1. Dầu cá là gì?
Trước khi khám phá các tác dụng của dầu cá mang lại cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu qua khái niệm cũng như những thành phần dinh dưỡng có trong dầu cá. fgsadshfdgjfkh
Dầu cá hay còn được biết đến với các tên gọi khác như dầu omega-3 hay axit béo omega-3. Đây là một loại axit béo mang đến nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe được chiết xuất từ các loại cá như cá thu, cá hồi, cá mòi và nhiều loại khác.
Thành phần chính trong dầu cá là axit béo omega-3 bao gồm axit béo không no EPA (axit eicosapentaenoic) và DHA (axit docosahexaenoic). Ngoài ra, dầu cá cũng chứa vitamin D - dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe xương và hệ miễn dịch.
2. Những tác dụng của dầu cá cho sức khỏe con người
Không phải ai cũng có thể biết rõ được những tác dụng của dầu cá. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dầu cá mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể và sức khỏe con người, phải kể đến như:
2.1. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Việc bổ sung dầu cá trong chế độ ăn kiêng đã được chứng minh giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tim và tử vong ở những người có nguy cơ cao. Ngoài ra, dầu cá cũng có thể giúp giảm nguy cơ suy tim sung huyết ở người cao tuổi.
2.2. Giảm tình trạng huyết áp cao
Việc kết hợp lượng axit béo omega-3 EPA và DHA trong khoảng từ 2 đến 3 gram mỗi ngày được xem là phương pháp tối ưu để giảm bệnh tình cho những người mắc tình trạng tăng huyết áp từ trung bình đến nặng.
2.3. Cải thiện bệnh viêm khớp dạng thấp
Bổ sung dầu cá mỗi ngày mang lại hiệu quả trong việc giảm cảm giác đau và cải thiện sự cứng khớp buổi sáng ở những người mắc viêm khớp dạng thấp. Việc sử dụng dầu cá trong chế độ dinh dưỡng có thể mang lại lợi ích to lớn trong quá trình điều trị xương khớp và cải thiện sức khỏe.
2.4. Giảm tình trạng nghẽn mạch máu
Dầu cá được biết đến với khả năng giảm tỷ lệ tắc nghẽn mạch máu, đặc biệt là khi được sử dụng trước và sau khi nong mạch vành. Vì axit béo omega-3 trong dầu cá làm ức chế sự co bóp và giảm vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm trong mạch máu. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ trong việc kiểm soát huyết áp cũng như các yếu tố khác liên quan đến tình trạng sức khỏe của hệ tim mạch.
2.5. Tránh sảy thai ở phụ nữ mang thai bị rối loạn tự miễn
Một trong những tác dụng của dầu cá phải kể đến là việc ngăn chặn sảy thai hiệu quả, duy trì thai kỳ ổn định và tăng tỷ lệ sống ở phụ nữ mang thai khi mắc hội chứng antiphospholipid (rối loạn tự miễn).
2.6. Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em
Tác dụng của dầu cá có thể cải thiện sự chú ý, chức năng tinh thần và hành vi ở trẻ em bị ADHD (hội chứng tăng động giảm chú ý). Ngoài ra, việc sử dụng một số chất bổ sung chứa dầu cá và dầu hoa anh thảo buổi tối có thể cải thiện chức năng và hành vi tinh thần ở trẻ em bị mắc hội chứng này.
2.7. Cải thiện về sức khỏe tinh thần
Nồng độ omega-3 trong máu thấp sẽ dẫn đến việc tăng nguy cơ trầm cảm và lo lắng. May thay, loại axit béo này có nhiều trong dầu cá. Theo đó, nó mang lại nhiều lợi ích trong điều trị trầm cảm như cải thiện tâm trạng, sức khỏe tâm thần, giảm nhịp tim và cải thiện hoạt động của hệ thần kinh giao cảm.
