1. Đặc điểm của lá tía tô
Trước khi đi vào tìm hiểu uống nước lá tía tô có tác dụng gì, bạn nên nắm rõ một số đặc điểm của loại lá này.
- Hình dạng: Lá tía tô thường có hình trái xoan hoặc trái tim với các đường gân.
- Mùi vị: Lá tía tô có mùi thơm đặc trưng, nhẹ nhàng và dễ chịu.
- Màu sắc: Màu sắc của lá tía tô có thể thay đổi từ màu tím đậm đến màu tím nhạt ở mặt trên và màu xanh lục ở mặt dưới.
2. Uống nước lá tía tô có tác dụng gì?
Bạn có tự hỏi rằng uống nước lá tía tô có tác dụng gì đối với sức khỏe không? Ngay sau đây hãy cùng VNTRE khám phá sâu hơn về những lợi ích mà loại nước này mang lại.
2.1. Ức chế các tác nhân gây bệnh đường hô hấp
Có nghiên cứu chứng minh rằng chiết xuất từ lá tía tô không chỉ có khả năng ức chế sự nhân lên của virus SARS-CoV-2 mà còn có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa sự sinh trưởng của các loại virus gây bệnh đường hô hấp khác. Điều này làm cho lá tía tô trở thành một nguồn dược liệu tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc đối phó với dịch bệnh.
Ngoài ra, theo thông tin được trích dẫn từ nghiên cứu đăng trên tạp chí Archives Of Allergy And Immunology, chiết xuất từ lá tía tô cũng được biết đến với khả năng điều trị bệnh hen suyễn bởi loại lá này có thể tăng cường lưu thông khí và cải thiện chức năng của phổi.
2.2. Làm đẹp da
Priseril là một hoạt chất có trong lá tía tô được biết đến với khả năng cải thiện sắc tố da và loại bỏ tế bào chết hiệu quả. Mặt khác, trong lá tía tô có chứa hàm lượng vitamin E giúp da trở nên đều màu, tươi sáng, cung cấp độ ẩm và làm da mịn màng.
2.3. Điều trị gout và tốt cho tiêu hóa
Lá tía tô chứa đến 4 hoạt chất có khả năng giảm enzym xanthin oxidase - một tác nhân gây ra axit uric và dẫn đến bệnh gout. Lý giải về uống nước lá tía tô có tác dụng gì qua các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng hàng ngày chiết xuất từ loại lá này có thể cải thiện triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa, bệnh trào ngược dạ dày và táo bón nhẹ ở hội chứng ruột kích thích.
2.4. Chống dị ứng, bảo vệ hệ tim mạch và thần kinh
Chiết xuất của lá tía tô có khả năng ngăn cản phản ứng dị ứng trong cơ thể. Ngoài ra, lượng Omega-3 trong dược liệu này giúp chống viêm và oxy hóa hiệu quả và tăng cường chức năng nhận thức của não bộ, ngăn ngừa nguy cơ mất trí nhớ ở người già. Đặc biệt, việc tiêu thụ Omega-3 hàng ngày cũng hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch.
2.5. Hỗ trợ giảm cân
Nước từ lá tía tô chứa nhiều protein thực vật, khoáng chất, chất xơ và vitamin giúp kích thích quá trình tiêu hóa trong dạ dày. Điều này không chỉ giúp giảm nguy cơ thừa cân và béo phì mà còn mang lại những lợi ích cho nhiều cơ quan khác của đường ruột.
2.6. Ổn định các bệnh lý tự miễn dịch
Dầu hạt tía tô chứa nhiều axit omega-3 alpha-linolenic hơn so với nhiều loại dầu thực vật khác. Vậy uống nước lá tía tô có tác dụng gì trên phương diện này? Axit omega-3 được biết đến là dưỡng chất có lợi cho việc kiểm soát các tình trạng tự miễn dịch như hen suyễn, lupus và viêm khớp dạng thấp.
