Mẫu kết bài Người lái đò sông Đà chinh phục giáo viên khó tính

Aretha Thu An
Kết bài Người lái đò sông Đà cần phải tóm tắt lại các ý về tác giả, tác phẩm, đồng thời đưa ra khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật. Nếu muốn gây ấn tượng với giáo viên, học sinh hãy liên hệ với một câu nói, câu thơ hoặc đoạn văn có liên quan nhằm bổ trợ cho ý chính, giúp lập luận đưa ra thêm vững chắc.

Kết bài Người lái đò sông Đà chung

Kết bài người lái đò sông Đà cần tóm tắt lại nội dung mà bạn đã trình bày ở phần thân bài, khẳng định lại giá trị của tác phẩm. Bạn có thể chọn kiểu kết bài gián tiếp hoặc trực tiếp.

  • Kết bài Người lái đò sông Đà trực tiếp

Khi triển khai kết bài trực tiếp, bạn nên nhấn mạnh lại về hình tượng con sông cũng như vẻ đẹp con người giữa thiên nhiên kỳ vĩ.

Mẫu kết bài 1

Qua tùy bút “Người lái đò sông Đà”, người đọc phần nào cảm được cây bút tài hoa, yêu thích khám phá của Nguyễn Tuân. Tác phẩm này không chỉ miêu tả sự hùng vĩ, rất thơ mộng của con sông Đà mà còn khắc họa hình ảnh bình dị, gần gũi của người dân lao động thầm lặng tại vùng Tây Bắc trong thời kỳ kháng chiến.

Mẫu kết bài 2

Trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”, hình ảnh người lái đò và dòng Đà Giang cho bạn đọc thấy được nét đẹp rất riêng, rất độc đáo nơi vùng núi Tây Bắc. Qua đó, chúng ta càng thêm khâm phục tài năng của Nguyễn Tuân cũng như giá trị nhân văn mà ông truyền tải vào từng câu chữ.

Từ hình ảnh sông Đà được xây dựng trong bài văn, ta thấy được tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân  
Từ hình ảnh sông Đà được xây dựng trong bài văn, ta thấy được tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân  
  • Kết bài Người lái đò sông Đà gián tiếp

Kết thúc hành trình khám phá Đà giang, nhà văn Nguyễn Tuân đã mang đến hình ảnh thiên nhiên và con người nơi đây theo góc nhìn hoàn toàn khác. Con sông mạnh mẽ, hiểm ác bắt nguồn từ rừng già Trường Sơn nhưng cũng “tuôn dài như một áng tóc trữ tình” cùng với sắc nước thay đổi linh hoạt theo mùa. Con người lao động nơi vùng núi Tây Bắc được ví như một người nghệ sĩ tài ba trong chính công việc của mình, có thể vượt qua mọi cửa ải và thử thách. Chính những hình ảnh sống động trên đã khiến người đọc phải ngỡ ngàng và khâm phục ngòi bút của Nguyễn Tuân.

  • Kết bài Người lái đò sông Đà nâng cao

“Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp” - theo K. Pautopxki. Ở Người lái đò sông Đà, ngòi bút của Nguyễn Tuân như nở hoa trong sự hòa phối nhịp nhàng giữa cái đẹp của ngôn từ và những hình ảnh mang chiều sâu độc đáo. Đặc biệt, vẻ đẹp “vàng mười” ở nơi tâm hồn con người và ẩn giấu sâu trong vẻ hoang dã của thiên nhiên được khắc họa rõ nét ở tác phẩm. Văn chương của Nguyễn Tuân đã mang đến cho chúng ta một chân trời đầy hấp dẫn và mới lạ.

Kết bài Người lái đò sông Đà theo chủ đề

Đề thi THPT Quốc Gia nhiều năm đưa ra đề bài yêu cầu phân tích về một hình ảnh xuất hiện trong bài văn như hình tượng sông Đà, hình tượng người lái đò. Bạn có thể tham khảo một số mẫu kết bài Người lái đò sông Đà theo chủ đề dưới đây:

  • Kết bài về hình tượng sông Đà

Với Nguyễn Tuân, sông Đà mang vẻ đẹp hoàn mỹ, là một sinh thể sống động và có hồn. Con sông này vừa mang nét hùng vĩ nhưng cũng có nét thơ mộng, trữ tình. Có thể nói, qua lời văn ca ngợi sông nước Đà Giang, ta thấy được sự gắn bó sâu sắc của Nguyễn Tuân với quê hương, đất nước. Nguyễn Tuân từng bày tỏ rằng, đẹp là phải gây cảm giác mạnh đến cho người đọc, đạt đến mức tuyệt mỹ, dữ dội, có thể chạm đến “ngóc ngách” của mọi cung bậc cảm xúc. Vẻ đẹp của sông Đà, hay “thứ vàng mười” của thiên nhiên Tây Bắc đã chạm đến ngưỡng ấy, khiến tâm hồn khao khát của tác giả không khỏi xúc động.

