Hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà và góc nhìn của ông vua tùy bút

Aretha Thu An
Hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà là khi tác giả Nguyễn Tuân có chuyến đi thực tế lên vùng Tây Bắc từ năm 1958 đến 1960. Tác phẩm không chỉ tôn vinh vẻ đẹp thiên nhiên mà còn khắc họa sinh động hình ảnh người lao động kiên cường, từ đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước và tinh thần vượt khó của người Việt Nam.

Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân

Trước khi tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà, hãy cùng điểm qua đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả. Nguyễn Tuân (1910 - 1987) là một trong những nhà văn, nhà thơ và nhà phê bình văn học nổi tiếng của Việt Nam. Ông xuất thân từ một gia đình trí thức có truyền thống Nho học. Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp văn chương từ những năm 1930 và nhanh chóng trở thành một cây bút nổi tiếng. Ông viết nhiều thể loại từ truyện ngắn, tùy bút đến kịch và phê bình văn học.

Phong cách sáng tác:

  • Ngôn ngữ: Văn của Nguyễn Tuân giàu hình ảnh, nhiều cảm xúc và sở hữu phong cách riêng biệt. Ông nổi tiếng với việc sử dụng ngôn ngữ hoa mỹ, trau chuốt, đôi khi khá cầu kỳ.
  • Chủ đề: Ông thường viết về thiên nhiên, con người và những giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc. Tác phẩm của Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào dân tộc.

Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân bao gồm Tập truyện “Vang bóng một thời" (1940), tuỳ bút “sông Đà”, “Ngọn đèn dầu lạc”,...

Nguyễn Tuân là một nhà văn duy mỹ với quan niệm cuộc đời là hành trình đi tìm cái đẹp
Nguyễn Tuân là một nhà văn duy mỹ với quan niệm cuộc đời là hành trình đi tìm cái đẹp

Hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà

Hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà là ở thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đất nước có nhiều biến đổi. Nền văn học Việt Nam cũng có những bước chuyển mình bởi tư tưởng và chế độ mới.

Bối cảnh lịch sử - xã hội

Hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà trong giai đoạn 1958 - 1960, đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc, Miền Nam đang anh dũng chiến đấu chống Mỹ - Ngụy, còn miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tại miền Bắc, Đảng và Nhà nước thực hiện chủ trương vận động nhân dân miền xuôi lên vùng Tây Bắc để xây dựng vùng kinh tế mới.

Bối cảnh tâm trạng của tác giả

Theo chủ trương vận động của Nhà nước, giới văn nghệ sĩ cũng hồ hởi lên Tây Bắc để khám phá cuộc sống mới và tìm kiếm nguồn cảm hứng sáng tác. Vốn là người phóng túng, ưa dịch chuyển, Nguyễn Tuân đã lên đường đến nhiều vùng đất, cùng chung sống với bộ đội và bà con dân tộc để khám phá cảnh sắc thiên nhiên cũng như tìm kiếm "thứ vàng mười" mà tác giả vẫn luôn khao khát.

Hoàn cảnh sáng tác cụ thể

Hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà cụ thể là khi Nguyễn Tuân cùng nhiều nhà văn và nghệ sĩ khác được cử đi thực tế tại các vùng miền núi phía Bắc để tìm hiểu cuộc sống, văn hóa và con người nơi đây.

Trong chuyến đi này, Nguyễn Tuân đã trực tiếp chứng kiến và trải nghiệm vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên Tây Bắc, đặc biệt là sông Đà. Ông có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện với những người lái đò dũng cảm và tài ba trên sông Đà, điều này đã truyền cảm hứng sâu sắc cho ông.

Hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử khi đất nước đang trong thời kỳ bị chia rẽ
Hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử khi đất nước đang trong thời kỳ bị chia rẽ

Dàn ý phân tích Người lái đò sông Đà

Sau khi nắm được hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà, bạn có thể tham khảo thêm phần phân tích nội dung tác phẩm dưới đây để có thể hoàn thành một bài viết hoàn chỉnh.

I. Mở bài

Phân tích đôi nét về tác giả hoặc giới thiệu khái quát về giá trị nội dung của bài để gợi mở chủ đề một cách tự nhiên.

II. Thân bài

Thân bài sẽ bao gồm các luận điểm chính như ý nghĩa lời đề từ của tác giả, hình ảnh Đà Giang và nét đẹp của người lái đò. Bạn có thể tham khảo phần phân tích các luận điểm dưới đây:

Lời đề từ

  • Lời đề từ số 1: Ở lời đề từ đầu tiên “Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông” tác giả sử dụng câu thơ của nghệ sĩ người Ba Lan với cấu trúc câu cảm thán, nhằm thể hiện cảm xúc dâng trào, mãnh liệt trước vẻ đẹp của dòng sông và những người gắn bó với hình ảnh này.
  • Lời đề từ số 2: “Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu” - Hai câu thơ chữ Hán này bộc lộ “cá tính” độc đáo của dòng sông Đà, vì chỉ có sông Đà chảy theo hướng bắc, trong khi mọi dòng sông khác đều đổ về hướng đông.

Hình tượng dòng sông Đà

  • Dòng sông hung bạo:

Nguyễn Tuân mô tả sự hùng vĩ của sông Đà không chỉ qua những thác đá mà còn qua cảnh đá bờ sông dựng vách thành, nơi mặt sông chỉ nhận được ánh sáng mặt trời vào lúc đúng ngọ. Các vách đá chẹt lòng sông như yết hầu thể hiện sự hung bạo của Đà Giang. Tác giả còn mang đến cảm nhận trực quan khi miêu tả cảm giác lạnh lẽo ngay giữa mùa hè khi ngồi trong khoang đò qua quãng sông này.

