Bà bầu uống trà sữa được không? Chuyên gia chỉ rõ liều lượng tránh tiểu đường thai kỳ

Caitlin Trang
Trong quá trình thai kỳ, tìm hiểu về việc bà bầu uống trà sữa được không là cần thiết. Điều này không chỉ giúp người mang thai có những lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp mà còn mang lại sự an tâm và hiểu biết sâu rộng về thực phẩm để thai nhi phát triển khỏe mạnh và an toàn.

1. Thành phần chính trong trà sữa

Bầu uống trà sữa được không là từ khóa được tìm kiếm nhiều trên các nền tảng mạng xã hội. Trước khi giải đáp vấn đề này hãy điểm qua một số thành phần chính trong trà sữa làm nhiều người yêu thích:

  • Trà: Là thành phần cơ bản của trà sữa, thường được chế biến từ lá trà xanh, trà olong hoặc trà đen.
  • Chất tạo béo: Sữa tươi, sữa đặc, kem béo, bột sữa có thể được sử dụng để tạo ra hương vị thơm béo đặc trưng cho đồ uống.
  • Đường: Thêm vào để tăng độ ngọt, tùy theo khẩu vị cá nhân.
  • Topping: Có thể bổ sung thêm các thành phần như trân châu, thạch, trái cây, siro,...
Trà đen là một trong những loại trà phổ biến để pha trà sữa
Trà đen là một trong những loại trà phổ biến để pha trà sữa

2. Bà bầu uống trà sữa được không?

Thông tin từ Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, trà và sữa là hai loại thức uống có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi kết hợp lại với nhau và thêm chất phụ gia tạo ngọt, lợi ích của chúng sẽ bị suy giảm. Liệu bà bầu uống trà sữa được không là một câu hỏi mà các bà mẹ rất quan tâm.

Để trả lời được câu hỏi này cùng đi sâu vào phân tích các thành phần trong trà sữa:

  • Trà sữa chứa caffeine có thể gây ra tình trạng mệt, tim đập nhanh, khó thở.
  • Trà sữa có thể làm từ những hương liệu thực phẩm hoặc trà không rõ nguồn gốc.
  • Sữa đặc, kem béo chứa chất thực vật hydro hóa có thể gây hại đến sức khỏe.
  • Trân châu ít chất xơ và protein.

Vì vậy, tốt nhất mẹ bầu nên tránh uống trà sữa và thay vào đó nên chọn các loại thức uống lành mạnh và giàu vitamin như nước ép trái cây, trà gừng, sữa tươi, sữa bầu để bảo vệ sức khỏe.

Câu trả lời cho việc bà bầu uống trà sữa được không là có thể 
Câu trả lời cho việc bà bầu uống trà sữa được không là có thể 

3. Tác hại khi người mang thai uống quá nhiều trà sữa

Các chuyên gia y tế của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) cho rằng, tiêu thụ caffeine ở mức độ vừa phải (dưới 200mg mỗi ngày) không liên quan đến nguy cơ sảy thai hoặc sinh non ở phụ nữ.

Vậy bà bầu uống trà sữa được không thì câu trả lời là “có thể”. Vì trong một ly trà sữa khoảng 500ml chứa khoảng từ 130mg đến 140 mg caffeine.

Tuy nhiên, uống quá nhiều trà sữa khi mang thai có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe như:

3.1. Gây béo phì và tiểu đường thai kỳ

Trong trà sữa có đường và siro là chất tạo ngọt chính, trân châu cũng chứa lượng đường đáng kể. Việc tiêu thụ quá nhiều trà sữa có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như béo phì, tổn thương gan thận và nguy cơ ung thư, không mang lại lợi ích cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Ngoài ra, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như sinh non, cao huyết áp, tiền sản giật và sẩy thai cho mẹ bầu. Thai nhi có nguy cơ dị tật, gãy xương và tổn thương thần kinh cánh tay.

3.2. Giảm lượng nước nạp vào cơ thể

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của phụ nữ thường có nhiệt độ cao hơn và cần lượng nước lớn hơn để duy trì cân bằng về sức khỏe. Tuy nhiên, không nên nhầm lẫn trà sữa với nước lọc, vì một ly trà sữa chỉ cung cấp một lượng nhỏ nước cho cơ thể (khoảng 50ml).

3.3. Thiếu sắt

Thiếu sắt là một vấn đề phổ biến có thể xảy ra khi mang thai. Tuy nhiên, câu hỏi bầu uống trà sữa được không lại trở nên đáng quan ngại hơn khi liên kết với vấn đề thiếu chất này. Trong trà sữa, chất kiềm có thể làm giảm sự hấp thụ sắt bởi không tạo ra môi trường axit ổn định trong dạ dày.

