chanh (2 quả)
- Hành tím (4 củ)
- Tỏi (4 tép)
- Gừng ( 1 củ)
- Mắm tôm (500gr)
- Giấm (100ml)
- Gia vị: Nước mắm, đường, dầu ăn, đường.
- Dụng cụ: Tô, chén, muỗng ,đũa, chảo, mẹt tre/khay lớn
2.2. Cách chọn mua nguyên liệu tươi, ngon
Nguyên liệu tươi, ngon sẽ đảm bảo an toàn thực phẩm và làm cho món ăn chuẩn vị hơn. Dưới đây là một số mẹo lựa chọn nguyên liệu tươi ngon mà bạn có thể tham khảo:
Cách mua gan heo tươi ngon
Gan heo tươi ngon thường có màu đỏ sẫm hoặc màu tím, điều màu. Khi chạm vào có sự săn chắc, đàn hồi, bề mặt mượt mà, không nhờn. Tránh chọn những miếng gan có mùi lạ, hình dáng bất thường dị tật, u hạch, màu trắng tái, bất kỳ vết tụ máu nào khác thường.
Cách mua dạ dày heo và ruột non
Dạ dày ngon thường có màu hồng tươi, bề mặt trơn nhẵn và không có dấu hiệu vết bầm hoặc căng phồng. Dùng tay sờ vào cảm nhận được độ đàn hồi, mềm mại, không có những dấu hiệu lợn cợn hay u hạch bất thường. Tránh mua dạ dày đông lạnh, vì chúng thường mất đi độ giòn và hương vị tự nhiên.
Cách mua lưỡi heo thơm ngon
- Khi chọn mua, bạn nên tập trung vào những phần lưỡi heo gần cuống họng, đặc biệt là những phần có màu trắng tươi. Lựa chọn lưỡi heo có mùi đặc trưng, bề mặt tươi và tính đàn hồi khi sờ chạm.
- Tránh chọn những phần lưỡi heo có màu trắng bệch, có nhiều vết bầm tím hay bề mặt có dấu hiệu lở loét, để đảm bảo rằng bạn đang sử dụng nguyên liệu chất lượng nhất cho món bún đậu mắm tôm đặc biệt của mình.
Cách mua ruột non ngon
- Chọn ruột non có phần ống căng và tròn, màu trắng hồng tươi.
- Để kiểm tra ruột non, bạn có thể bóp nhẹ, nếu ruột chảy ra dịch trắng như sữa và không có mùi lạ, đó là dấu hiệu của ruột non chất lượng.
- Tránh lựa chọn ruột non màu trắng bệch hoặc thâm đen, có bề mặt nhớt và mùi hôi
Chọn thịt heo ngon
Đối với việc chọn thịt, màu sắc là một yếu tố quan trọng. Thịt ngon sẽ có màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, có độ đàn hồi và săn chắc, không có dấu hiệu nhớt hay chảy nước.
3. Cách làm bún đậu mắm tôm chuẩn vị
Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, bạn chỉ cần thực hiện theo cách làm bún đậu mắm tôm mẹt đơn giản dưới đây là có ngay món ngon đổi bữa cho cả gia đình.
3.1. Sơ chế nguyên liệu
Cách làm bún đậu mắm tôm được thực hiện chuẩn theo các bước, trong đó sơ chế nguyên liệu là bước quan trọng nhằm loại bỏ đi chất bẩn, mùi hôi. Vậy nên bạn cần tỉ mỉ trong từng bước làm.
Đầu tiên, rửa sạch gan heo, ruột non, và dạ dày heo nhiều lần với nước. Sau đó, bóp nhẹ phần nội tạng heo bằng hỗn hợp chanh, giấm, muối, sau đó rửa lại nhiều lần với nước sạch để loại bỏ mùi hôi khó chịu. Rửa sạch thịt heo, lưỡi heo với nước.
Chi tiết phần sơ chế như sau:
Sơ chế phần dạ dày heo
Lật phần bên trong của dạ dày heo và đặt dưới vòi nước để rửa sạch. Chà xát bề mặt của dạ dày heo với muối để loại bỏ nhớt và mùi kháng khuẩn. Lặp lại quy trình này 2 đến 3 lần để đảm bảo dạ dày heo trở nên sạch sẽ và không có mùi kháng khuẩn.
Ngâm dạ dày heo trong nước sôi cùng với muối, giấm và rượu gừng để loại bỏ mọi vi khuẩn và mùi hôi.
Sử dụng dao để cạo sạch những mảng trắng bám quanh dạ dày. Rửa lại một lần nữa để đảm bảo dạ dày heo hoàn toàn sạch sẽ và khô ráo.
Lưu ý: Đối với phần lòng heo, quá trình làm sạch kỹ lưỡng là bước cực kỳ quan trọng trước khi tiến hành chế biến, nhằm đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm.
Sơ chế phần lưỡi heo
Luộc lưỡi heo vào nước sôi với một ít củ hành trắng và gừng cắt lát trong khoảng 5 phút. Tiếp theo, cạo sạch phần màng trắng ở lưỡi heo để loại bỏ mùi hôi và chất bẩn.
