Tác dụng của kỷ tử: Kim cương đỏ giúp bồi bổ cơ thể, kéo dài tuổi thọ

Caitlin Trang
Trong Đông y, tác dụng của kỷ tử thường được biết đến như bổ gan thận, nhuận phế và tăng cường thị lực, cải thiện tình trạng cơ thể bị suy nhược mệt mỏi, chóng mặt, ù tai… Đặc biệt, trong vị thuốc quý này còn có chất chống oxy hóa giúp kiềm chế lão suy. 

Kỷ tử là gì?

Kỷ tử hay còn được biết đến là câu kỷ tử ninh hạ, củ khởi, củ khỉ, cẩu kỷ… Tên khoa học là Lycium barbarum, thuộc họ Cà. Cây có lá mọc đơn, so le nhau và dài như hình của lưỡi mác. Hoa kỷ tử mọc đơn lẻ ở dưới nách lá và màu tím đỏ phơn phớt.

Quả kỷ tử sẽ có hình trứng nhỏ và thuôn dài. Khi chín, kỷ tử sẽ chuyển dần sang màu đỏ thẫm. Kích thước của kỷ tử khoảng từ 0,5 đến 2cm, thịt quả mềm và mọng. Bên trong của quả kỷ tử sẽ có màu nâu sẫm và thân dẹt.

Kỷ tử hay còn gọi là câu kỷ tử ninh hạ
Kỷ tử hay còn gọi là câu kỷ tử ninh hạ

Thành phần dinh dưỡng của kỷ tử

Vì chứa một nguồn dinh dưỡng lớn, đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất nên rất kỷ tử rất tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, khi nhắc đến tác dụng của kỷ tử người ta thường ví vị thuốc này như một “thần dược”.

Dưới đây là bảng thành phần dinh dưỡng có trong kỷ tử được tính trên 100gr:

Chất

Hàm lượng (tính trên 100gr)

Caroten

3,96mg

Canxi

100mg

Vitamin C

3 mg

Phốt pho

6,7mg

Sắt

3,4mg

Axit lactic

1, 7 mg

Amoni sunfat

0,23mg

Ngoài ra, kỷ tử còn bổ sung đến 8 loại axit amin thiết yếu. Trong khoảng 120gram câu kỷ tử sẽ cung cấp đến 10% lượng protein mà cơ thể cần mỗi ngày. Đây được xem là một con số đáng ngạc nhiên trong vị thuốc này.

Tác dụng của kỷ tử 

Kỷ tử có tính bình, vị ngọt và khá lợi cho gan, thận. Vì vậy, ăn kỷ tử rất tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện khả năng miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, tác dụng của kỷ tử còn giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng như đau lưng, mỏi gối, đau đầu, chóng mặt, ù tai…

Để đánh giá được chính xác, khách quan tác dụng của kỷ tử, bạn cần xem xét trên hai phương diện đó là theo y học hiện đại và y học cổ truyền.

Trong y học cổ truyền, câu kỷ tử có tác dụng gì? 

  • Tác dụng của kỳ tử ích tủy sinh tinh: Theo “Dược Tính Bản Thảo”, kỷ tử có công dụng bồi bổ thận, sinh tinh ở phái mạnh. Vị thuốc này góp phần không nhỏ trong việc đẩy nhanh quá trình tạo huyết của tủy xương.
  • Dưỡng huyết: Trong y học cổ truyền, dưỡng huyết là một trong những tác dụng của kỳ tử nổi bật nhờ vào khả năng làm giảm bớt cholesterol xấu trong cơ thể.
  • Tác dụng của kỷ tử minh mục: Theo "Trung dược học", tác dụng của kỷ tử giúp mắt sáng khỏe.
  • Nhuận phế: Theo như "Bản Thảo Kinh Sơ" kỷ tử có tác dụng trong việc hỗ trợ bồi bổ phế quản, giúp cân bằng âm dương và giảm đi tính hàn trong cơ thể khi không may bị cảm lạnh.
Những tác dụng kỷ tử ít ai biết trong Đông y
Những tác dụng kỷ tử trong Đông y

Tác dụng của kỷ tử trong y học hiện đại

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh tác dụng của kỷ tử đối với sức khỏe con người. Trong đó, nổi bật nhất là:

  • Loại bỏ gốc tự do, ức chế sự phát triển của khối u

Trong kỷ tử có chứa các chất chống oxy hóa như: Vitamin C, zeaxanthin và carotenoid. Những chất này có khả năng giúp giảm viêm và loại bỏ các gốc tự do. Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Drug Design cho thấy, kỷ tử có thể làm ức chế sự phát triển của các khối u gây hại.