Ngoài ra, khi uống trà sữa thường xuyên, có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh và suy giảm thể chất. Do đó, việc bà bầu cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định uống trà sữa, đặc biệt nếu đang gặp vấn đề về sắt hoặc các triệu chứng liên quan đến thiếu sắt.

3.4. Ngộ độc thực phẩm

Nguy cơ ngộ độc có thể xảy ra nếu trà sữa không được chuẩn bị đúng cách, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai khi cơ thể của phụ nữ cực kỳ nhạy cảm. Do đó việc kiểm soát nguồn gốc và an toàn của trà sữa là rất quan trọng cho các bà bầu. Một cách an toàn là tự pha chế trà sữa tại nhà hoặc chọn những nơi đáng tin cậy để mua trà sữa.

Phụ nữ mang thai uống trà sữa quá nhiều có thể gây tiểu đường thai kỳ
Phụ nữ mang thai uống trà sữa quá nhiều có thể gây tiểu đường thai kỳ

4. Những loại trà mẹ bầu nên uống

Khi đặt vấn đề về việc mang bầu uống trà sữa được không thì chắc hẳn bạn cũng quan tâm đến các loại trà có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho mẹ và bé. Dưới đây là gợi ý các loại trà phù hợp cho người mang bầu:

Trà bạc hà:

Bạc hà là một loại thảo mộc có khả năng giảm cảm giác đầy hơi, nôn mửa và cải thiện các triệu chứng ốm nghén. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm loại trà thích hợp cho ba tháng đầu thai kỳ, trà bạc hà có thể là lựa chọn phù hợp.

Trà gừng:

Đây là một lựa chọn tốt cho bà bầu để giảm các triệu chứng như ốm nghén, buồn nôn, đau đầu và say tàu xe. Gingerol có trong gừng mang lại nhiều lợi ích cho thai phụ, đặc biệt trong giai đoạn đầu thai kỳ. Uống trà gừng cũng giúp cải thiện tâm trạng của mẹ bầu.

Trà xanh:

Trà xanh với khả năng tăng cường sức khỏe của bà bầu nhờ chất chống oxy hóa. Loại trà này cũng có thể giúp cải thiện lưu thông máu, giảm huyết áp cao và duy trì cân nặng ở mức lý tưởng.

Trà hoa cúc:

Nếu bạn đang tự hỏi bầu uống trà sữa được không và đang suy nghĩ về việc thay thế bằng trà hoa cúc thì hãy xem xét kỹ lưỡng các yếu tố sau. Trà hoa cúc sẽ giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa, giảm đau khớp và khắc phục vấn đề mất ngủ. Đặc tính chống viêm và hàm lượng flavonoid, coumarin trong hoa cúc cũng hỗ trợ hiệu quả sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Trà húng quế:

Trà này có tác dụng chống viêm và cân bằng hệ miễn dịch. Bằng cách uống trà húng quế, bà bầu có thể bổ sung các loại vitamin như A, E, C, B1, B2 và các khoáng chất như magie và kẽm.

Trà thì là:

Loại trà này được làm từ hạt thì là chín phơi khô, có tác dụng tăng cường sự tiết sữa và cải thiện khả năng sinh sản. Ngoài ra, thì là cũng giúp giảm co thắt tử cung, rút ngắn quá trình chuyển dạ và giảm đau khi sinh nở.

Trà cỏ xạ hương:

Đây là một lựa chọn hữu ích cho các bà bầu, đặc biệt trong ba tháng đầu thai kỳ. Trà này giúp giảm các triệu chứng như đầy hơi và đau dạ dày. Ngoài ra,trà cỏ xạ hương còn có tác dụng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và cảm lạnh phổ biến khi mang thai.

Trà cỏ xạ hương giúp làm giảm triệu chứng đầy hơi cho phụ nữ mang thai
Trà cỏ xạ hương giúp làm giảm triệu chứng đầy hơi cho phụ nữ mang thai

5. Một số thực phẩm khác phụ nữ có bầu nên kiêng

Khi đã biết câu trả lời cho việc liệu bà bầu uống trà sữa được không, đều quan trọng không kém là tìm hiểu về việc cung cấp dinh dưỡng cho thai kỳ. Sau đây là một số thông tin quan trọng về những thực phẩm nên tránh trong thời gian mang thai:

5.1. Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao 

Các chuyên gia thường khuyến nghị mẹ bầu hạn chế ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình… Việc tiêu thụ cá chứa thủy ngân trong thai kỳ có thể gây tổn thương cho sự phát triển não bộ của thai nhi.

