1. Thành phần dinh dưỡng và lợi ích của củ ráy
Với thành phần dưỡng chất đa dạng như thế, cách chế biến củ ráy đúng chuẩn ngày càng nhận được nhiều quan tâm từ người dùng. Ráy hay còn được biết đến là một loài thực vật mọc hoang khá nhiều ở những khu vực vùng đất ẩm thấp. Loại cây này thuộc họ cây thân mềm với độ cao khá đa dạng từ 0,3m - 5m.
Đặc biệt, rễ của chúng thường có dạng hình cầu, bò dưới mặt đất và mọc ra những củ gọi là củ ráy. Loại củ này có khá nhiều đốt ngắn và là dược liệu quen thuộc được nhiều người dùng. Bạn có thể phân biệt loại củ này với phần thân dài chia thành nhiều đốt ngắn và vảy màu nâu. Khi được sử dụng làm dược liệu, loại củ này cần phải có ít nhất là 2 năm tuổi thọ.
Bên trong củ ráy có chứa khá nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe, bao gồm: Canxi, magie, vitamin A, retinol,... Chính vì thế, loại củ này hỗ trợ người dùng với nhiều lợi ích nổi bật như:;
- Cung cấp vitamin và khoáng chất: Lượng nồng độ Vitamin C cao cùng các chất như: Mangan, kali giúp bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng và hỗ trợ quá trình hoạt động của cơ thể.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ tự nhiên trong củ ráy giúp giảm viêm, giảm đau và giúp cơ thể cải thiện tình trạng viêm nhiễm một cách tốt hơn.
- Hỗ trợ thải độc cơ thể, làm đẹp da: Lượng Vitamin C có trong loại củ này sẽ giúp bạn cải thiện làn da và giúp nó trở nên sáng, mịn hơn.
- Cải thiện bệnh gout: Nước được làm từ củ ráy không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc mà còn cung cấp thêm các dưỡng chất giúp giảm tối đa tình trạng bệnh gout.
2. Cách chọn củ ráy chuẩn nhất
Nếu muốn thành phẩm sau khi học cách chế biến củ ráy đảm bảo chất lượng, bạn nên học cách chọn loại củ này tươi ngon, bổ dưỡng. Củ ráy thường có hình dáng giống như củ khoai sọ, tuy nhiên kích thước của chúng lớn hơn. Bạn nên chọn loại củ to bằng cổ tay người lớn để đảm bảo chất lượng.
Hãy mua loại cũ có phần vỏ sần, chạm vào thấy củ cứng. Không nên mua loại củ mềm, có những phần bị dập, mềm. Đặc biệt, không nên mua loại củ có mùi lại hay những phần bị hỏng, méo hoặc xuất hiện những vết nấm mốc. Những quả này sau khi nấu lên hiệu quả sử dụng sẽ không được như mong muốn.
3. Những cách chế biến củ ráy đơn giản tại nhà
Để cải thiện thể chất và có được sức khỏe tốt hơn, hãy bỏ túi ngay một số cách chế biến củ ráy đơn giản sau đây.
3.1. Củ ráy kết hợp với nghệ để giảm mụn nhọt
Củ ráy khi kết hợp cùng nghệ tươi sẽ có tác dụng giảm mụt nhọt hiệu quả. Bên cạnh đó, phương pháp thực hiện lại khá đơn giản theo hướng dẫn sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 80 – 100g củ ráy
- 60g củ nghệ
- Một ít dầu vừng
- Dầu thông
Cách thực hiện:
- Bước 1: Mang của ráy và nghệ đi rửa và sơ chế loại bỏ hết phần vỏ và chất bẩn.
- Bước 2: Cho củ ráy và củ nghệ, dầu vừng nấu chung với nhau cho đến khi nhừ.
- Bước 3: Tiếp đến, cho thêm dầu thông cùng sáp ong vào và khuấy đều lên. Chấm hỗn hợp này lên những vùng da bị mụn nhọt sẽ giúp giảm sưng và mủ.
3.2. Nước củ ráy cung cấp dưỡng chất
Cách chế biến củ ráy thành nước để cung cấp thêm dưỡng chất cho cơ thể không quá khó thực hiện, chi tiết như sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 300g củ ráy
- 1 lít nước
Cách thực hiện:
- Bước 1: Mang củ ráy đi rửa cho thật sạch là gọt bỏ phần vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ.
- Bước 2: Cho củ ráy vào trong nồi nước lớn và đun sôi khoảng 20 phút để các dưỡng chất thấm vào nước. Tiếp đến, tắt bếp, để nguội rồi cho vào rây lọc để loại bỏ phần xác.
3.3. Nước củ ráy kết hợp với mật ong để giảm ho
Củ ráy kết hợp với mật ong có tác dụng vượt trội trong việc giảm ho và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hướng dẫn chế biến món nước này khá đơn giản như sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 200 củ ráy
- 1,5 lít nước
- 1 - 2 thìa mật ong
Cách thực hiện:
- Bước 1: Mang củ ráy đi rửa sạch và loại bỏ phần vỏ
- Bước 2: Cho củ ráy vào nước nấu cho đến khi dưỡng chất được ra hoàn toàn. Lấy phần nước đem đi lọc qua để lấy phần nước nguyên chất rồi thêm 1 - 2 thìa mật ong.
3.4. Củ ráy kết hợp với gừng tươi giúp tăng cường xương khớp
Nếu bạn đang có ý định bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho xương khớp thì hãy học ngay cách chế biến củ ráy kết hợp cùng gừng tươi.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 200g củ ráy
- 1,5 lít nước
- 1 lát gừng tươi
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cho nước cùng củ ráy đã được làm sạch vào nồi để nấu.
