Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Để vẽ một sơ đồ tư duy Người lái đò sông Đà chi tiết và chỉn chu, bạn cần hiểu rõ về tác giả Nguyễn Tuân cũng như nội dung chính của tác phẩm. Việc này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về chủ đề, nhân vật, sự kiện và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.
Tác giả
Nguyễn Tuân (1910 - 1987) xuất thân trong một gia đình nhà Nho, khi thời buổi Hán học đã tàn và là một trong những nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Ông sinh ra tại làng Nhân Mục, Hà Nội, từ nhỏ đã thể hiện niềm đam mê mãnh liệt với văn chương và nghệ thuật.
Cuộc đời
Tùy vào mức độ chi tiết của sơ đồ tư duy Người lái đò sông Đà, bạn có thể bổ sung thông tin của cuộc đời tác giả. Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 tại làng Kim Bài, xã Văn Khê, huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Hà Nội (nay thuộc phường Văn Khê, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) và mất ngày 28 tháng 7 năm 1987 tại Hà Nội. Học vấn của ông chỉ đến bậc thành chung, sau đó bị đuổi học vì tham gia bãi khóa phản đối giáo viên Pháp nói xấu người Việt Nam.
Nguyễn Tuân tự học và đọc nhiều sách báo để trau dồi kiến thức. Ông bắt đầu viết từ những năm 1930 và nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút kí độc đáo. Tham gia Cách mạng tháng Tám, ông trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ năm 1948 đến 1957, Nguyễn Tuân giữ chức Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam, góp phần quan trọng vào sự phát triển của văn học nước nhà.
Phong cách sáng tác
Nguyễn Tuân có phong cách sáng tác độc đáo, tài hoa và uyên bác, thể hiện rõ qua ngôn ngữ trau chuốt, giàu hình ảnh và sức gợi cảm. Ông thường sử dụng nhiều điển cố, điển tích, thành ngữ và tục ngữ, mang lại chiều sâu văn hóa cho tác phẩm. Nguyễn Tuân có tinh thần ham mê khám phá, luôn tìm kiếm cái đẹp qua việc khai thác những đề tài mới mẻ như vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của thiên nhiên, những thú vui tao nhã và những con người thầm lặng nhưng phi thường.
Thành tựu văn học
Các tác phẩm tạo nên thành công trong sự nghiệp văn chương của tác giả và các giải thưởng của Nguyễn Tuân cũng là yếu tố góp phần hoàn thiện sơ đồ tư duy Người lái đò sông Đà, từ đó giúp bài viết của học sinh đạt điểm cao hơn. Nguyễn Tuân đã để lại dấu ấn đậm nét với nhiều tác phẩm nổi tiếng thuộc nhiều thể loại khác nhau:
- Tùy bút: "Vang bóng một thời", "Một chuyến đi", "Thiếu quê hương", "Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi",...
- Bút ký: "Sông Đà", "Tình chiến trường", "Ký sự Tây Bắc",...
- Tiểu thuyết: "Thiếu quê hương", "Chiếc lư đồng mắt cua",...
Tác phẩm
Người lái đò sông Đà là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân, thể hiện tình yêu thiên nhiên và sự kính trọng đối với con người lao động thông qua hình tượng sông Đà hùng vĩ và người lái đò tài ba, dũng cảm.
Hoàn cảnh sáng tác
Người lái đò sông Đà được trích trong tập “Sông Đà” được viết vào năm 1960, là kết quả chuyến đi Tây Bắc của Nguyễn Tuân vào năm 1958. Đây vừa là cách để thỏa mãn “chủ nghĩa xê dịch” đã ăn sâu vào huyết quản, vừa thỏa mãn khao khát tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và “chất vàng mười đã qua thử lửa” trong tâm hồn những người lao động nơi miền sơn cước hùng vĩ và thơ mộng.
Bố cục
Tác phẩm Người lái đò sông Đà được chia thành 3 phần chính như sau:
- Phần 1 (Từ đầu đến "gậy đánh phèn"): Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của sông Đà.
- Phần 2 (Tiếp đến "dòng nước sông Đà"): Hình ảnh người lái đò và cuộc chiến với dòng sông.
- Phần 3 (Còn lại): Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà.
Tóm tắt tác phẩm
Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ được tô điểm bởi sông Đà vừa dữ dội, hung tợn vừa nhẹ nhàng, yêu kiều. Trên nền thiên nhiên ấy, người lái đò hiện lên như một anh hùng với "trí" và "dũng". "Trí" thể hiện qua việc ông am hiểu sông Đà, thuộc lòng mọi binh pháp của thần sông, thần đá. "Dũng" thể hiện qua sự kiên cường, bình tĩnh trước mọi trận địa của thủy quái sông Đà, nén đau ghì cương vượt qua cửa tử.
Bên cạnh hình tượng anh hùng lao động, người lái đò còn là một nghệ sĩ với tay lái tài hoa, xử lý khéo léo, điệu nghệ, phong thái ung dung trong mọi tình huống. Bạn cũng có thể bổ sung phần tóm tắt tác phẩm vào sơ đồ tư duy Người lái đò sông Đà.
Sơ đồ tư duy Người lái đò sông Đà
Xây dựng sơ đồ tư duy Người lái đò sông Đà là một phương pháp hiệu quả để tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức về tác phẩm. Theo đó, tác phẩm này gồm các nội dung chính như bối cảnh sáng tác, tóm tắt nội dung, đặc điểm nhân vật, nghệ thuật xây dựng hình tượng và giá trị của tác phẩm.
Sơ đồ tư duy tác phẩm Người lái đò sông Đà
Ngoài thông tin về tác giả, tác phẩm đã đề cập ở trên, sơ đồ tư duy Người lái đò sông Đà sẽ khái quát và đưa ra các ý quan trọng về giá trị nghệ thuật, nội dung cũng như thông điệp đoạn trích.
Hình tượng sông Đà
Hình ảnh thiên nhiên trong dưới góc nhìn của người thi sĩ trở nên đa chiều, lúc hiền dịu - trữ tình, lúc hung bạo - dữ dội.
Dòng sông hung bạo
- Đá bờ sông: Dựng vách thành, hẹp đến nghẹt thở,...
- Ghềnh Hải Loóng: Những con sóng chồm lên, giẫm lên nhau,...
- Những cái hút nước: Xoáy tít, sâu hun hút, cạm bẫy chết người,...
- Thác đá: Như tiếng rống của ngàn con trâu mộng.
- Đá sông Đà: Ngàn năm mai phục, thạch trận sóng, nước, đá,... đầy thách thức.
Dòng sông trữ tình
- Dòng sông trữ tình buông dài như áng tóc người thiếu nữ.
- Dòng sông đổi màu theo mùa, đẹp nhất là mùa thu và mùa xuân.
- Cảnh thiên nhiên bên sông Đà mơn mởn non tơ và đầy thi vị.
- Sông Đà thân thuộc, gợi cảm, nên thơ giống như một cố nhân, tình nhân.
Hình tượng người lái đò
- Nguyễn Tuân dựng lên bức tranh chân dung mang đậm phong cách tài hoa, nghệ sĩ của mình.
- Ông lái đò - nghệ sĩ đích thực trong cuộc chiến sinh tử với thiên nhiên để giành sự sống.
- Phát hiện vẻ đẹp của người lao động, người anh hùng trong cuộc sống thường ngày.
Ý nghĩa tác phẩm
- Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng của Tây Bắc.
- Khẳng định sức mạnh chinh phục thiên nhiên của con người và phẩm chất tốt đẹp của người lao động Tây Bắc.
Sơ đồ tư duy phân tích hình tượng người lái đò
Để giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chi tiết hơn về tác phẩm, sơ đồ tư duy Người lái đò sông Đà dưới đây sẽ đưa ra những hướng triển khai chính đối với hình tượng người lái đò, một nhân vật trung tâm với nhiều phẩm chất đáng quý và biểu tượng sâu sắc trong văn học Việt Nam.
Lai lịch
- Tuổi: Khoảng 70.
- Tên: Vô danh hoặc gọi bằng tên nghề và địa danh.
- Kinh nghiệm: Lái đò 10 năm, xuôi ngược trăm ngả.
Ngoại hình
- Đầu: Quắc thước.
- Thân hình: Cao to, gọn quánh.
- Đôi tay: Dài.
- Đôi chân: Khuỳnh khuỳnh như kẹp vào cuống lái.
- Giọng nói: Ào ào như tiếng nước.
- Nhãn giới: Vời vợi như mong cái bến xa.
Phẩm chất
a) Tài hoa trí dũng
Trùng vi 1:
- Bình tĩnh giữ chắc mái chèo.
- Bị trúng đòn, dũng cảm, kẹp cuồng lái.
- Tỉnh táo chỉ huy thuyền vượt qua.
=> Bản lĩnh, kiên cường, dũng cảm.
Trùng vi 2:
- Nắm chắc binh pháp, vượt qua cạm bẫy.
- Đưa thuyền cưỡi lên thác.
- Tả xung hữu đột, dày kinh nghiệm.
=> Thông minh, chủ động.
Trùng vi 3:
- Phóng thuyền chọc thủng luồng sinh.
- Biến con thuyền thành tuấn mã.
=> Mạnh mẽ, khéo léo.
b) Phong thái nghệ sĩ
- Vượt thác => Trở về cuộc sống bình thường => khiêm tốn, giản dị.
- Thưởng thức thú vui tao nhã ở đời.
- Nhìn thử thách bằng cái nhìn lãng mạn “đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ, cá dầm xanh”.
Sơ đồ tư duy phân tích vẻ đẹp hung bạo sông Đà
Sơ đồ tư duy Người lái đò sông Đà là phương hướng để phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Tuân. Bằng việc tổ chức và hệ thống hóa các ý chính thông qua sơ đồ tư duy, người học có thể dễ dàng nắm bắt và hiểu rõ hơn về các đặc điểm nổi bật của dòng sông này.
