1. Vỏ tôm có canxi không?
Thực hư vỏ tôm có canxi không? Theo các nghiên cứu từ chuyên gia, vỏ tôm không chứa hoặc có nhưng rất ít canxi. Do đó, việc ăn vỏ tôm hầu như không có tác dụng trong việc tăng canxi cho cơ thể.
Không chỉ vậy, vỏ tôm thuộc dạng khó tiêu, không thể phân hủy mà sẽ đào thải toàn bộ qua phân nên những ai có hệ tiêu hóa kém sẽ bị chướng bụng khi ăn. Đặc biệt với trẻ em, việc ăn vỏ tôm tiềm ẩn nhiều rủi ro tổn thương khoang miệng, hóc gây chảy máu nướu và mòn chân răng.
Mặt khác, xét về dinh dưỡng, vỏ tôm cũng có một số lợi ích dinh dưỡng với cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy vỏ của các loài giáp xác (bao gồm cả tôm) có chứa chất xơ tự nhiên chitin giúp làm giảm cholesterol, đồng thời hạn chế béo phì hiệu quả. Đặc biệt, phân tử chitosan trong vỏ tôm cũng có khả năng cải thiện huyết áp cao, tốt cho tim mạch.
2. Lợi ích của tôm và các loại động vật có vỏ
Trong quá trình tìm hiểu vỏ tôm có canxi không, bạn có thể khám phá được một số công dụng tuyệt vời của việc ăn tôm và các loài động vật có vỏ. Cụ thể:
- Hỗ trợ giảm cân: Động vật có vỏ chứa ít calo nhưng nhiều protein nạc và chất béo lành mạnh nên sẽ là một nguyên liệu tuyệt vời trong chế độ ăn kiêng.
- Thúc đẩy sức khỏe tim mạch: Các chất axit béo omega-3, vitamin B12 từ động vật có vỏ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, chống viêm hiệu quả.
- Tốt cho não: Không chỉ tốt cho tim mạch mà các hàm lượng dinh dưỡng trong tôm còn thúc đẩy quá trình phát triển não bộ, tăng cường chức năng ở cả người lớn và trẻ em.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Một số loài động vật có vỏ chứa nhiều kẽm giúp gia tăng hệ miễn dịch, phát triển các tế bào tạo nên hệ thống phòng thủ miễn dịch cho cơ thể.
3. Các bộ phận khác của tôm có ăn được không?
Tôm là loại hải sản được nhiều người ưa chuộng nhờ cách chế biến đa dạng và ngon miệng. Vậy vỏ tôm có canxi không và các bộ phận khác của tôm có ăn được không?
- Đuôi tôm: Phần đuôi tôm không có nhiều thịt như phần thân mà chủ yếu là vỏ nên khi ăn sẽ giống hệt vỏ tôm, không có tác dụng bổ sung canxi.
- Chân tôm: Chân tôm khi ăn giòn giòn vui miệng, ăn như vỏ và đuôi tôm, đồng nghĩa chúng không cung cấp bất kỳ chất dinh dưỡng nào cho cơ thể.
- Đầu tôm: Đầu tôm bao gồm phần vỏ cứng bao lấy các bộ phận khác từ hệ thần kinh, tiêu hóa cho đến bài tiết. Vì vậy, việc ăn đầu tôm có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm giun sán, chất bẩn (do tôm ăn tạp) và thậm chí là ngộ độc từ chất thải trong đầu tôm. Đặc biệt, người mang thai và cho con bú không nên ăn đầu tôm vì có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho cả mẹ và bé.
4. Một số lưu ý khi ăn tôm
Bên cạnh tìm hiểu vỏ tôm có canxi không, việc ăn tôm sai cách cũng có thể gây ra một số triệu chứng tiêu cực cho sức khỏe. Một số lưu ý khi ăn tôm đúng cách bao gồm:
- Không ăn cùng rau, củ, quả giàu vitamin C: Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giàu vitamin C vì có thể gây ngộ độc nghiêm trọng. Ngoài ra, trẻ em khi ăn tôm cần tránh những thực phẩm giàu vitamin C trong khoảng 4 giờ sau ăn.
- Không ăn đầu tôm: Đầu tôm là nơi hấp thụ và sản sinh nhiều độc tố, đồng thời tích tụ vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Một số người khi ăn đầu tôm sẽ bị dị ứng nổi mẩn đỏ, mụn trên cơ thể. Đồng thời lượng purin cao không phù hợp với những người mắc bệnh gout.
- Không ăn tôm chết: Khi tôm chết, hàm lượng histidine bị vi khuẩn phân hủy thành chất histamin gây hại cho cơ thể con người. Đặc biệt, khi tôm chết để lâu, lượng độc tố tích tụ trong cơ thể nhiều hơn, sau khi ăn sẽ xảy ra hiện tượng ngộ độc.
- Không ăn tôm sống: Tôm không được nấu chín sẽ dễ sản sinh ra sán, ấu trùng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và các hệ thần kinh.
5. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề vỏ tôm có canxi không?
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến việc vỏ tôm có canxi không giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề này.
5.1. Vì sao vỏ tôm lại cứng?
Vỏ tôm được cấu tạo chính từ kittin - một dạng chất hình thành lên vỏ của nhiều loại động vật khác nhau. Chất này khiến vỏ tôm cứng, rất khó tiêu hóa, có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và hấp thụ của cơ thể.
5.2. Ăn tôm có nên bóc vỏ không?
Lý giải vỏ tôm có canxi không cho thấy bộ phận này không chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, khi nấu chín đúng cách, chúng sẽ không gây ra nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe, trừ khi bạn ăn quá nhiều hoặc bị dị ứng với tôm. Do đó, bạn có thể ăn bóc vỏ hoặc không, tùy thuộc vào sở thích cá nhân.
5.3. Ăn gì để bổ sung canxi?
Thay vì sử dụng vỏ tôm để bổ sung canxi, bạn có thể sử dụng một số loại thực phẩm khác giúp cung cấp hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ như:
- Đậu phụ: Chỉ khoảng 126g đậu phụ, bạn đã đáp ứng được 86% nhu cầu canxi hàng ngày. Ngoài ra, đây còn là thực phẩm tương đối lành tính, hầu như ai cũng có thể ăn được và dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa, phô mai hoặc sữa chua chứa hàm lượng canxi dồi dào, mùi vị thơm ngon, đặc biệt tốt cho tiêu hóa.
- Các loại hạt: Bạn có thể sử dụng hạt chia, hạnh nhân, hạt vừng, cần tây… để bổ sung canxi, protein và các chất béo có lợi cho cơ thể.
- Cá mòi và cá hồi đóng hộp: Loại thực phẩm này giúp cung cấp 35% hàm lượng canxi cần thiết hàng ngày; đồng thời còn chứa nhiều chất khác như protein, axit béo omega-3 tốt cho da, tim mạch và não bộ.
- Những loại rau có màu xanh sẫm: Các loại rau có màu xanh sẫm như cải xanh, cải xoăn, rau châm vịt… có hàm lượng canxi cao, cung cấp khoảng 25% lượng canxi cần thiết hàng ngày.
5.4. Ăn tôm đồng hay tôm biển tốt hơn?
Lượng protein, vitamin, chất khoáng trong tôm đồng và tôm biển là tương đương nhau, tuy nhiên canxi trong tôm đồng lại cao hơn tôm biển. Bên cạnh đó, tôm đồng sống ở môi trường nước ngọt, ít có sinh vật độc nên sẽ lành tính hơn tôm biển.
Vỏ tôm có canxi không? Trên thực tế, vỏ tôm không chứa canxi và những hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, nếu không được chế biến đúng cách, vỏ tôm cần gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe. Do đó, bạn cần lưu ý kỹ lưỡng trước khi chế biến và thưởng thức loại thực phẩm này. Để bổ sung canxi cho cơ thể, bạn nên bổ sung canxi có trong đậu, sữa, trứng thay vì ăn vỏ tôm.