Sức khoẻ Dinh Dưỡng

Rau má có tác dụng gì? Công dụng bất ngờ của thực phẩm này

Caitlin Trang

Rau má có tác dụng gì? Ở nước ta, rau má rất phổ biến. Loại rau này không chỉ có thể chế biến thành món ăn ngon hàng ngày mà còn là một vị thuốc quý, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Rau má mang đến hiệu quả với khả năng thanh nhiệt, giải độc, mát gan và cải thiện sức khoẻ tinh thần.

1. Đặc điểm của rau má

Tìm hiểu đặc điểm của rau má là cơ sở giúp bạn xác định được rau má có tác dụng gì. Cây rau má có hơn 40 loại, thuộc loại thân bò, mảnh, mọc thẳng đứng, thích hợp với khí hậu ẩm ướt. Lá má mang màu xanh lục hoặc hơi đỏ, tùy thuộc vào chất lượng đất và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

Tuỳ theo từng chi mà hoa rau má lại có màu sắc khác nhau, từ màu trắng, màu hồng đến màu đỏ nhạt. Hoa rau má thuộc hệ lưỡng tính và quả má khá nhỏ, có màu nâu đen.

Cây rau má có hơn 40 loại, thuộc loại thân bò, mảnh, mọc thẳng đứng, thích hợp với khí hậu ẩm ướt
Cây rau má có hơn 40 loại, thuộc loại thân bò, mảnh, mọc thẳng đứng, thích hợp với khí hậu ẩm ướt

2. Công dụng của rau má có lợi như thế nào?

Nghiên cứu về rau má có tác dụng gì cho thấy loại thực phẩm này mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ con người. Đặc biệt, rau má được sử dụng để bào chế nhiều bài thuốc chữa bệnh, được nhiều người áp dụng. Cụ thể:

  • Chống nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra.
  • Điều trị chứng mệt mỏi, trầm cảm, lo lắng, bệnh Alzheimer, rối loạn tâm thần và cải thiện trí nhớ.
  • Hỗ trợ giảm tình trạng say nắng, viêm amiđan, viêm màng phổi, bệnh gan (viêm gan), vàng da, lupus đỏ hệ thống (SLE).
  • Cải thiện chức năng tiêu hoá như đau dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu, viêm loét dạ dày.

Rau má có khả năng làm lành các vết rạn da trên cơ thể, kể cả đối với phụ nữ sau sinh.

Rau má có tác dụng gì? Rau má đặc biệt hiệu quả trong hỗ trợ cải thiện trí nhớ
Rau má có tác dụng gì? Rau má đặc biệt hiệu quả trong hỗ trợ cải thiện trí nhớ

3. Các bài thuốc từ rau má

Từ những tìm hiểu về rau má có tác dụng gì, có thể thấy, loại thực phẩm này được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Bạn có thể tham khảo một số công thức hữu ích dưới đây:

  • Rôm sảy, mẩn ngứa và mụn nhọt: Bạn sử dụng 30 đến 100 gram rau má tươi giã hoặc xay với nước, sau đó uống đều đặn mỗi ngày.
  • Vàng da do thấp nhiệt: Chuẩn bị 30 đến 40 gram rau má và 30 gram đường phèn, sắc lấy nước uống.
  • Bị tiểu tiện ra máu: Lấy một nắm ích mẫu thảo và rau má, rửa sạch, giã nát, sau đó vắt lấy nước uống.
  • Tiêu chảy mùa hè: Dùng 30 gram rau má sắc với nước gạo và uống trong ngày.
  • Đau bụng, tiêu chảy: Bạn rửa sạch 30 - 40 gram rau má với ít muối tinh. Bạn có thể luộc lên hoặc ăn sống để cải thiện tình trạng tiêu chảy.
  • Đau bụng kinh nguyệt và đau lưng: Bạn cần hái rau má ngay khi nó mới ra hoa, sau đó phơi khô và tán nhỏ. Uống hai muỗng cà phê mỗi ngày vào buổi sáng.
  • Táo bón: Bạn hãy giã 30 gram rau má và đắp vào rốn.
  • Giai đoạn đầu chữa áp - xe vú: Sắc rau má và vỏ cau thành thuốc để uống.
  • Chữa lở loét vùng lưng: Rửa sạch rau má, giã nát rồi ép lấy nước cốt. Trộn thêm bột nếp và thoa lên vùng bị tổn thương.
  • Chấn thương phần mềm: Bạn giã nát 20 – 30 gram rau má tươi, sau đó vắt lấy nước và trộn với một chút rượu để uống.
  • Chữa viêm họng và viêm amidan: Xay một lượng rau má vừa đủ và lấy nước để uống.
  • Giải độc do thuốc hay thực phẩm không an toàn: Bạn giã nát rau má tươi, sau đó vắt lấy nước uống kèm một chút đường phèn.
  • Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn: Giã nhuyễn một nắm rau má tươi, lấy phần nước cốt pha loãng và thêm vài hạt muối. Sau đó, bạn vừa có thể uống và lấy bã đắp lên thái dương.
Bạn có thể chữa mụn nhọt bằng cách dùng rau má đã giã nát để đắp lên vết thương
Bạn có thể chữa mụn nhọt bằng cách dùng rau má đã giã nát để đắp lên vết thương

4. Cần đề phòng gì khi sử dụng rau má?

Sau khi đã biết rau má có tác dụng gì, bạn cũng cần ghi nhớ một số lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này. Cụ thể:

  • Khi ép nước rau má, bạn cần vệ sinh rau thật sạch sẽ, tránh bùn đất do rau má là loại thân bò, dễ bị vi khuẩn tấn công.
  • Những người bị yếu bụng chỉ nên ăn vài ngọn lá má kèm lát gừng sống.
  • Bạn chỉ nên uống khoảng 40g rau má mỗi ngày, không nên lạm dụng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Những người bụng yếu nên hạn chế sử dụng rau má
Những người bụng yếu nên hạn chế sử dụng rau má

5. Các câu hỏi liên quan đến rau má

Bạn có thể tham khảo phần giải đáp các câu hỏi phổ biến khi tìm hiểu rau má có tác dụng gì dưới đây.

5.1. Ăn rau má thế nào là tốt nhất?

Để đảm bảo phát huy công dụng của rau má một cách tối ưu, bạn chỉ nên uống nước rau má với liều lượng vừa phải. Đối với các trường hợp bị suy tĩnh mạch, bạn cần hạn chế uống hoặc ngừng sử dụng và nhờ đến tư vấn của bác sĩ.

5.2. Liều lượng dùng rau má đối với người bình thường là gì?

Xác định rau má có tác dụng gì cho thấy liều lượng mà người bình thường có thể dùng là 30 – 40 gram. Sau khi uống trong vòng một tháng, bạn cần ngừng lại và xin lời khuyên từ bác sĩ, tránh các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Bạn chỉ nên sử dụng 30 - 40 gam rau má/ngày 
Bạn chỉ nên sử dụng 30 - 40 gam rau má/ngày 

5.3. Những ai không nên sử dụng rau má?

Rau má không được khuyến khích sử dụng đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người mắc bệnh gan, người mắc bệnh tiểu đường, đối tượng đang dùng thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm.

5.4. Rau má có tương tác với những tác nhân nào?

Trong quá trình tìm hiểu rau má có tác dụng gì, bạn cũng sẽ được khuyến cáo về những ảnh hưởng của loại thực phẩm này với các loại thuốc khác hoặc tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân. Cụ thể, sử dụng rau má với thuốc an thần như clonazepam, lorazepam, phenobarbital và zolpid có thể dẫn đến buồn ngủ.

Rau má có tác dụng gì? Loại rau phổ biến này vừa là nguyên liệu để chế biến thành nhiều món ngon, vừa mang lại hiệu quả như mà còn mang lại hiệu quả cao trong điều trị táo bón, vàng da, tiêu chảy. Tuy nhiên, bạn cần phải sử dụng với liều lượng hợp lý và nghe theo khuyến cáo, chỉ định từ bác sĩ.

BÀI LIÊN QUAN