Đối với bệnh nhân hen suyễn, dầu hạt tía tô có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả bởi khả năng ức chế co thắt đường thở và phản ứng với các chất kích thích hít phải. Ngoài ra, dầu hạt tía tô còn có khả năng ức chế sự di chuyển của tế bào bạch cầu đến phổi, từ đó ngăn ngừa nguy cơ sốc phản vệ - một phản ứng miễn dịch không bình thường và có thể đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
2.7. Phòng các bệnh ung thư
Liệu uống nước lá tía tô có tác dụng gì trong việc phòng bệnh ung thư? Đó chính là câu hỏi đang được quan tâm trước tỷ lệ mắc căn bệnh này ngày càng nhiều ở Việt Nam. Theo nghiên cứu, lá tía tô chứa một lượng lớn luteolin, axit rosmarinic và triterpene - các hợp chất này có khả năng chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư tiềm ẩn trong cơ thể.
2.8. Chữa các bệnh lý về da
Uống nước lá tía tô có thể giúp cải thiện tình trạng mẩn ngứa và mề đay trên da. Việc sử dụng loại nước này thường xuyên sẽ mang hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng khó chịu, ngứa ngáy cho những người bị mắc phải tình trạng mề đay.
3. Hướng dẫn cách nấu nước lá tía tô đơn giản
Khi đã biết uống nước lá tía tô có tác dụng gì chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến cách chế biến ra loại dược liệu này. Sau đây là hướng dẫn cách nấu nước lá tía tô đơn giản.
Nguyên liệu:
- Lá tía tô tía 300 - 400g
- 2l nước
- 3 lát chanh
Để chọn mua lá tía tô tươi ngon, bạn nên chú ý đến các điểm sau:
- Bề mặt lá: Chọn những lá có bề mặt trơn láng, không có dấu hiệu của sự héo hay bong tróc. Lá tươi thường có màu xanh sáng và không có vết thâm đen.
- Màu sắc của cuống lá: Phần gân và cuống lá nên có màu tím đậm, càng đậm màu thì khi nấu nước sẽ càng mang lại hương thơm và vị ngọt tự nhiên.
- Tình trạng của lá: Tránh mua những lá tía tô đã bị héo, lá mất màu, hoặc có dấu hiệu của sự hỏng hóc như lá bị dập nát hoặc bị thối.
Cách chế biến:
- Đun sôi 2 lít nước lọc và thêm lá tía tô vào, đậy nắp kín. Cho hỗn hợp sôi trong 2 phút rồi tắt bếp và để cho nguội.
- Sau đó, lọc nước tía tô vào bình sạch và thêm 3 lát chanh tươi, đậy nắp và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.
4. Một số bài thuốc sử dụng lá tía tô
Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng lá tía tô mà bạn có thể tham khảo để cải thiện sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch.
- Giải cảm: Bạn có thể chế biến một bát cháo bằng lá tía tô tươi, gừng, hành và trứng gà. Món này không chỉ ngon miệng mà còn giúp làm dịu các triệu chứng cảm lạnh.
- Đầy hơi và đau bụng: Uống lá tía tô pha loãng với muối. Đây là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để giảm đau và kháng vi khuẩn đường ruột.
- Làm dịu tức thở và ho: Nấu nước lá tía tô cùng với rễ cây dâu. Món nước này không chỉ giúp giảm cơn ho mà còn làm dịu đường hô hấp và hỗ trợ quá trình làm sạch phế quản.
5. Những lưu ý khi sử dụng lá tía tô
Khi sử dụng lá tía tô, liệu bạn đã biết uống nước lá tía tô có tác dụng gì và cần xem xét những lưu ý nào khi sử dụng loại dược liệu này trong lĩnh vực sức khỏe.
