Sức khoẻ Nấu Ăn

Quả phật thủ có ăn được không? Những món ngon hấp dẫn từ loại quả này bạn nhất định phải thưởng thức

Verity Trần Hằng

Quả phật thủ có ăn được không? Quả phật thủ từ lâu đã được xem là một loại thuốc quý trong y học cổ truyền Đông y. Trong đời sống hàng ngày, thủ phật thường được sử dụng như một loại hoa quả dâng cúng lên bàn thờ tổ tiên để thể hiện sự tôn kính. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người tự hỏi liệu quả thủ phật có ăn được không? Khám phá vấn đề này sẽ giúp bạn thấy được những giá trị dinh dưỡng của quả phật thủ cũng như cách chế biến chúng thành các món ăn ngon và lành mạnh.

1. Tìm hiểu về quả phật thủ

Trước khi tìm hiểu quả phật thủ có ăn được không thì chúng ta cùng tìm hiểu một số thông tin về loại quả này. Quả phật thủ còn được biết đến với tên gọi khoa học là Citrus medica L. var. sarcodactylis (Sieb.) Swingle, là một loại cây thuộc họ cam chanh có xuất xứ từ Ấn Độ hoặc Trung Quốc.

Với hình dạng giống như một bàn tay, loại quả này đã trở thành biểu tượng của sự may mắn và hạnh phúc trong nhiều nền văn hóa. Chính vì vậy trong các nghi lễ tôn giáo hoặc lễ tết thì quả phật thủ là một phần không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên.

qua-phat-thu-co-an-duoc-khong-1-1715782341.jpeg
Trái phật tử có hình dạng độc đáo và màu sắc bắt mắt

2. Quả phật thủ có ăn được không?

Quả phật thủ có ăn được không? Quả phật thủ không thể ăn trực tiếp do không có nước, không có cùi và hạt bên trong. Tuy nhiên loại quả này có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như nước sốt, sốt salad, mứt hay nước uống. Ngoài ra, loại quả này cũng được sử dụng như một phần của các phương pháp điều trị y học cổ truyền.

3. Quả phật thủ có tác dụng gì?

Tìm hiểu về quả phật thủ có ăn được không thì không thể bỏ qua những lợi ích mà loại quả này mang lại. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quả phật thủ rất tốt sức khỏe và thường được sử dụng trong nhiều phương pháp điều trị y học truyền thống.

3.1. Giải quyết các triệu chứng về tiêu hóa

Bên cạnh thông tin quả phật thủ có ăn được không thì loại quả này cũng được sử dụng trong y học truyền thống để làm dịu các vấn đề về tiêu hóa như viêm dạ dày và dị ứng thực phẩm. Phật thủ có khả năng giảm viêm và làm dịu niêm mạc dạ dày, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động bình thường.

3.2. Giảm các vấn đề về hô hấp

Với thành phần chứa nhiều protein, carbohydrate, lipid, vitamin C, chất xơ tương đồng với vỏ cam và vỏ quýt, quả phật thủ được sử dụng trong điều trị các vấn đề hay gặp về đường hô hấp như ho, viêm họng. Chế biến vỏ phật thủ với đường phèn tạo ra một phương pháp tự nhiên để giảm các triệu chứng hoặc viêm họng.

qua-phat-thu-co-an-duoc-khong-3-1715782341.jpeg
Các vấn đề về hô hấp gây ra cảm giác khó chịu

3.3. Tăng cường hệ miễn dịch

Quả phật thủ chứa hợp chất polysaccharide có khả năng kích thích hoạt động của đại thực bào và nâng cao hiệu quả của hệ thống miễn dịch. Việc sử dụng thường xuyên các sản phẩm từ phật thủ có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.

3.4. Giảm rối loạn tâm thần

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng quả phật thủ có khả năng giúp giảm rối loạn tâm thần và tái tạo thần kinh. Thành phần hoá học trong quả phật thủ có thể kích thích sản xuất FGF-2 từ đó giúp bảo vệ các noron thần kinh và cải thiện tâm trạng.

3.5. Phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Quả phật thủ còn được biết đến là một phương pháp phòng ngừa hiệu quả cho bệnh đái tháo đường. Tinh dầu phật thủ có tác dụng ức chế enzym α-glucosidase, giúp kiểm soát mức đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh.

3.6. Hạ đường huyết

Chiết xuất từ quả phật thủ đã được chứng minh là có tác dụng giãn mạch vành, cải thiện tuần hoàn máu và giảm huyết áp hiệu quả. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.

qua-phat-thu-co-an-duoc-khong9-1715782619.jpg
Quả phật thủ giúp kiểm soát lượng đường trong máu

3.7. Giảm đau trong chu kỳ kinh nguyệt

Khi đến kỳ kinh nguyệt, nhiều phụ nữ thường gặp phải những tình trạng khó chịu như đau bụng, đau lưng, chuột rút và thay đổi tâm trạng.