- Bước 2: Sau khi thấy nước sôi được vài phút thì thêm gừng vào để nấu khoảng 5 - 20 phút thì tắt bếp để nguội. Cho hỗn hợp qua rây lọc lại để lấy nước nguyên chất.
3.5. Bài thuốc điều trị viêm da cơ địa
Trong dân gian, bài thuốc chữa trị viêm da cơ địa từ củ ráy khá được người dùng yêu thích. Phương pháp này dù không thể chữa trị hoàn toàn nhưng nó có thể giúp bạn khắc phục tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 200g củ ráy
- 1 lít nước
- Một ít dầu trẩu, hồng đơn
Cách thực hiện:
- Bước 1: Mang củ ráy đi rửa cho thật sạch và loại bỏ vỏ, cắt thành từng lát mỏng và để cho ráo nước.
- Bước 2: Bắc lên bếp nồi nước và cho dầu trẩu vào nấu cùng với củ ráy. Nấu khoảng 15 phút thì bỏ phần xác của củ ráy và thêm hồng đơn khô để nấu.
- Bước 3: Nấu cho đến khi hồng đơn tan hoàn toàn thì tiếp tục nấu kết hợp với khuấy đều tay để thành cao.
- Bước 4: Rửa vùng da bị viêm cho thật sạch và dùng cao bôi vào vết thương rồi để khoảng 5 - 10 phút thì rửa lại.
Lưu ý: Nên dùng mỗi ngày 1 lần và duy trì trong thời gian dài để thấy được hiệu quả rõ rệt.
3.6. Bài thuốc trị đau nhức do tê thấp khớp
Theo Đông y, bài thuốc trị đau nhức do tê thấp khớp từ củ ráy mang lại hiệu quả vượt trội cho người dùng. Muốn chế biến bài thuốc này bạn chỉ cần chuẩn bị một số nguyên liệu và thực hành theo các bước sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 10g củ ráy
- 10g đương quy
- 10g lá lốt
- 6g bạch chỉ
- 20g thổ phục linh
- 700ml nước
Cách thực hiện:
- Bước 1: Mang củ ráy đi làm sạch để loại bỏ hết những tạp chất.
- Bước 2: Bỏ các nguyên liệu đã chuẩn bị trên vào ấm và thêm nước rồi tiến hành đun sôi cho đến khi kết lại còn khoảng 1 chén nước.
Lưu ý: Với bài thuốc này bạn có thể nấu thành 2 lần thuốc uống trong ngày để hỗ trợ cho quá trình điều trị đau nhức xương khớp.
3.7. Bài thuốc chữa bệnh cao huyết áp
Theo một số chứng minh khoa học, trong củ ráy có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho người bị cao huyết áp.Thế nhưng, nếu muốn đạt được hiệu quả bạn cần chế biến đúng cách.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 200g củ ráy
- 500g chuối hột sắp chín
Cách thực hiện:
- Bước 1: Củ ráy sau khi mua về mang đi rửa sạch và gọt đi phần vỏ, thái thành từng lát mỏng.
- Bước 2: Sao khô phần củ ráy đã chuẩn bị trước. Tương tự, chế biến và sao khô phần chuối hột.
- Bước 3: Lấy một lượng củ ráy và chuối hột vừa làm để thêm nước vào nấu thành trà và uống.
Lưu ý: Nên dùng mỗi ngày 2 lần để giúp điều trị tình trạng cao huyết áp tốt hơn.
4. Những lưu ý khi sử dụng củ ráy
Ngoài những cách chế biến củ ráy kể trên, trước khi sử dụng, bạn cũng cần nắm rõ những lưu ý cần thiết khi sử dụng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân.
4.1. Liều lượng và thời điểm
Củ ráy có thể dùng để hỗ trợ sức khỏe với nhiều phương thuốc phổ biến. Tuy nhiên, người dùng cần chế biến đúng cách để không gây ảnh hưởng đến cơ thể. Bên cạnh đó, khi dùng bạn nên uống với liều lượng thích hợp khoảng 120 - 240ml để tránh gây tổn thương cho đường tiêu hóa. Đặc biệt, hãy dùng loại nước này vào buổi sáng và tối để đạt hiệu quả tốt hơn.
4.2. Những ai không nên sử dụng?
Khi đã tìm hiểu cách chế biến củ ráy, chứng tỏ bạn rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng và mang lại hiệu quả tốt nhất bạn hãy lưu ý những đối tượng nên hay không nên sử dụng, cụ thể bao gồm:
- Người bị tổn thương nghiêm trọng về đường tiêu hóa.
- Người bị dị ứng với các loại củ.
- Người có thể trạng yếu hoặc thường xuyên bị lạnh trong người.
- Người đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn.
4.3. Các thực phẩm kỵ với củ ráy
Mặc dù cách chế biến củ ráy khá đơn giản và dễ dàng thực hiện, thế nhưng bạn cần tham khảo một số thực phẩm kiêng kỵ dùng chung với nguyên liệu này để tránh gây ảnh hưởng cho sức khỏe, ví dụ như:
- Lá đu đủ: Lượng papain chứa trong lá đu đủ cùng isothiocyanate trong củ ráy sẽ dễ gây nên tình trạng kích ứng dạ dày.
- Chất kích thích (rượu, bia,...): Không nên dùng củ ráy chung với các chất kích thích, bởi nó không chỉ khiến bạn gặp khó khăn khi hấp thụ dưỡng chất mà còn gây hại cho cơ thể.
Lưu ý: Thông tin mang tính tham khảo, tổng hợp, cần hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng.
Có thể thấy, cách chế biến củ ráy tương đối đơn giản và hiệu quả mang lại cũng được đánh giá cao. Tuy nhiên, nếu muốn bảo vệ hoặc cải thiện một số vấn đề về sức khỏe bạn nên dùng với liều lượng thích hợp.