Nguyễn Tuân cũng mô tả mặt ghềnh Hát Loóng bằng hình ảnh hoang sơ, với âm thanh kinh hãi vang động của “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”. Nghệ thuật liên kết và điệp từ "xô" làm nổi bật sự dữ dội của dòng sông. Cảnh hút nước được miêu tả chân thực như cái giếng bê tông thả xuống sông, nhấn mạnh tính hung ác của thác nước. Động từ như "mai phục", "nhổm", "vồ lấy" và chi tiết nhân hóa "đứng", "nằm", "ngồi" biến đá thành những quân binh bài bản, thể hiện sự nguy hiểm và dữ dội của sông Đà.

Nét hung bạo của sông Đà thể hiện một vẻ đẹp kỳ vĩ nhưng cũng không kém phần dữ dội
Nét hung bạo của sông Đà thể hiện một vẻ đẹp kỳ vĩ nhưng cũng không kém phần dữ dội
  • Sông Đà trữ tình

Góc nhìn từ trên cao: Hình ảnh Đà Giang hiện lên sống động và gần gũi như "dây thừng ngoằn ngoèo," "áng tóc trữ tình", với màu xanh ngọc bích vào mùa xuân và chín đỏ vào mùa thu. Dòng sông được khắc họa như một tác phẩm mỹ thuật tuyệt tác nhưng cũng đầy cá tính và thất thường như một cô gái đỏng đảnh.

Góc nhìn từ trong rừng sâu: Sông Đà như một "cố nhân" với ánh sáng "loang loáng như trẻ con chiếu gương vào mắt" và "nắng tháng ba Đường thi". Vẻ đẹp của Đà Giang được khắc sâu qua cảm xúc của Nguyễn Tuân, biến sông Đà thành một tình nhân hấp dẫn và mê hoặc.

Góc nhìn từ trên thuyền: Các phép so sánh ẩn dụ như "bờ sông như một bờ tiền sử", "hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích xưa" khắc họa sông Đà vô tri vô giác như "người tình nhân chưa quen biết" đang chia tay thượng nguồn để tìm đến mảnh đất và con người mới.

  • Hình tượng người lái đò sông Đà

Người viết có thể liên hệ hình ảnh người anh hùng Huấn Cao trong quan niệm của Nguyễn Tuân trước cách mạng để dẫn dắt sang hình tượng người lái đò sông Đà.

Ngoại hình: Ngợi ca những con người vô danh luôn âm thầm cống hiến cho quê hương, đất nước. Trước hình ảnh hùng vĩ của dòng sông, người lái đò trở nên bé nhỏ nhưng vẫn vô cùng dũng cảm đối diện với những hiểm nguy, hung bạo của dòng sông.

Tài năng và tâm hồn người lái đò: Người lái đò có sự từng trải, hiểu biết và kinh nghiệm lâu năm, được miêu tả qua câu văn “trên sông Đà ông xuôi ngược hơn một trăm lần”. Ông là người mưu trí, dũng cảm, bản lĩnh và tài ba, thể hiện qua hình ảnh ung dung trên thuyền, “nén đau giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo”, “nắm chắc binh pháp của thần sông thần núi", và động tác điêu luyện “cưỡi ngựa ngay trên bờm sóng, phóng thẳng vào giữa thác”. Người lái đò trở thành biểu tượng của một người nghệ sĩ tài hoa trên sông nước, ưa thích những khúc sông gồ ghề, hiểm trở và coi việc chiến thắng “con thủy quái” là chuyện thường ngày.

Nghệ thuật: Khẳng định phong cách nghệ thuật tài hoa của Nguyễn Tuân được thể hiện trong tác phẩm.

III. Kết bài

Bạn có thể khẳng định giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm để tổng kết lại bài viết.

Phân tích hình tượng ông lái đò nhằm ngợi ca những con người vô danh luôn âm thầm cống hiến cho quê hương, đất nước
Phân tích hình tượng ông lái đò nhằm ngợi ca những con người vô danh luôn âm thầm cống hiến cho quê hương, đất nước

Một số mẫu đề thi phân tích Người lái đò sông Đà dễ gặp

Trong quá trình tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà, nhiều học sinh cũng quan tâm đến các dạng đề phân tích tác phẩm. Dưới đây là một số dạng đề thi phân tích Người lái đò sông Đà dễ gặp nhất:

  • Đề 1: Phân tích hình tượng con sông Đà trong đoạn trích “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.
  • Đề 2: Phân tích nét nghệ thuật đặc sắc trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân.
  • Đề 3: Phân tích đoạn trích ngắn sau trong bài tùy bút "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân: "Thuyền tôi trôi trên sông Đà... con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên".
  • Đề 4: Phân tích tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của tác giả Nguyễn Tuân.
  • Đề 5: Phân tích hình tượng người lái đò trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.
Phân tích vẻ hung bạo của sông Đà và hình ảnh người lái đò là dạng bài thường gặp trong đề thi
Phân tích vẻ hung bạo của sông Đà và hình ảnh người lái đò là dạng bài thường gặp trong đề thi

Hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà là trong chuyến thực tế tại miền núi phía Bắc của Nguyễn Tuân. Chuyến đi không chỉ thỏa mãn thú phiêu lãng mà còn để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và "chất vàng mười" đã qua thử lửa trong tâm hồn những con người lao động.