Trong trường hợp này, việc sử dụng quả phật thủ là một lựa chọn tự nhiên an toàn và lành mạnh để giảm nhẹ những tình trạng này. Nhờ vào các đặc tính chống viêm và khả năng chống oxy hóa, quả phật thủ trở thành một phương pháp lý tưởng để giảm khó chịu trong kỳ kinh nguyệt.

qua-phat-thu-co-an-duoc-khong-5-1715782340.jpeg
Quả phật thủ là lựa chọn tuyệt vời cho phụ nữ khi đến tháng

4. Cách sử dụng quả phật thủ

Qua việc tìm hiểu quả phật thủ có ăn được không chắc hẳn bạn cũng tò mò cách chế biến những loại quả này. Quả phật thủ thường được sử dụng rộng rãi trong việc làm những món ăn và thức uống hỗ trợ sức khỏe.

4.1. Quả phật thủ ngâm rượu

Để làm được loại nước này thì bạn cần rửa sạch quả phật thủ và cắt phiến. Sau đó ngâm trong rượu trắng từ 7 đến 10 ngày. Mỗi lần uống khoảng 40-50 ml sẽ hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn tâm thần và các vấn đề về đường hô hấp như đau bụng kinh, ho đờm và viêm phế quản.

4.2. Siro

Quả phật thủ có ăn được không? Làm siro từ quả phật thủ bằng cách đun quả phật thủ cùng mạch nha hoặc đường phèn cho đến khi keo lại như mứt. Siro từ quả phật thủ giúp chữa ho và các vấn đề về đường hô hấp hiệu quả.

4.3. Quả phật thủ làm mứt

Quả phật thủ có ăn được không? Mứt từ quả phật thủ là một món ngon và có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với những người thích ăn ngọt. Để làm được món này vô cùng đơn giản khi bạn chỉ cần đun quả phật thủ với đường đến khi nước sôi và đường thấm đều vào phần thịt quả.

qua-phat-thu-co-an-duoc-khong-7-1715782341.jpeg
Mứt phật thủ bắt mắt, ngon miệng

4.4. Cháo phật thủ

Cháo phật thủ là một món ăn dễ làm và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần nấu quả phật thủ với gạo và thêm ít đường, bạn sẽ có một món cháo thơm ngon và bổ dưỡng. Hương vị ngọt ngào của quả phật thủ kết hợp với độ sệt của gạo tạo nên một món cháo hấp dẫn, đặc biệt là trong những ngày se lạnh.

4.5. Trà phật thủ

Để chế biến món này thì bạn cần rửa sạch trái phật thủ và thái thành từng lát mỏng trước khi phơi khô. Mỗi lần sử dụng từ 4 đến 8g phật thủ khô và nấu với nước trong khoảng 10 đến 15 phút. Khi đã nấu chín sẽ cho ra món trà phật thủ ấm nóng, thơm lừng và với vị hơi hăng nhẹ. Trà phật thủ không chỉ ngon mà còn có khả năng hỗ trợ giảm đau dạ dày một cách hiệu quả.

qua-phat-thu-co-an-duoc-khong-9-1715782342.jpeg
Trà phật thủ rất tốt cho dạ dày

5. Ai không nên sử dụng quả phật thủ

Những người thường xuyên đổ mồ hôi trộm hoặc có trọng lượng cơ thể gầy gò, da có biểu hiện sạm đen, thì không nên sử dụng quả phật thủ. Mặc dù loại quả này không có độc hại và hoàn toàn lành tính, nhưng không phải ai cũng phù hợp sử dụng.

6. Cách lựa chọn quả phật thủ

Bên cạnh tìm hiểu quả phật thủ có ăn được không, bạn cũng cần biết cách chọn khi muốn thưởng thức loại quả này. Khi chọn mua quả phật thủ, có một số điều bạn cần lưu ý để đảm bảo chọn được những quả tốt nhất:

  • Ưu tiên chọn những quả to, có nhiều ngón phật thủ, ngón dài và mập. Quả phật thủ với hình dáng đẹp thường bày bán ở những cửa hàng uy tín
  • Chọn quả có da trơn, màu hơi mờ vàng là dấu hiệu của quả già, chúng sẽ có mùi thơm và lâu hơn khi bảo quản. Tránh mua quả có dấu hiệu xước sát, sâu đục, hoặc bị dập, gãy các ngón phật thủ.
  • Khi đếm các ngón của quả, hãy tuân theo quy luật "Thịnh - Suy - Bĩ - Thái". Điều này có nghĩa là bạn sẽ đếm các ngón theo trình tự như vậy và những quả mà ngón cuối cùng rơi vào Thịnh hoặc Thái sẽ rất quý. Tuy nhiên, những quả này có giá cao hơn vì hiếm khi được tìm thấy.
qua-phat-thu-co-an-duoc-khong-11-1715783082.jpg
Lựa chọn quả phật thủ đẹp mắt để đặt lên bàn thờ

7. Các bài thuốc với quả phật thủ

Khám phá quả phật thủ ăn được không cũng không thể bỏ qua những bài thuốc sử dụng loại quả này trong điều trị các vấn đề khác nhau.

7.1. Điều trị tiêu hoá, khó tiêu

  • Cách làm: Sử dụng 50g quả phật thủ thái mỏng, kết hợp với hoa hồi, hương xuyên và sa nhân.
  • Cách dùng: Tán thành bột và hòa với nước sôi để uống. Dùng hai lần mỗi ngày trong 2-3 ngày.

7.2. Chữa đau bụng

  • Cách làm: Sắc 15g quả phật thủ kèm theo 30g gạo rang, chia thành các liều.
  • Cách dùng: Sử dụng 3 lần trong ngày.

7.3. Điều trị đau dạ dày

  • Cách 1: Sắc 10g phật thủ cùng với 6g thanh bì và uống.
  • Cách 2: Sắc 10g phật thủ, 3g cam thảo, 15g sa nhân, 6g ô dược, 15g bạch thược, và 10g hương phụ.

7.4. Điều trị chán ăn, buồn nôn

  • Cách làm: Ngâm 5 lít rượu với 30g quả phật thủ trong 10 ngày.
  • Cách dùng: Uống một lần mỗi 5 ngày, khoảng 15-20 mL trước bữa ăn.

7.5. Chữa ợ hơi

  • Ướp vỏ quả phật thủ với một ít đường, sau đó nuốt từ từ cho đến khi hết hẳn.

7.6. Hỗ trợ tiêu hóa

  • Cách làm: Sử dụng quả phật thủ nấu với nước, lọc nước và nấu với 15g gạo và 100g đường phèn.
  • Cách sử dụng: Dùng cháo mỗi buổi sáng.

7.7. Chữa viêm amidan

  • Cách làm: Sắc 10g hoa phật thủ, 10g hoa tường vi, và 6g hoa mai.
  • Cách dùng: Uống hoặc súc miệng.

7.8. Điều trị viêm phế quản mạn tính

  • Cách làm: Thái nhỏ 1-2 quả phật thủ, chưng cùng với một lượng đường mạch nha cho chín nhừ.
  • Cách dùng: Mỗi ngày ăn một thìa hàng trong 1 tuần.

7.9. Chữa đau bụng kinh

  • Cách 1: Sắc chung 30g phật thủ tươi, 6g gừng tươi, 6g đương quy và 30g rượu gạo với một lượng nước vừa đủ. Sau khi sắc, lọc lấy nước để uống.
  • Cách 2: Ngâm quả phật thủ với rượu trong vòng 6 tháng. Mỗi ngày, uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ từ loại nước ngâm này cũng có thể giúp giảm đau bụng kinh một cách hiệu quả.

8. Lưu ý khi sử dụng quả phật thủ

Một số lưu ý khi sử dụng quả phật thủ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng loại quả này một cách an toàn và hiệu quả:

  • Hạn chế sử dụng hàng ngày: Việc sử dụng quả phật thủ quá nhiều trong một ngày có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn như kích ứng da hoặc các vấn đề về tiêu hóa.
  • Chọn trái phật thủ tự nhiên: Đảm bảo sử dụng những trái phật thủ có nguồn gốc rõ ràng và được trồng tự nhiên.
  • Kiểm tra trái phật thủ: Trước khi sử dụng hãy xem trái phật tử có bị hỏng, mốc hoặc có dấu hiệu bất thường khác không để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc các vấn đề sức khỏe.
  • Rửa sạch và ngâm trước khi sử dụng: Trước khi sử dụng, hãy rửa sạch quả phật thủ bằng nước sạch và ngâm trong nước muối để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.

Quả phật thủ có ăn được không? Câu trả lời là có, bạn có thể chế biến loại quả này thành nhiều món ăn hoặc thức uống hấp dẫn. Tuy nhiên, khi sử dụng loại quả này bạn cũng cần lưu ý về cách lựa chọn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân.

BÀI LIÊN QUAN