  • Tác dụng của kỷ tử trong cải thiện các triệu chứng trầm cảm, mệt mỏi và khó ngủ

Áp lực từ công việc, cuộc sống khiến bạn hay gặp phải các triệu chứng trầm cảm, tâm lý lo âu và thường xuyên mất ngủ. Tác dụng của kỷ tử giúp cải thiện tâm trạng lo lắng, tăng khả năng tập trung. Ngoài ra, chất lượng giấc ngủ của bạn cũng được cải thiện một cách rõ rệt.

Bổ sung kỷ tử để giảm lo âu, mệt mỏi
Bổ sung kỷ tử để giảm lo âu, mệt mỏi

  • Hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Tác dụng của kỷ tử đã được nghiên cứu và chứng minh trong việc kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể vào năm 2015. Kỷ tử làm được điều đó, nhờ vào khả năng có cân bằng lượng insulin và tăng loại cholesterol tốt trong cơ thể là HDL khác với với cholesterol xấu như LDL

  • Tác dụng của kỷ tử trong làm đẹp da

Trong quả kỷ tử có chứa vitamin C, beta-carotene và axit amin, Những chất này có tác dụng tốt trong việc chống lão hóa và trị nám. Ngoài ra, betaine đã được chứng minh có tác dụng trong việc ngăn ngừa tổn thương da do chiếu xạ tia cực tím B (UVB) ở chuột. Chất này còn có thể được sử dụng để ngăn ngừa các nếp nhăn, chống lại quá trình lão hóa do UVB gây ra và tổn thương collagen.

Kỷ tử giúp làm đẹp da và chống lại lão hóa
Kỷ tử giúp làm đẹp da và chống lại lão hóa
  • Tác dụng của kỷ tử giúp hỗ trợ giảm cân, giữ dáng

Kỷ tử được nhiều người giảm cân thêm vào chế độ ăn kiêng của mình nhờ lượng calo thấp nhưng lại khá giàu dinh dưỡng. Đặc biệt loại hạt này còn chứa rất ít đường và chất xơ nên giúp tạo cảm giác no lâu, từ đó hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

  • Tác dụng của kỷ tử trong việc tạo hàng rào, tăng hệ miễn dịch

Kỷ tử cung cấp một lượng lớn vitamin A và C. Đây là các chất chống oxy hóa lành mạnh giúp tăng cường miễn dịch và hỗ trợ loại bỏ các gốc tự do gây hại. Một số nghiên cứu mới nhất đã cho thấy, chất chống oxy hóa sẽ giúp trung hòa các gốc tự do gây hại, từ đó ngăn ngừa tổn thương tế bào, giảm viêm, tạo ra một hàng rào có thể bảo vệ cơ thể bạn trước các căn bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim và tiểu đường

  • Tác dụng của kỷ tử giúp tăng cường thị lực

Tác dụng của kỷ tử còn được nhận thấy rõ nhất trong việc cải thiện thị lực. Kỷ tử có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa lành mạnh zeaxanthin. Bổ sung kỷ tử sẽ giúp thị lực được tăng cường, các vấn đề về mắt cũng được cải thiện.

  • Tác dụng của kỷ tử trong hỗ trợ tăng cường sức khỏe gan

Khi gặp các vấn đề về gan, nhiều người thường sử dụng kỷ tử để hỗ trợ điều trị vì chúng có khả năng ức chế sự phát triển khối u ở gan. Bên cạnh đó, vị thuốc này còn hỗ trợ bảo vệ cho sức khỏe của gan, ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ ở những người thường xuyên sử dụng rượu bia.

Ăn kỷ tử có lợi cho khỏe sức
Ăn kỷ tử có lợi cho khỏe sức

Cách sử dụng kỷ tử đúng để tốt cho sức khỏe

Có rất nhiều cách để sử dụng kỷ tử như ăn sống, nấu chín hoặc chế biến thành các món ăn có lợi cho sức khỏe... Dưới đây là một số cách sử dụng kỷ tử để hỗ trợ sức khỏe theo từng đặc điểm bệnh khác nhau, bạn có thể tham khảo áp dụng:

  • Hỗ trợ tăng cường thị lực: Dùng kỷ tử 10g và 10g cúc hoa đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau đó lấy nước uống.
  • Chữa xơ gan và viêm gan mãn tính do âm hư: Chuẩn bị các vị thuốc bao gồm, đương quy, mạch môn và bắc sa sâm mỗi thứ 12g, sinh địa 24 - 40g, kỷ tử 12 - 24g và xuyên luyện tử 6g. Đem tất cả đi sắc lấy nước rồi dùng uống.
  • Chữa chứng hư lao, đau lưng, mỏi gối: Chuẩn bị 12g kỷ tử, 12g thục địa,9g tục đoạn, 12g tầm gửi. Tất cả đem sắc sau đó lấy nước uống.
  • Làm đẹp: Để phát huy tối đa tác dụng của kỷ tử trong việc làm đẹp, bạn dùng 15g quả kỷ tử đem rửa sạch, sau đó cho kỷ tử vào bình đựng rồi hãm với nước sôi trong vòng 15 - 20 phút. Cuối cùng chắt lấy nước uống.
Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh mà dùng kỷ tử cho đúng
Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh mà dùng kỷ tử cho đúng

Ai không nên dùng kỷ tử?

Tác dụng của kỷ tử đối với sức khỏe là điều không thể phủ nhận, thế nhưng đây lại là vị thuốc khá kén người sử dụng. Nguyên nhân bởi kỷ tử có tác dụng làm nóng cơ thể tương đối mạnh, vì vậy không phù hợp với những đối tượng như:

  • Những người bị cảm sốt, viêm nhiễm, bị đi ngoài cũng không nên dùng kỷ tử.
  • Những người bị huyết áp cao, có tâm trạng hay nóng vội, cáu giận không nên ăn kỷ tử. Hoặc người ăn quá nhiều thịt hàng ngày làm sắc mặt đỏ hồng cũng nên hạn chế dùng loại quả này.
  • Không nên bổ sung kỷ tử cho những người có thể trạng khỏe mạnh. Điều này sẽ tránh được việc tà khí bị lưu giữ bên trong mà không được giải, lâu ngày tích tụ lại sinh biến chứng.
  • Nam giới mắc chứng rối loạn cương dương cũng không nên sử dụng kỷ tử. Bởi vị thuốc này sẽ khiến cơ thể hưng phấn hơn và tăng chức năng tình dục.
Những đối tượng không nên dùng kỷ tử dù biết tác dụng của kỷ tử rất tốt
Những đối tượng không nên dùng kỷ tử dù biết tác dụng của kỷ tử rất tốt

Sử dụng bao lâu thì mới nhận thấy được tác dụng của kỷ tử với cơ thể?

Khó có thể nói một con số chính xác ăn kỷ tử vào 3 ngày, 5 ngày, hay 1 tháng, 2 tháng sẽ nhận thấy được tác dụng. Việc ăn kỷ tử cần phải có thời gian, kiên trì. Mỗi ngày bổ sung theo liều lượng phù hợp với tình trạng mới phát huy được tác dụng tốt nhất.

Kỷ tử có phải được nhập từ Trung Quốc hay không?

Kỷ tử là một cây dược liệu quý mọc tại Trung Quốc ở các tỉnh như Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam. Tại Việt Nam, kỷ tử được trồng nhiều để làm thuốc tại các vùng trung du miền núi Bắc Bộ như Yên Bái, Lào Cai và cả Lai Châu. Sau quá trình trồng và chăm sóc kỹ lưỡng người dân sẽ bắt đầu thu hoạch kỷ tử vào khoảng từ tháng 9 cho đến tháng 10 hàng năm bởi. Đây chính là khoảng thời gian quả kỷ tử đã chín và mang nhiều dược liệu quý nhất. Tuy vậy, phần lớn kỷ tử ở nước ta được nhập từ Trung Quốc.

Tác dụng của kỷ tử mang lại cho sức khỏe rất tốt. Tuy vậy, bạn cần biết cách sử dụng đúng và tuân thủ theo ý kiến của người có chuyên môn. Bởi việc lạm dụng quá mức có thể gây nên những tác dụng không mong muốn.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, để sử dụng kỷ tử thu hiệu quả tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn.