Những ai không nên uống sụn cá mập? Lưu ý để tránh nguy hiểm tính mạng

Những ai không nên uống sụn cá mập? Đây là thông tin được nhiều người tìm kiếm và mong muốn có được đáp án chính xác. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai và cho con bú, người dưới 18 tuổi, người bị tiểu đường không nên uống sụn cá mập. Những đối tượng này nếu sử dụng sẽ bị tác dụng phụ gây nguy hiểm tính mạng.

1. Sụn cá mập là gì? 

Trước khi tìm hiểu những ai không nên uống sụn cá mập, bạn cần biết sụn cá mập là gì và những công dụng tuyệt vời của nó. Sụn cá mập là phần mô trong cơ thể cá mập biển, thường được sử dụng để điều chế thuốc chữa bệnh và các loại thực phẩm chức năng.

Sụn cá mập thường được sử dụng để điều chế thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp
Sụn cá mập thường được sử dụng để điều chế thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp

Sụn cá mập chứa nhiều thành phần quan trọng, trong đó có chondroitin. Đây là một loại dưỡng chất có nhiều tác dụng tích cực cho xương khớp. Chondroitin là chất ức chế enzym phá hủy sụn khớp và các chất gây viêm. Ngoài ra, nó cũng kích thích tế bào sụn sản xuất collagen, thành phần quan trọng tạo nên cấu trúc của sụn khớp.

1.1. Tác dụng thần kỳ của sụn cá mập 

Sụn cá mập có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho hệ thống xương khớp. Cụ thể như:

Sụn cá mập không chỉ hỗ trợ sức khỏe xương khớp mà còn tốt cho tim mạch và da, tóc
Sụn cá mập không chỉ hỗ trợ sức khỏe xương khớp mà còn tốt cho tim mạch và da, tóc
  • Hỗ trợ sức khỏe xương khớp: Sụn cá mập chứa chondroitin. Đây là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp duy trì cấu trúc và sự linh hoạt của sụn khớp. Chondroitin giúp giảm viêm do nó ức chế các enzym phá hủy sụn khớp. Đồng thời chất này cũng kích thích sản xuất collagen, một thành phần quan trọng của sụn.
  • Hỗ trợ phục hồi sau chấn thương: Sụn cá mập có khả năng tái tạo các dây chằng, gân và các mô liên kết khác, giúp tăng cường quá trình phục hồi sau chấn thương và phòng ngừa sự thoái hóa của các tế bào sụn khớp.
  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sụn cá mập giúp giảm lượng cholesterol trong máu và cải thiện sức khỏe tim mạch.
  • Hỗ trợ da và tóc: Collagen trong sụn cá mập giúp cung cấp độ ẩm cho da và tóc, cải thiện độ đàn hồi và giảm nếp nhăn.
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch: Sụn cá mập cũng chứa nhiều dưỡng chất và vitamin, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

1.2. Hướng dẫn sử dụng viên uống sụn cá mập

Sụn cá mập là thực phẩm chức năng, nó không phải là thuốc và cũng không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sụn cá mập đến từ các thương hiệu khác nhau. Mỗi loại sẽ quy định cụ thể về liều dùng, cách dùng và những ai không nên uống sụn cá mập.

Theo thông tin chung, đối với sụn cá mập có hàm lượng khoảng 300mg/ viên, bạn cần dùng từ 1 - 6 viên mỗi ngày. Còn đối với sụn cá mập có hàm lượng khoảng 750mg/viên thì bạn có cần sử dụng 2 - 3 viên mỗi ngày.

Thông tin về liều lượng và cách dùng sụn cá mập ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy theo tình trạng sức khoẻ của mỗi người mà cách dùng sụn cá mập cũng khác nhau. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

2. Những ai không nên uống sụn cá mập để tránh các tác dụng phụ

Sụn cá mập là loại thực phẩm chức năng có nhiều công dụng thần kỳ cho sức khỏe, đặc biệt là xương khớp và tim mạch. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng loại thực phẩm chức năng này. Nếu bạn đang thắc mắc những ai không nên uống sụn cá mập thì có thể tham khảo danh sách những đối tượng dưới đây:

2.1. Người dưới 18 tuổi 

Theo thông tin khuyến cáo, người dưới 18 tuổi không nên uống sụn cá mập. Người dưới 18 tuổi là trẻ em và thanh thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng, đặc biệt là hệ thống xương khớp. Đây là giai đoạn xương khớp phát triển tự nhiên nên không cần thiết phải sử dụng các loại thực phẩm chức năng như sụn cá mập.

Bạn cần tìm hiểu những ai không nên uống sụn cá mập trước khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ
Bạn cần tìm hiểu những ai không nên uống sụn cá mập trước khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ

Hơn nữa, hiện nay không có đủ dữ liệu nghiên cứu và hướng dẫn của chuyên gia y tế về việc sử dụng sụn cá mập cho người dưới 18 tuổi. Do đó, tốt nhất những người dưới 18 tuổi không nên sử dụng sụn cá mập để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

2.2. Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú 

Nếu bạn đang thắc mắc những ai không nên uống sụn cá mập thì đó là phụ nữ mang thai và cho con bú. Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi hoặc em bé đều cần được đặt lên hàng đầu.

Mặc dù sụn cá mập có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như chondroitin và collagen có thể có ích cho sức khỏe xương khớp, nhưng cũng có những nguy cơ tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến thai nhi hoặc em bé.

Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên uống sụn cá mập để tránh gây tác dụng phụ lên thai nhi và em bé
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên uống sụn cá mập để tránh gây tác dụng phụ lên thai nhi và em bé

Trong trường hợp có nhu cầu sử dụng sụn cá mập trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, phụ nữ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo sự an toàn.

2.3. Người muốn làm lành vết thương

Những người đang có vết thương hở và mong muốn làm lành vết thương cũng thuộc đối tượng không nên uống sụn cá mập. Mặc dù sụn cá mập có chứa nhiều dưỡng chất có lợi như chondroitin và collagen nhưng đối với người đang có vết thương hở, việc uống sụn cá mập có thể để lại sẹo lồi gây mất thẩm mỹ.

Bên cạnh đó, người có vết thương hở thuộc nhóm những ai không nên uống sụn cá mập bởi thực phẩm chức năng này có thể gây dị ứng hoặc nhiễm trùng nếu sử dụng sai cách. Trong thời gian điều trị vết thương, tốt nhất bạn không nên sử dụng sụn cá mập hoặc nếu có sử dụng thì cần tạm ngưng đến khi vết thương lành hẳn.

2.4. Người muốn tăng cường mạch máu 

Trong sụn cá mập có chứa các chất như chondroitin sulfat, Troponin I và SCAIF-I. Đây là những chất ức chế, ngăn chặn hoặc giảm bớt quá trình tạo ra mạch máu mới. Do đó, những người muốn tăng cường mạch máu thuộc nhóm những ai không nên uống sụn cá mập.

2.5. Người muốn phát triển cơ bắp 

Vì sụn cá mập có chứa các chất ức chế quá trình tạo sinh tân mạch như chondroitin sulfat, Troponin I và SCAIF-I nên không phù hợp với những người muốn tăng cơ bắp. Nếu muốn phát triển cơ bắp, bạn nên ưu tiên những loại thực phẩm chức năng và thực phẩm có hàm lượng protein cao.

2.6. Những người sau tai biến, phẫu thuật

Những người sau tai biến, phẫu thuật cũng nằm trong nhóm những ai không nên uống sụn cá mập bởi loại thực phẩm chức năng này có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống máu và quá trình đông máu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra sụn cá mập có khả năng thúc đẩy quá trình đông máu, tạo ra huyết khối và gây nguy hiểm cho những người vừa phẫu thuật xong.

Những người mới phẫu thuật xong hoặc hậu tai biến cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sụn cá mập
Những người mới phẫu thuật xong hoặc hậu tai biến cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sụn cá mập

Đối với những người sau tai biến hoặc sau phẫu thuật, việc lựa chọn thực phẩm chức năng rất quan trọng. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ dinh dưỡng hay sử dụng bất kỳ thực phẩm bổ sung nào.

2.7. Người bị bệnh tiểu đường

Người bị bệnh tiểu đường thường không nên uống sụn cá mập. Lý do chính là vì sụn cá mập có thể làm thay đổi lượng đường huyết khiến bạn khó kiểm soát lượng đường trong máu. Từ đó gây ra các vấn đề liên quan đến kiểm soát đường huyết và khiến tình trạng tiểu đường ngày càng trầm trọng hơn. Do đó, việc sử dụng sụn cá mập không được khuyến khích cho những đối tượng này.

3. Đau dạ dày có uống được sụn cá mập không?

Trong nhóm những ai không nên uống sụn cá mập có bao gồm cả những người bị đau dạ dày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sụn cá mập có nhiều lợi ích nhưng cũng có thể gây ra tác dụng phụ như đau dạ dày, khiến dạ dày có cảm giác khó chịu hơn.