Kết bài Người lái đò sông Đà cần tóm gọn đặc điểm của con sông Đà một lần nữa
Kết bài Người lái đò sông Đà cần tóm gọn đặc điểm của con sông Đà một lần nữa
  • Kết bài phân tích hình tượng người lái đò

Tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân đã đưa người đọc đi đến bất ngờ này sang bất ngờ khác một cách tự nhiên đến lạ kỳ. Hình ảnh xuyên suốt trong bài là người lái đò gạo cội hiên ngang trước dòng Đà giang hung bạo. Nguyễn Tuân đã thực sự thành công trong việc khắc họa rõ nét hình ảnh những con người lao động trong thời kỳ mới.

Chất vàng mười ở người lái đò chính là điểm sáng trong tác phẩm
Chất vàng mười ở người lái đò chính là điểm sáng trong tác phẩm
  • Kết bài phân tích thứ vàng mười trong Người lái đò sông Đà

Qua bút pháp của Nguyễn Tuân, nét đẹp của người lái đò vừa hiên ngang, mạnh mẽ mà lại vô cùng thi vị. Giữa không gian rộng lớn, choáng ngợp của thiên nhiên, vẻ đẹp ấy như một tượng đài vững chãi trước mọi sóng gió. Qua ngòi bút của Nguyễn Tuân, người lái đò giống như một nghệ sĩ - ưa những khúc sông gập ghềnh, coi chuyện chiến thắng “con thủy quái” là chuyện thường nhật. Đây chính là “thứ vàng mười” mà cả cuộc đời tác giả vẫn luôn tìm kiếm và theo đuổi.

  • Kết bài phân tích cái tôi của Nguyễn Tuân

Ở tác phẩm Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ cái tôi độc đáo, uyên bác và phóng túng. Ông đã mang đến cho người đọc những câu văn thấm đẫm vẻ đẹp tinh khôi, căng tràn nhựa sống thiên nhiên của con sông Đà hùng vĩ. Vẻ đẹp ấy như thôi miên người đọc vào mê cung của cảnh vật trên Đà giang cùng với những con người bình dị mà mạnh mẽ.

Phóng khoáng, vượt ra khỏi khuôn khổ là điểm nổi bật trong phong cách văn học của Nguyễn Tuân
Phóng khoáng, vượt ra khỏi khuôn khổ là điểm nổi bật trong phong cách văn học của Nguyễn Tuân
  • Kết bài so sánh hình tượng sông Đà và sông Hương

Qua đây, ta đều có thể thấy được vẻ đẹp rất riêng và sâu sắc của hai dòng sông nổi tiếng được khắc hoạ bởi ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường. Với những câu văn uyển chuyển, gợi hình, gợi cảm của Nguyễn Tuân, ta thấy được con sông Đà hung tợn nhưng cũng rất mềm mại, trữ tình. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cảm nhận được nét đẹp đầy thi vị của sông Hương qua bút pháp tài tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tuy hai giọng văn khác nhau nhưng tình cảm của các tác giả dành cho thiên nhiên và con người chính là giá trị lâu bền khiến người đọc không khỏi cảm thán.

Kết bài Người lái đò sông Đà hay cần đáp ứng những yếu tố nào? 

Kết bài thành công ngoài việc cần khẳng định lại vấn đề còn phải đáp ứng được những điều kiện sau:

  • Được trình bày gọn gàng, không lan man.
  • Sử dụng ngôn từ dễ hiểu nhằm truyền tải thông điệp chính xác.
  • Có khả năng khơi gợi lại những tâm tư, suy nghĩ trong lòng người đọc.

Kết bài Người lái đò sông Đà cần được tóm tắt, đề cập đến các ý chính trong bài viết, bao gồm sự đối lập trong “cá tính” của dòng Đà Giang cũng như hình tượng con người trước thiên nhiên hiểm trở, rộng lớn. Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo kết bài được viết ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu.