Cách làm muối vừng dân dã, ngon như mẹ làm 

Cách làm muối vừng tuy đơn giản nhưng lại cho ra một loại muối chấm vô cùng thơm ngon với vị bùi, thơm của lạc và vị mặn vừa ăn của muối. Món ăn có thể ăn kèm với cơm trắng, khoai mì, xôi... 

Lợi ích tuyệt vời của muối vừng

Muối vừng là món ăn quen thuộc đối nhiều người nhưng không phải ai cũng biết công dụng tuyệt vời mà món ăn này mang đến như: Trị chứng khó tiêu, tăng cường trí lực tốt hơn và sức khỏe não bộ, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, táo bón. Thành phần vitamin E trong muối vừng giúp chống lão hóa, làm đẹp da, đẹp tóc, trung hoà được tính axit trong máu, làm giảm mệt mỏi, căng thẳng.

cach-lam-muoi-vung-1-1719331660.png
 

Cách làm muối vừng rất đơn giản với 3 nguyên liệu chính là vừng, muối, đậu phộng rang được giã nhỏ và sau đó trộn đều với nhau. Tuy đơn giản nhưng mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Muối vừng chứa chất béo không bão hoà nên không gây béo phì. Đồng thời cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, mỗi ngày bạn nên ăn theo mức tiêu chuẩn là 20g tương ứng với 114 calo.

Muối vừng dùng đồ chấm vô cùng thơm ngon, hấp dẫn và độc đáo với vị mặn, ngọt, bùi vừa ăn. Bên cạnh đó món muối vừng còn dùng để tăng thêm hương vị thơm ngon cho món ăn khác như xôi, bánh mì, bánh khoai hấp,... Ăn kèm với cơm nóng hoặc cơm nguội đều rất ngon

Cách làm muối vừng đơn giản, thơm ngon

Cách làm muối vừng không quá phức tạp và không mất quá nhiều thời gian. Bạn chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu đơn giản và làm theo các bước hướng dẫn dưới đây:

Nguyên liệu cần chuẩn bị làm muối vừng thơm ngon

  • Đậu phộng sống 200g
  • Vừng (mè trắng) 100g
  • Muối hột 2 muỗng canh
  • Dụng cụ: chày, cối,...
Những nguyên liệu đơn giản cần chuẩn bị trong cách làm muối vừng
Những nguyên liệu đơn giản cần chuẩn bị trong cách làm muối vừng

Cách chọn đậu phộng thơm ngon

  • Hãy chọn những hạt đậu phộng có màu sắc sáng đẹp, vỏ bóng, kích thước các hạt phải to đồng đều.
  • Tránh chọn những hạt có dấu hiệu nứt nẻ, ẩm mốc, màu sắc lạ, hạt lép, nhăn nheo.
  • Không sử dụng đậu phộng đã để lâu ngày, lớp vỏ thường sẽ không căng bóng và khi rang có thể bị hôi dầu.

Hướng dẫn cách làm muối vừng chi tiết

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu cần thiết để cùng thực hiện cách làm muối vừng

Vừng (mè trắng): Bắc chảo lên bếp đến khi nóng rồi cho vừng vào chảo, rang đảo đều với lửa nhỏ tầm khoảng 10 phút cho vừng thơm, chuyển sang màu vàng nâu thì tắt bếp, để nguội.

Rang mè trắng 10 phút cho thơm
Rang mè trắng 10 phút cho thơm

Muối hột: Bắc chảo lên bếp đến khi nóng rồi muối vào chảo rang với lửa vừa tầm khoảng 3 phút cho muối giòn, thơm thì tắt bếp, để nguội.

Muối hột rang tầm 3 phút
Muối hột rang tầm 3 phút

Đậu phộng sống: Bắc chảo lên bếp đến khi nóng thì cho đậu phộng sống vào đảo đều với lửa nhỏ tầm khoảng 15 phút. Khi đậu chín đều, chuyển thành màu vàng, vỏ đậu nứt thì tắt bếp. Sau khi nguội thì dùng rổ đãi đều cho đậu phộng tách vỏ.

Lưu ý: Để đậu phộng sau khi rang bị lì thì bạn nên đợi cho chảo nóng rồi mới cho đậu vào rang.

Rang lạc rồi dùng rổ đãi sạch vỏ
Rang lạc rồi dùng rổ đãi sạch vỏ

Bước 2: Trộn đều nguyên liệu

Dùng chày giã nhỏ từng nguyên liệu nhưng không quá nhuyễn. Cho tất cả nguyên liệu vào 1 bát lớn và trộn đều.

Cho muối vừng vừa hoàn thành vào hũ đựng bằng thuỷ tinh để đảm bảo món ăn được bảo quản lâu hơn.

Lưu ý: Không nên giã nguyên liệu quá nhuyễn. Nếu không có chày cối, bạn có thể sử dụng máy xay sinh tố để xay nhỏ nguyên liệu.

Cách làm muối vừng thơm ngon như mẹ làm
Cách làm muối vừng thơm ngon như mẹ làm

Yêu cầu thành phẩm

Sau khi hoàn thành cách làm muối vừng, thành phẩm sẽ có màu vàng đẹp mắt với vị mặn của muối, béo ngậy của đậu phộng và thơm nồng của vừng. Muối vừng thơm ngon, mặn mặn có thể ăn kèm với cơm nóng, bánh mì, bánh khoai hấp,... Đây cũng là món ăn phù hợp với người ăn chay, người ăn kiêng thịt.

Hoàn thành món muối vừng vô cùng hấp dẫn và dễ ăn
Hoàn thành món muối vừng vô cùng hấp dẫn và dễ ăn

Cách bảo quản muối vừng được lâu, không hôi

Để bảo quản muối vừng lâu mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon bạn nên lưu ý:

  • Sử dụng hũ thuỷ tinh đậy nắp thật kĩ nhằm bảo quản tốt và tránh bị hở gió. Trước khi cho muối vừng vào bạn nên tiệt trùng hũ thuỷ tinh và nắp đậy bằng nước sôi, để khô ráo.
  • Bạn nên làm muối vừng 1 lượng để ăn vừa đủ trong 1-2 ngày vì khi muối vừng để quá lâu thì đậu phộng có thể bị giảm hương vị và ăn sẽ không ngon.
  • Bảo quản muối vừng ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Với cách bảo quản này, bạn có thể sử dụng được từ 3 – 5 ngày. Đặc biệt không nên bảo quản muối vừng trong tủ lạnh vì như vậy sẽ làm mất đi độ giòn, dễ bị chảy nước khi lấy ra.
  • Khi sử dụng hãy dùng thìa sạch, khô để múc muối vừng ra. Sau đó cần đậy kín nắp để tránh không khí vào sẽ làm muối vừng nhanh hỏng.
Khi ăn cần dùng thìa sạch lấy lượng vừa ăn
Khi ăn cần dùng thìa sạch lấy lượng vừa ăn

Có thể nói, cách làm muối vừng khá giản. Lạc và vừng chỉ cần đem rang lên, thêm một chút muối rồi giã đều, bảo quản trong hũ thuỷ tinh là có thể để nhiều ngày mà không thay đổi mùi vị. Món ăn dân giã này có thể ăn kèm với nhiều món ăn khác nhau từ thịt luộc, cá kho... càng ăn càng nghiền.