Nếu bị đau dạ dày, bạn không nên sử dụng sụn cá mập
Nếu bị đau dạ dày, bạn không nên sử dụng sụn cá mập

Do đó, nếu bạn đang bị đau dạ dày hoặc đang mắc các vấn đề liên quan đến dạ dày thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sụn cá mập để không khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

4. Uống sụn cá mập sai cách có sao không?

Sau khi tìm hiểu những ai không nên uống sụn cá mập, nếu bạn thuộc một trong các nhóm đối tượng kể trên nhưng lỡ uống sụn cá mập thì cũng không cần phải quá lo lắng. Thay vào đó, sau khi biết mình không nên uống sụn cá mập, bạn nên ngưng thuốc tạm thời trong một khoảng thời gian.

Uống sụn cá mập sai cách sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ
Uống sụn cá mập sai cách sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ

Việc uống sụn cá mập sai cách, uống quá liều lượng hoặc thuộc các đối tượng không được uống, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau dạ dày, buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy. Một số trường hợp nặng hơn còn gây tăng đường huyết, suy nhược cơ thể và tăng lượng canxi trong máu. Tuy nhiên những tác dụng phụ này sẽ dần biến mất sau khi bạn ngưng thuốc nên đừng quá lo lắng.

5. Sụn cá mập loại nào tốt nhất?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu sụn cá mập có nguồn gốc từ Mỹ, Úc, Đức và nhiều quốc gia khác. Thực tế không thể khẳng định sụn cá mập loại nào tốt nhất bởi tuỳ cơ địa của mỗi người mà thời gian phát huy tác dụng của sụn cá mập cũng khác nhau. Nếu không nằm trong nhóm những ai không nên uống sụn cá mập, bạn có thể cân nhắc chọn các loại sau đây:

Trên thị trường có nhiều loại sụn cá mập với nhiều mức giá khác như cho người dùng lựa chọn
Trên thị trường có nhiều loại sụn cá mập với nhiều mức giá khác như cho người dùng lựa chọn
  • Sụn vi cá mập Healthy Care 750mg: Giá bán khoảng 305.000 đồng - 350.000 đồng/ hộp 200 viên.
  • Sụn vi cá mập Squalene Orihiro Nhật Bản: Giá bán khoảng 385.000 đồng - 490.000 đồng/ hộp 360 viên.
  • Sụn cá mập Costar Blue Shark Cartilage 750mg: Giá bán khoảng 520.000 đồng - 600.000 đồng/ hộp 365 viên
  • Sụn cá mập Allcura Haifischknorpel Konzentrat Kapseln: Giá bán khoảng 445.000 đồng - 550.000 đồng/ hộp.

6. Sụn vi cá mập khác Glucosamine như thế nào?

Sụn cá mập và Glucosamine đều là hai loại thực phẩm chức năng có công dụng tốt cho xương khớp. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của hai loại thuốc này khác nhau hoàn toàn.

Về cơ bản, sụn vi cá mập có chứa chondroitin, giúp duy trì độ ẩm và độ dẻo dai cho sụn khớp, ngăn chặn tình trạng khô gãy và cải thiện độ đàn hồi của khớp. Ngoài ra, sụn vi cá mập cũng tái tạo và phục hồi các dây chằng quanh khớp, giúp cải thiện sức khỏe và sự linh hoạt của khớp.

Sụn cá mập và Glucosamine có công dụng giống nhau nhưng cơ chế tác động khác nhau
Sụn cá mập và Glucosamine có công dụng giống nhau nhưng cơ chế tác động khác nhau

Còn Glucosamine có tác dụng tái tạo và phục hồi tế bào mô sụn khớp, giảm độ cứng của khớp và các triệu chứng viêm, sưng đau liên quan đến viêm xương khớp. Ngoài ra, glucosamine còn có khả năng ngăn chặn quá trình thoái hóa của sụn khớp, giúp duy trì sức khỏe và chức năng của khớp.

Việc nên uống sụn cá mập hay Glucosamine phụ thuộc vào nhu cầu và tình trạng sức khoẻ của mỗi người. Nếu bạn thuộc nhóm những ai không nên uống sụn cá mập thì có thể chọn Glucosamine và ngược lại.

Để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ và tránh những tác dụng phụ không mong muốn, bạn cần tìm hiểu những ai không nên uống sụn cá mập trước khi sử dụng loại thực phẩm chức năng này. Sụn cá mập có tác dụng rất tốt cho hệ thống xương khớp nhưng không phù hợp với người bị đau dạ dày, bị tiểu đường nên bạn cần lưu ý.