1. Tác hại của đậu bắp là gì?
Đậu bắp có lượng calo thấp nhưng lại chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao có lợi cho sức khoẻ như điều trị bệnh thiếu máu, hỗ trợ tiêu hoá, giúp xương chắc khoẻ,... Tuy nhiên việc sử dụng không đúng cách có thể gây ra một số tác hại như:
1.1. Tăng nguy cơ hình thành sỏi thận
Tác hại của đậu bắp đầu tiên phải kể đến là tăng nguy cơ sỏi thận. Hàm lượng oxalat cao sẽ thúc đẩy quá trình hình thành canxi oxalat - cấu trúc điển hình của sỏi thận. Vì vậy người đang bị sỏi thận hoặc được cảnh báo có nguy cơ cao mắc sỏi thận cần hạn chế ăn đậu bắp.
1.2. Gây các bệnh về xương khớp
Việc ăn đậu bắp thường xuyên có thể gây đau khớp, viêm khớp kéo dài do hợp chất melamine có trong thành phần là tác nhân gây các bệnh xương khớp.
1.3. Gây bệnh đường tiêu hoá
Fructans trong đậu bắp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy, đầy hơi hoặc chuột rút. Đặc biệt, những người mắc hội chứng ruột kích thích hoặc mắc các bệnh lý đường ruột là đối tượng có nguy cơ cao có triệu chứng kể trên nếu ăn quá nhiều đậu bắp.
1.4. Gây đông máu
Người đang điều trị chống đông máu hoặc đang uống thuốc điều trị bệnh tiểu đường không nên ăn đậu bắp do hàm lượng vitamin K dồi dào trong thành phần của loại rau này có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
1.5. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới
Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng tác hại của đậu bắp làm tăng hormone testosterone - loại hormone gây kích thích nang trứng và tạo hoàng thể. Ngoài ra, đậu bắp làm giảm chức năng và chất lượng tinh hoàn. Do vậy, nam giới không nên ăn quá nhiều loại rau này.
2. Cách sử dụng đậu bắp an toàn
Nắm được các tác hại của đậu bắp giúp bạn có cơ sở để xác định cách sử dụng loại thực phẩm này một cách an toàn. Theo khuyến cáo, một người chỉ nên ăn từ 2 - 3 lần/tuần, định lượng mỗi lần ăn khoảng 100 - 150g đậu bắp.
Ngoài ra, đậu bắp hay các loại thực phẩm khác cần kết hợp đa dạng trong thực đơn hàng ngày để cơ thể có thể hấp thu đủ những chất dinh dưỡng cần thiết, bạn không nên tập chung vào sử dụng 1 loại nguyên liệu.
3. Nhóm người tuyệt đối không nên ăn đậu bắp
Do các tác hại của đậu bắp kể trên, một số đối tượng không nên sử dụng đậu bắp quá nhiều. Cụ thể:
- Bệnh nhân có vấn đề về đường ruột: Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích và những người có vấn đề đường ruột dễ nhạy cảm với thực phẩm có hàm lượng fructans cao như đậu bắp.
- Người bị viêm khớp: Solanine hiện diện trong thành phần của đậu bắp có liên quan đến tình trạng đau, viêm khớp.
- Bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu: Đậu bắp nói riêng hay các thực phẩm giàu vitamin K nói chung có tác dụng ngược với các bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu - loại thuốc giúp ngăn ngừa kết tụ huyết khối, gây cản trở đường dẫn máu vào tim, não.
- Người bị sỏi thận: Những người có lịch sử mắc bệnh sỏi thận cần tránh dùng quả đậu bắp do hàm lượng oxalate trong thành phần là một trong những tác nhân hình thành sỏi thận.
4. Một số lưu ý khi ăn quả đậu bắp
Bạn cần chú ý một số điều quan trọng khi sử dụng loại rau này để giảm thiểu những tác hại của đậu bắp đến cơ thể, đồng thời tận dụng được những dưỡng chất từ thực phẩm này:
- Bạn không nên nấu chín đậu bắp quá kỹ, tránh mất đi chất nhầy đặc trưng và hàm lượng chất dinh dưỡng trong loại quả này.
- Đây là loại thực phẩm có thể ăn được tất cả các bộ phận mà không cần bỏ hạt hay gọt vỏ. Tuy nhiên, người chế biến cần rửa sạch để loại bỏ vi khuẩn bám bên ngoài đậu bắp.
- Đậu bắp có thể chế biến một cách đa dạng như ăn sống, xào, luộc, chiên hoặc ép thành nước.
5. Uống nước đậu bắp hàng ngày có tốt không?
Với những tác hại của đậu bắp, việc sử dụng nước ép từ thực phẩm này có tốt không và có thể sử dụng nước đậu bắp hàng ngày không là vấn đề nhiều người quan tâm. Đậu bắp có tác dụng dược lý cao, không phù hợp để sử dụng hàng ngày. Cũng giống như đậu bắp, nước ép từ loại quả này chỉ nên được sử dụng tối đa 3 lần/tuần. Việc lạm dụng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hoá, tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Những thông tin về tác hại của đậu bắp phía trên chỉ mang tính chất tham khảo, giúp người dùng hiểu rõ những hạn chế của loại quả này. Tuy nhiên, đây vẫn là một loại thực phẩm được ví như nhân sâm xanh bởi giá trị dinh dưỡng mang lại nếu bạn sử dụng đúng và đủ.