Thay vào đó, bạn có thể thưởng thức các loại cá như cá rô phi, cá hồi, và các loại cá da trơn,… chúng rất giàu protein, vitamin B12, kẽm và axit béo Omega-3 và DHA tất cả đều rất có ích cho sự phát triển của não bộ.

5.2. Một số loại thịt và cá sống hoặc tái 

Sushi, bò bít tết và thịt cá sống đều có thể chứa nhiều vi khuẩn như salmonella, coliform, toxoplasmosis có thể gây hại cho sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, vi khuẩn này sẽ bị tiêu diệt khi thực phẩm được nấu chín đến độ an toàn.

Mẹ bầu ăn thịt sống có thể ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi
Mẹ bầu ăn thịt sống có thể ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi

5.3. Thức ăn nướng hay xông khói 

Thịt nướng, thịt xông khói,... thường phát ra mùi hương hấp dẫn khi chúng được nướng trên lửa than hoặc gỗ. Quá trình nấu nhiệt này có thể tạo ra các chất độc hại, chúng thấm vào thức ăn và được cho là có thể gây ra ung thư.

Những người tiêu thụ nhiều thực phẩm nướng hoặc xông khói thường có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư. Do đó, trong thai kỳ việc hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn nướng hoặc xông khói là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi.

5.4. Thịt chế biến sẵn 

Những sản phẩm chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích, giăm bông,... thường có tiềm ẩn các tác động tiêu cực đối với phụ nữ mang thai.

Do đó, việc hạn chế sử dụng các món ăn đã được chế biến sẵn là điều cần thiết để giảm thiểu nguy cơ sảy thai trong thai kỳ.

5.5. Gan động vật 

Gan động vật là nguồn dồi dào sắt và vitamin A. Tuy nhiên, việc tiêu thụ gan quá mức có thể gây ra vấn đề cho thai nhi.

Gan động vật chứa nhiều chất gây hại đến thai nhi
Gan động vật chứa nhiều chất gây hại đến thai nhi

5.6. Sữa và các chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng

Sữa là một nguồn cung cấp canxi và vitamin D quan trọng giúp phát triển xương và răng cho bé. Tuy nhiên, khi mang thai việc sử dụng các sản phẩm chế biến từ sữa mà không được tiệt trùng có thể tạo ra nguy cơ sảy thai.

Để đảm bảo an toàn cho thai nhi, các bà bầu nên chọn lựa cẩn thận các sản phẩm sữa được chế biến và tiệt trùng trước khi sử dụng trong suốt quá trình thai kỳ của mình.

5.7. Một số loại trái cây: Đu đủ xanh, Dứa (thơm), Nhãn

Dưới đây là một số loại trái cây mà các bà bầu nên hạn chế để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi:

  • Đu đủ xanh: Trong đu đủ xanh chứa các chất kích thích cơ tử cung, có thể dễ dàng gây ra sảy thai.
  • Dứa (thơm): Loại trái cây này cũng được xem là tiềm ẩn nguy cơ gây sảy thai cho phụ nữ mang thai.
  • Nhãn: Trong nhãn có chứa glucose và việc tiêu thụ quá nhiều nhãn có thể dẫn đến tăng đường huyết.

5.8. Trứng sống, trứng chần qua hoặc chưa được nấu chín 

Trong quá trình mang thai để tránh nguy cơ sảy thai các bà mẹ nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chưa qua chế biến đặc biệt là trứng sống. Các loại thực phẩm này có thể chứa vi khuẩn salmonella, khiến cho nguy cơ nhiễm trùng máu gia tăng và gây nguy hiểm đến sức khỏe của thai nhi.

Người mang bầu không nên ăn trứng sống để tránh ảnh hưởng đến thai nhi
Người mang bầu không nên ăn trứng sống để tránh ảnh hưởng đến thai nhi

5.9. Rượu bia

Chưa có căn cứ cụ thể nào về mức độ cồn an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên, theo các khuyến nghị, việc tránh uống các loại đồ uống chứa cồn là biện pháp an toàn nhất vì chúng có thể gây ra các vấn đề như dị tật thai nhi hoặc sảy thai.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc giảm lượng cà phê trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể giúp tránh nguy cơ sảy thai.

Tìm hiểu kỹ lưỡng về việc bà bầu uống trà sữa được không là bước đầu tiên quan trọng trên con đường chăm sóc sức khỏe và xây dựng một lối sống lành mạnh cho thai kỳ. Điều này cũng tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của em bé trong bụng mẹ.