Mẹo nhỏ: Bạn có thể thử một số cách làm sạch lưỡi heo khác:
- Sử dụng muối hạt: Chà lưỡi heo bằng muối hạt, sau đó đặt vào nước sôi và sử dụng dao để cạo sạch phần màng trắng bên ngoài của lưỡi heo.
- Sử dụng rượu trắng: Dùng rượu trắng để làm sạch lưỡi heo, sau đó rửa lại kỹ lưỡng bằng nước. Đây là một cách hiệu quả để đảm bảo lưỡi heo trở nên sạch sẽ và không có mùi kháng khuẩn.
Sơ chế các nguyên liệu khác
Ngâm rau trong nước muối pha loãng trong 30 phút, sau đó mang ra rửa lại và vẩy cho ráo nước.
Dưa leo rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng và gọt vỏ. Cắt dưa thành những lát mỏng.
3.2. Các bước làm bún đậu mắm tôm chuẩn vị
Bước 1: Luộc thịt, lưỡi, gan, ruột non và dạ dày heo
Đặt lần lượt gan heo, dạ dày và ruột non heo vào nồi, thêm 1 thìa muối, một nhánh gừng đập dập, đổ nước vừa ngập các nguyên liệu, tiến hành luộc. Khi gan, dạ dày đã chín, hãy vớt chúng ra để ráo.
Bỏ thịt và lưỡi vào 1 chiếc nồi khác, đổ nước và tiến hành luộc với lửa vừa từ 30 đến 40 phút cho đến khi chín thì vớt ra rổ, để ráo nước.
Thịt bạn hãy thái thành những lớp mỏng. Đối với lưỡi, gan, phèo non, bao tử heo và huyết, hãy cắt chúng thành những miếng dày vừa ăn.
Bước 2: Chiên đậu
Đậu hũ được cắt thành những hình vuông nhỏ, sau đó chiên trong khoảng 150ml dầu ăn.
Khi đậu hũ có màu vàng giòn tất cả các mặt, vớt đậu ra và để ráo dầu.
Lưu ý: Khi chiên đậu phụ, đảm bảo rằng đậu đã được để ráo nước trước, điều này giúp tránh tình trạng dầu bắn vào người và gây bỏng.
Bước 3: Chiên chả cốm
Đặt chảo lên bếp và đun nóng dầu ăn, cho lần lượt từng miếng chả cốm vào chảo. Chiên với lửa vừa cho đến khi chả cốm chín giòn, mặt vàng đều thì vớt ra.
Bước 4: Pha mắm tôm
Cách làm bún đậu mắm tôm có thành công hay không phần lớn phụ thuộc vào công thức pha chế mắm tôm. Bởi mắm tôm được xem là linh hồn của món ăn này.
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho việc pha mắm tôm bao gồm:
- 3 thìa mắm tôm
- 1 thìa đường
- 1/2 quả chanh
- 1 quả ớt tươi
- 2 thìa dầu ăn
- 1 củ hành khô
- 1/2 thìa rượu trắng.
Cách pha mắm tôm ăn bún đậu thập cẩm như sau:
Cho mắm tôm vào một bát nhỏ, sau đó thêm nước cốt chanh, rượu trắng, và đường theo định lượng đã chuẩn bị trước đó. Sử dụng đũa để khuấy đều hỗn hợp.
Hâm nóng chảo và đun sôi dầu ăn. Thêm hành khô và phi thơm cho đến khi hành khô có màu vàng. Đổ hỗn hợp mắm tôm đã pha vào chảo khuấy đều và tắt bếp. Cuối cùng cho mắm tôm vào chén.
Trước khi ăn, bạn có thể thêm ớt cắt lát vào theo khẩu vị cá nhân. Nếu muốn, bạn có thể bổ sung thêm chanh hoặc ớt tùy thuộc vào sở thích cá nhân.
Lưu ý: Khi pha mắm tôm, không có công thức cụ thể, nhưng đường và chanh là hai thành phần quan trọng để tạo nên hương vị đặc trưng. Trong quá trình pha, bạn nên điều chỉnh khẩu vị sao cho hợp với sở thích cá nhân. Để giảm mùi nồng của mắm tôm, bạn thêm một ít rượu trắng.
Bước 5: Yêu cầu thành phẩm
Đặt một lớp lá chuối lên mẹt trình bày lớp bún lá, lòng heo, lưỡi heo, đậu hũ chiên, thịt luộc… theo thứ tự. Thêm mắm tôm ở giữa, rau thơm, dưa leo xung quanh để trang trí.
Món bún đậu mắm tôm có mùi thơm ngon, màu sắc trang trí đặc biệt đẹp mắt. Đậu rán ngoài giòn, trong mềm. Ruột non, gan, dạ dày và thịt heo không bị hôi mà có mùi thơm hấp dẫn. Đặc biệt, mắm tôm phải có mùi thơm đặc trưng, cân bằng giữa vị chua, cay và ngọt.
Sự kết hợp giữa vị ngon của bún, đậu, thịt hòa quyện cùng vị đậm đà mắm tôm sẽ làm bạn thích mê, ăn hoài không chán.
Chỉ với khoảng 30 phút bạn đã thực hiện xong cách làm bún đậu mắm tôm thơm ngon chuẩn vị như nhà hàng. Hãy lưu lại công thức để thực hiện một mẹt bún đậu mắm tôm cho gia đình và bạn bè ngay nào.