Cảnh đá bờ sông dựng thành vách
- “Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời” ẩn dụ cho độ cao vách đá hai bên, cái lạnh lẽo, âm u.
- “Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu” thể hiện sự nhỏ hẹp của dòng sông.
- “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện” tạo sự liên tưởng độc đáo, khắc sâu ấn tượng về độ cao.
Quãng mặt ghềnh Hát Loóng
- “Cuốn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra” giúp nhân hóa con sông như kẻ đi đòi nợ.
- Hình ảnh “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” sử dụng Nghệ thuật điệp từ, lặp cấu trúc, âm hưởng dữ dội, nhịp điệu khẩn trương, dồn dập và tạo cảm giác đe dọa cho con người.
Quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La
- Cái hút nước sông Đà so sánh như giếng bê tông thả xuống.
- Liên tưởng độc đáo với các hình ảnh như “y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực”, “một anh bạn quay phim táo tợn”, “thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”.
Thác và đá sông Đà
- Thác: Sinh thể dữ dằn gào thét trong những âm thanh oán trách, van xin, gằn, rống lên,...
- Đá: Hòn to, hòn nhỏ mai phục giữa dòng; Mỗi hòn đá là một tên lính thủy ngỗ ngược; Trận địa đá chia thành ba hàng chặn ngang trên sông.
Những trùng vi thạch trận hiểm độc
- Trùng vi 1: Dòng sông mở 5 cửa trận (4 cửa tử, cửa sinh hữu ngạn); Sóng nước như quân liều mạng.
- Trùng vi 2: Tăng cửa tử, cửa sinh nằm phía hữu ngạn sông Hồng; Dòng thác hồng hộc tế lên như dòng thác hùm beo.
- Trùng vi 3: Là vùng trận chứa nhiều mưu mô nhất, ít cửa hơn nhưng cả hai bên là luồng chết.
Sơ đồ tư duy phân tích vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà
Sơ đồ tư duy Người lái đò sông Đà cho dạng bài phân tích vẻ đẹp trữ tình của sông Đà bạn có thể tham khảo theo mẫu dưới đây:
Dáng vẻ
- Dòng chảy uốn lượn như mái tóc thôn nữ Tây Bắc.
- Sông Đà hiện lên như người thôn nữ kiều diễm, trẻ trung, duyên dáng.
Màu nước sông Đà
- Mùa xuân có màu xanh ngọc bích.
- Mùa thu “lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm vì rượu”.
- “Chưa hề bao giờ tôi thấy Sông Đà đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào”.
Sông Đà gợi cảm như cố nhân
- “Chao ôi…đứt quãng”: Niềm vui, cảm giác tin cậy, ấm áp.
- “Trước mắt…Dương Châu”: Vẻ đẹp cổ tích.
- “Người cố nhân…ngay đó”: Tính chất thất thường, lắm chứng nhiều bệnh.
- Ý nghĩa: Sông Đà hiện lên như cô gái cá tính, mạnh mẽ. Bên cạnh đó, tác giả thể hiện tình cảm gắn bó đặc biệt với con sông.
Vẻ đẹp nên thơ
- Vẻ đẹp yên ả, tĩnh lặng, hoang dại.
- Vẻ đẹp tươi mới, tràn trề nhựa sống.
Mở rộng vấn đề
- Tác giả tiếp cận và miêu tả hình ảnh con sông Đà hiện lên dữ dội và hung bạo nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình, là “chất vàng mười” của thiên nhiên Tây Bắc.
- Hình tượng sông Đà hiện lên dưới ngòi bút của tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp và tự hào về con người, đất nước.
Đặc sắc nghệ thuật
- Nguyễn Tuân có vốn tri thức phong phú ở nhiều mặt như địa lí, lịch sử, quân sự.
- Ngôn ngữ chọn lọc tinh tế, hình ảnh liên tưởng, so sánh độc đáo.
- Giọng văn phóng túng, tự nhiên, sử dụng thành công biện pháp tu từ.
Bài tập liên hệ
Sau khi tìm hiểu sơ đồ tư duy Người lái đò sông Đà, bạn có thể tham khảo thêm các dạng bài tập liên hệ, mở rộng của tác phẩm này dưới đây:
- Phân tích nghệ thuật miêu tả nét tính cách hung bạo và trữ tình của dòng Sông Đà.
- Viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng 150 từ) nêu cảm nhận về hình ảnh người lái đò và mối liên hệ với những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam.
- So sánh Vẻ đẹp trữ tình của hình tượng dòng sông qua tác phẩm Người lái đò sông đà - Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Liên hệ so sánh người lái đò sông Đà và nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
Sơ đồ tư duy Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân giúp bạn đi sâu vào thế giới văn học Việt Nam với trường tư tưởng về tình yêu thiên nhiên và trân trọng sự cống hiến thầm lặng của những người lao động trong thời đại mới mà Nguyễn Tuân mà đã thể hiện xuất sắc. Dựa vào sơ đồ này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của sông Đà và cũng như về những con người vùng Tây Bắc.