5.1. Những ai không nên uống nước lá tía tô?
Những đối tượng sau đây không nên sử dụng lá tía tô để tránh “rước họa vào thân”:
- Người có biểu hiện nóng trong cơ thể như nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, đau họng,... vì lá tía tô có tính ấm có thể làm nặng các triệu chứng này.
- Phụ nữ mang thai cần cân nhắc vì mặc dù nước lá tía tô được cho là tốt cho quá trình sinh sản, nhưng có thể làm tăng huyết áp và các vấn đề khác.
- Người mắc viêm loét dạ dày, tá tràng cũng nên hạn chế sử dụng vì lá tía tô có thể kích thích dạ dày và gây ra các vấn đề khó chịu.
- Người bị rối loạn tiêu hóa có thể gặp phải các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu do tác động của lá tía tô lên hệ tiêu hóa.
5.2. Có nên uống nước lá tía tô hàng ngày không?
Mặc dù tía tô mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng các chuyên gia khuyến cáo không nên uống quá nhiều nước tía tô mỗi ngày. Việc tiêu thụ quá mức có thể gây ra các vấn đề như đầy hơi, chướng bụng và làm suy nhược cơ thể. Thay vào đó, bạn chỉ nên uống loại nước này khoảng 250 - 350ml/ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất cho cơ thể.
5.3. Thời điểm tốt nhất có thể uống nước lá tía tô
Thời điểm tốt nhất để uống nước lá tía tô là trước 10 - 30 phút khi bữa ăn. Vì các thành phần trong loại nước này có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn và làm đầy dạ dày, từ đó giảm lượng thức ăn bạn tiêu thụ.
6. Một số thực phẩm kỵ với lá tía tô
Tìm hiểu uống nước lá tía tô có tác dụng gì là một điều cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nắm rõ một số thực phẩm mà khi sử dụng cùng lá tía tô để không xảy ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe. Dưới đây là một số thực phẩm kỵ với lá tía tô:
- Thực phẩm chứa sắt: Lá tía tô có thể ức chế hấp thụ sắt, do đó việc tiêu thụ cùng lúc với thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan động vật hoặc rau xanh giàu sắt có thể làm giảm hiệu quả của cả hai.
- Thực phẩm chứa canxi: Tương tự như sắt, canxi cũng có thể bị ức chế hấp thụ khi kết hợp với lá tía tô. Thực phẩm như sữa, sữa chua hoặc sữa đậu nành giàu canxi nên được tiêu thụ ở thời gian khác nhau so với lá tía tô.
- Thực phẩm chứa oxalate: Các thực phẩm có chứa oxalate như cà phê, cacao, rau cải, nên được hạn chế khi sử dụng lá tía tô vì có thể tạo ra cặn sỏi thận hoặc gây ra vấn đề về đường ruột.
7. Một số loại nước lá khác có tác dụng thanh nhiệt, giải độc
Ngoài lá tía tô, còn có một số loại nước lá khác cũng có tác dụng thanh nhiệt và giải độc. Dưới đây là một số loại phổ biến:
- Lá vối có tác dụng giải nhiệt, giải khát và làm dịu cơ thể, đồng thời hỗ trợ quá trình tiểu tiện để loại bỏ độc tố.
- Lá trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, hỗ trợ giảm cân và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Lá bồ công anh thường được sử dụng để làm trà có tác dụng giải độc, giúp làm sạch gan và hỗ trợ tiêu hóa.
- Lá Atiso có tác dụng giảm cholesterol, hỗ trợ tiêu hóa và làm mát cơ thể.
- Lá mã đề thường được sử dụng trong y học truyền thống để làm trà có tác dụng giải nhiệt, giải độc và giúp giảm căng thẳng.
Việc tìm hiểu về uống nước lá tía tô có tác dụng gì không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về loại thảo dược này mà còn tiếp cận với lối sống lành mạnh hơn. Thông qua việc kết hợp nước lá tía tô vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bạn có thể tận dụng được những lợi ích sức khỏe mà loại lá này mang lại cho sức khỏe.