2.8. Bảo vệ sức khỏe của mắt
Thoái hóa điểm vàng nguyên nhân đứng đầu gây mất thị lực không thể phục hồi ở người cao tuổi. Việc bổ sung hàm lượng omega-3 EPA và DHA cho người lớn tuổi giúp tăng cường sức khỏe của mắt và giảm đáng kể rủi ro mắc bệnh lý về mắt.
2.9. Đau bụng kinh
Nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng dầu cá kết hợp với vitamin B12 hoặc vitamin E giúp giảm cảm giác đau đớn. Từ đó, việc dùng thuốc giảm đau ở phụ nữ trong mỗi kỳ kinh nguyệt cũng trở nên hạn chế.
3. Những lưu ý khi sử dụng dầu cá cần nhớ
Để tận dụng tối ưu tác dụng của dầu cá mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe, bạn cần ghi nhớ những điều sau trong quá trình sử dụng:
3.1. Đối với người lớn
Người lớn có thể sử dụng dầu cá bằng nhiều cách, theo cả đường uống hoặc bôi ngoài da để hỗ trợ sức khỏe. Do đó, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
Sử dụng qua đường uống:
- Người bệnh sử dụng thủ thuật mở mạch máu bị tắc hoặc hẹp (nong mạch) cần sử dụng 6 gram dầu cá mỗi ngày.
- Để ngăn ngừa sảy thai, phụ nữ mắc hội chứng kháng phospholipid cần sử dụng 5,1 gram dầu cá hàng ngày trong vào 3 năm.
- Đối với chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), người mắc bệnh có thể bổ sung thực phẩm chức năng chứa 400mg dầu cá và 100mg dầu hoa anh thảo mỗi ngày.
- Khi phẫu thuật để cải thiện lưu lượng máu đến tim (phẫu thuật CABG), người bệnh cần sử dụng 4 gram dầu cá mỗi ngày trong một năm.
- Người huyết áp cao có thể sử dụng 4 đến 15 gam dầu cá mỗi ngày, uống một lần hoặc chia làm nhiều lần trong 36 tuần. Ngoài ra, đối tượng này cũng có thể sử dụng 3 đến 15 gam axit béo omega-3 mỗi ngày trong 4 tuần.
- Đối với bệnh nhân loãng xương, họ có thể sử dụng bốn viên nang 500 mg hỗn hợp hoa anh thảo và dầu cá. Người bệnh nên uống 3 lần/ ngày trong bữa ăn cùng với 600 mg canxi cacbonat trong 18 tháng.
- Với bệnh vẩy nến, viên nang dầu cá chứa 3,6 gam EPA và 2,4 gam DHA có thể được sử dụng mỗi ngày trong 15 tuần kết hợp với liệu pháp UVB.
- Đối với bệnh rối loạn tâm thần, viên nang dầu cá chứa 700 mg EPA và 480 mg DHA kết hợp với tocopherols và các axit béo omega-3 khác có thể được sử dụng mỗi ngày trong vòng 12 tuần.
- Khi mắc hội chứng Raynaud, liều lượng hàng ngày mà người bệnh cần sử dụng bao gồm 3,96 gam EPA và 2,64 gam DHA trong 12 tuần.
- Người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể sử dụng 10 gam dầu cá mỗi ngày trong 6 tháng hoặc dầu cá có chứa 0,5-4,6 gam EPA và 0,2-3,0 gam DHA. Bạn cũng có thể kết hợp cùng với vitamin E hàm lượng 15 IU hàng ngày trong vòng 15 tháng.
Sử dụng ngoài da:
Việc sử dụng dầu cá chủ yếu dành cho trường hợp bị vẩy nến, bệnh nhân có thể thoa dầu cá trong vòng 6 giờ mỗi ngày, áp dụng liên tục trong vòng 4 tuần.
3.2. Đối với trẻ em
Trẻ em mắc bệnh rối loạn kỹ năng vận động có biểu hiện vụng về có thể được chỉ định sử dụng dầu cá với liều lượng 3 lần mỗi ngày và liên tiếp trong vòng 3 tháng cho những trẻ em từ 5 đến 12 tuổi. Theo đó, chất dinh dưỡng sẽ cung cấp khoảng 558 mg EPA và 174 mg DHA cho người bệnh nhằm hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
3.3. Những ai không nên sử dụng?
Không thể phủ nhận những tác dụng của dầu cá mang lại cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên sử dụng nó. Theo các chuyên gia, những trường hợp không nên dùng dầu cá bao gồm:
- Người bị bệnh về đường tiêu hóa: Sử dụng dầu cá có thể gây khó tiêu, ợ chua, đầy bụng hoặc đau bụng dữ dội ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
- Người huyết áp thấp: Việc sử dụng dầu cá thường xuyên có thể dẫn đến hiện tượng trụy mạch, nguy hiểm cho người có huyết áp thấp.
- Người đang điều trị bệnh tiểu đường: Dầu cá có thể tăng hàm lượng glucose trong máu và làm tăng chỉ số đường huyết gây biến chứng nguy hiểm.
- Phụ nữ mang thai: Đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là ở giai đoạn cuối thai kỳ không nên sử dụng dầu cá vì có nguy cơ gây ra hiện tượng băng huyết trong khi sinh.
- Người bị chứng bệnh máu khó đông: Dùng dầu cá có thể làm tình trạng máu khó đông trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.
- Người đang sử dụng thuốc uống tránh thai: Bổ sung dầu cá trong trường hợp này có thể gây rối loạn về chỉ số mỡ máu trong cơ thể và giảm hiệu quả của thuốc tránh thai.
- Người dị ứng với hải sản: Người dị ứng và mẫn cảm với các loại hải sản không nên sử dụng dầu cá để tránh gây kích ứng và biến chứng.
4. Một số tác dụng phụ khi bổ sung dầu cá
Bên cạnh những lợi ích cho sức khỏe, dầu cá cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, phải kể đến như:
- Uống hơn 3 gram dầu cá mỗi ngày có thể gây ra tình trạng máu không đông và tăng khả năng chảy máu. Ngoài ra, việc sử dụng dầu cá thường xuyên cũng có thể làm giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch và khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể đặc biệt là đối với bệnh nhân cấy ghép nội tạng và người cao tuổi.
- Trong quá trình sử dụng dầu cá, bạn có thể bị ợ hơi, hôi miệng, ợ chua, buồn nôn, phân lỏng, phát ban và chảy máu cam. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bổ sung bằng việc sử dụng dầu cá trong nấu ăn để có thể giảm bớt các tác dụng phụ này.
- Dầu cá cũng có thể gây tăng một số triệu chứng của bệnh rối loạn lưỡng cực, làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người bị sẹo gan do bệnh gan, làm bệnh trầm cảm trầm trọng hơn, gây mất kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường. Do đó, việc sử dụng dầu cá ở liều cao cần được giám sát y tế và theo sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
5. Gợi ý những thực phẩm giàu Omega-3 tốt cho sức khỏe
Việc bổ sung các thực phẩm giàu omega-3 là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh. Dưới đây là một số gợi ý của chuyên gia:
- Cá: Cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, cá mòi, cá cơm, trứng cá muối, cá chẽm.
- Hạt và đậu: Hạt lanh, hạt bí ngô, hạt chia, hạt phỉ, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, đậu phộng, đậu nành.
- Rau xanh: Cải xoăn, bắp cải Brusse, rau bó xôi, cải xanh, súp lơ, rau bina.
- Dầu: Dầu canola, dầu gan cá. dầu hạt lanh, dầu mù tạt, dầu đậu nành, dầu óc chó.
Không ai có thể phủ nhận tác dụng của dầu cá đối với sức khỏe con người. Việc bổ sung dầu cá vào chế độ ăn uống hàng ngày không chỉ là một lựa chọn thông minh mà còn là một đòn bẩy quan trọng để duy trì sức khỏe và sự phát triển toàn diện.