Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà dưới góc nhìn lãng mạn của Nguyễn Tuân

Aretha Thu An
Để phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà đủ ý và có chiều sâu, học sinh cần làm rõ các luận điểm chính về sự đối lập giữa hình ảnh hung bạo và trữ tình của Đà Giang. Bên cạnh đó, hình tượng người lái đò bình dị dưới góc nhìn của thi sĩ cũng trở nên lãng mạn, đầy chất nghệ thuật giữa đồi núi Tây Bắc.

Dàn ý phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà

Dàn ý phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà giúp học sinh có thêm cơ sở để xây dựng một bài hoàn chỉnh. Cụ thể:

Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà phần mở bài

Mở đầu bài văn, bạn có thể phân tích đôi nét về tác giả hoặc giới thiệu khái quát về giá trị nội dung của bài để gợi mở chủ đề một cách tự nhiên. Cụ thể:

  • Đôi nét về tác giả: Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa, uyên bác, ông dành cả cuộc đời để đi tìm và khám phá cái đẹp. Ở tác phẩm của ông, người đọc có thể cảm nhận được chất văn - nghệ sĩ vô cùng độc đáo và cái tôi đầy cá tính.
  • Giới thiệu sơ lược về tác phẩm: Người lái đò sông Đà được trích từ tập tuỳ bút Sông Đà. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám, với nội dung ca ngợi vẻ đẹp con người và thiên nhiên Tây Bắc.
Học sinh cần nêu đôi nét về nhà văn và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Học sinh cần nêu đôi nét về nhà văn và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà phần thân bài

Dựa trên mạch văn của tác phẩm, bạn có thể phân tích theo các ý như sau:

Lời đề từ

  • Lời đề từ số 1: Ở lời đề từ đầu tiên “Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng”, tác giả sử dụng câu thơ của nghệ sĩ người Ba Lan, mang cấu trúc câu cảm thán nhằm thể hiện cảm xúc dâng trào, mãnh liệt trước vẻ đẹp của dòng sông và những người gắn bó với hình ảnh này.
  • Lời đề từ số 2: “Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu” - Hai câu thơ chữ Hán bộc lộ “cá tính” độc đáo của dòng sông. Theo đó, chỉ có con sông Đà chảy theo hướng Bắc, trong khi mọi dòng sông đều đổ về hướng Đông.

Hình tượng dòng sông Đà

  • Dòng sông hung bạo

“Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu”. Thông qua các câu văn người đọc có thể cảm nhận sự hung bạo của Đà Giang với những vách đá hiểm trở hai bên bờ sông dưới góc quan sát của nhà văn. Bên cạnh đó, không chỉ dừng lại ở góc nhìn thị giác, Nguyễn Tuân còn mang đến cảm nhận trực quan “ngồi trong khoang đỏ qua quãng ấy đang mùa hè mà cũng thấy lạnh".

Một hình tượng cũng được đề cập đến trong tác phẩm để miêu tả sự hung bạo của dòng sông là mặt ghềnh Hát Loóng. Địa danh này được miêu tả bằng hình ảnh hoang sơ “dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió để lật ngửa bụng thuyền ra". Sử dụng nghệ thuật liên kết và điệp từ “xô", tác giả đã thành công mô tả âm thanh kinh hãi, vang động kéo dài hàng cây số khi đi qua nơi đây.

Ngoài ra, cảnh hút nước cũng được tác giả miêu tả một cách chân thực thông qua câu văn “trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông làm móng cầu" - ngụ ý nhấn mạnh tính dữ dằn, hung ác của thác nước. Điều này được thể hiện ở nhiều câu văn trong tác phẩm “những bè gỗ lớn nghênh ngang bị lôi tụt xuống đáy rồi bị hút xuống khiến nó trồng cây chuối ngược vụt biến đi và tan xác ở khuỷu sông dưới”. Nguyễn Tuân thành công khắc sâu sự dữ dội, nguy hiểm đến nghẹt thở khi đi qua mặt hồ.

Tác giả sử dụng các động từ “mai phục”, “nhổm, “vồ lấy" để thể hiện hình ảnh trận địa của đá. Chi tiết này được nhân hoá “đứng”, “nằm”, “ngồi", biến đá thành những quân binh được huấn luyện bài bản.

  • Sông Đà trữ tình

Góc nhìn từ trên cao: Hình ảnh Đà Giang hiện lên một cách sống động, giản dị, gần gũi trong mắt người nghệ sĩ như “dây thừng ngoằn ngoèo", “áng tóc trữ tình", “mùa xuân có màu xanh ngọc bích, thu lừ lừ chín đỏ”. Hình ảnh dòng sông trong bài được khắc họa như một công trình mỹ thuật tuyệt tác mà thiên nhiên đã ban tặng nhưng cũng thất thường, đầy cá tính như một cô gái đỏng đảnh.

Góc nhìn từ trong rừng sâu: Hình tượng sông Đà như một “cố nhân” có ánh sáng “loang loáng như trẻ con chiếu gương vào mắt", như “nắng tháng ba Đường thi". Vẻ đẹp của Đà Giang được khắc sâu qua chính cảm xúc của Nguyễn Tuân trong ngày tái ngộ. Qua góc nhìn của người thi sĩ, sông Đà thực sự trở thành tình nhân hấp dẫn và mê hoặc lòng người.

Góc nhìn từ trên thuyền: Hàng loạt phép so sánh ẩn dụ được sử dụng như “ bờ sông như một bờ tiền sử", “hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích xưa". Theo đó, hình ảnh sông Đà vô tri vô giác lại được khắc hoạ như “người tình nhân chưa quen biết" đang chia tay với thượng nguồn để tìm đến mảnh đất mới, con người mới.

Dưới góc nhìn lãng mạn của người thi sĩ, hình ảnh Đà Giang lúc hung bạo, lúc trữ tình
Dưới góc nhìn lãng mạn của người thi sĩ, hình ảnh Đà Giang lúc hung bạo, lúc trữ tình

Hình tượng người lái đò sông Đà

Người viết có thể liên hệ hình ảnh người anh hùng Huấn Cao trong quan niệm của Nguyễn Tuân trước cách mạng để dẫn dắt sang hình tượng người lái đò sông Đà. Từ đó, lập dàn ý phân tích hình tượng con người:

  • Nguyễn Tuân tập trung miêu tả ngoại hình nhằm ngợi ca những con người vô danh luôn âm thầm cống hiến cho quê hương, đất nước.
  • Trước hình ảnh hùng vĩ của dòng sông, người lái đò trở nên bé nhỏ nhưng vẫn vô cùng dũng cảm để đối diện với sự hiểm nguy, hung bạo của dòng sông.
  • Tài năng và tâm hồn người lái đò:
  • Là người từng trải, hiểu biết và có kinh nghiệm lâu năm: Hình ảnh người lái đò được miêu tả qua các câu văn “trên sông Đà ông xuôi ngược hơn một trăm lần”.
  • Là người mưu trí dũng cảm, bản lĩnh và tài ba: Hình ảnh người lái đò ung dung trên thuyền được Nguyễn Tuân lột tả qua nhiều câu văn “nén đau giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo”, "nắm chắc binh pháp của thần sông thần núi", động tác điêu luyện “cưỡi ngựa ngay trên bờm sóng, phóng thẳng vào giữa thác”,...
  • Là biểu tượng của một người nghệ sĩ tài hoa trên sông nước: Người nghệ sĩ ưa những khúc sông gồ ghề, hiểm trở, không thích lái đò trên đoạn bằng phẳng, chỉ coi việc chiến thắng “con thuỷ quái” là chuyện thường ngày.
  • Khái quát về phong cách nghệ thuật tài hoa của Nguyễn Tuân được thể hiện trong tác phẩm.

Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà phân kết bài

Bạn có thể khẳng định giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm để tổng kết lại bài viết. Cụ thể:

  • Giá trị nghệ thuật: Nguyễn Tuân đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, trí tưởng tượng phong phú, độc đáo. Đồng thời, tác giả vận dụng tri thức nghệ thuật để xây dựng hình tượng sông Đà, hình ảnh người lái đò đặc sắc và chân thực đến độc giả.
  • Giá trị nội dung: Tác phẩm thành công trong việc ca ngợi vẻ đẹp vùng đất Tây Bắc nói riêng, thiên nhiên đất trời Việt Nam nói chung. Đặc biệt, một trong những điểm nhấn nổi bật của tác phẩm là hình ảnh người lái đò được khắc họa một cách rõ nét và đa dạng qua góc nhìn của tác giả.
Ở nội dung kết bài phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà, bạn nên bổ sung phần liên hệ mở rộng
Ở nội dung kết bài phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà, bạn nên bổ sung phần liên hệ mở rộng

Sơ đồ tư duy phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà

Sơ đồ tư duy phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà tập trung làm nổi bật hình ảnh hung bạo và trữ tình của dòng sông dưới góc nhìn của tác giả. Cụ thể:

Hình ảnh hung bạo của dòng sông

  • Đá bờ sông: Dựng thành vách cao, Nhiều quãng hẹp (Chỉ khi đúng ngọ, ánh sáng chiếu xuống mặt sông; con nai, con hổ vượt từ bờ này sang bờ kia). Ở phân đoạn này, bạn nên đưa ra những nhận xét về cách so sánh liên tưởng mới mẻ được sử dụng trong tác phẩm.
  • Ghềnh Hát Loóng: Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió. Tác giả sử dụng cấu trúc điệp từ, điệp cấu trúc câu, tăng tiến, liệt kê để lột tả hình ảnh khúc sông này.
  • Hút nước: Bằng các phương pháp so sánh, nhân hoá, liên tưởng, Nguyễn Tuân khắc hoạ sự hiểm trở của Đà Giang một cách chi tiết và chân thực.
  • Thác nước: Sử dụng phương pháp nhân hoá sinh động, Nguyễn Tuân miêu tả thác nước thông qua nhiều giác quan. Cụ thể, một loạt hình ảnh thác nước được ví như bầy thuỷ quái hung hăng, âm thanh gầm thét như tiếng ngàn con trâu mộng, đá thác như mai phục người đi trên dòng sông.
  • Thạch trận: Nêu các chi tiết Trùng vi Thạch trận, gồm có luồng sinh ở phía tả ngạn, luồng sinh ở phía hữu ngạn, luồng sinh ở phía giữa.
  • Kết luận: Sông Đà mang diện mạo và tâm địa của kẻ thù số một.

Nét trữ tình của dòng sông dưới góc nhìn của nhà văn, người thi sĩ so sánh sông Đà như một người con gái đầy xuân sắc.

  • Màu sắc: Xuân về, Đà Giang xanh màu ngọc bích; Thu sang, nước sông lừ lừ chín đỏ.
  • Hình dáng: Như dây thừng ngoằn ngoèo, như áng tóc trữ tình ẩn hiện trong mây trời.
  • Thời gian: Quá khứ (Con sông mang vẻ đẹp hoang dại), Hiện tại (Tràn đầy sức sống với lá ngô non đầu mùa, thanh bình với bầy hươu cúi đầu ngốn cỏ xanh), Tương lai (Niềm tin vào sự đổi mới của vùng núi Tây Bắc).
  • Thi ca: Nguyễn Tuân khắc hoạ dòng sông dưới góc nhìn trữ tình. Đà Giang mang cái nắng Đường thi “Yên học Tam Nguyệt", mang đầy tâm trạng “Bao nhiêu cảnh, bấy nhiêu tình"
  • Kết luận: Sông Đà dưới góc nhìn của thi sĩ như một cố nhân lắm bệnh, lắm chứng, chốc dịu dàng, chốc bản tính gay gắt.
Mẫu sơ đồ tư duy phân tích về Người lái đò sông Đà
Mẫu sơ đồ tư duy phân tích về Người lái đò sông Đà

Gợi ý mẫu đề thi phân tích Người lái đò sông Đà

Sau khi nắm được dàn ý phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà, học sinh có thể tham khảo và áp dụng một số mẫu đề thi của tác phẩm này dưới đây.

  • Đề 1: Phân tích tượng con sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.
  • Đề 2: Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.
  • Đề 3: Phân tích đoạn văn sau trong bài tùy bút "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân: "Thuyền tôi trôi trên sông Đà... nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên".
  • Đề 4: Cảm nhận và phân tích hình tượng người lái đò sông Đà.

Vẻ đẹp ngôn từ trong tác phẩm Người lái đò sông Đà

Nghệ thuật sử dụng ngôn từ là yếu tố nổi trội trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân nói chung và Người lái đò sông Đà nói riêng. Có thể nói, Nguyễn Tuân là một bậc thầy sử dụng ngôn từ văn chương. Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà cho thấy nhà văn đã thể hiện vốn ngôn từ đặc sắc:

  • Ngôn từ giàu hình ảnh và biện pháp tu từ.
  • Ngôn từ giàu chất thơ và nhạc điệu.
  • Ngôn từ chuyên môn và đời thường.
  • Ngôn từ gợi cảm và tinh tế.
  • Ngôn ngữ đa dạng và sáng tạo.
Tác phẩm thuộc tập ký "Sông Đà", được coi là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông
Tác phẩm thuộc tập ký "Sông Đà", được coi là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông

Tuỳ vào yêu cầu của đề bài, việc phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà cần dựa trên 3 nội dung chính, gồm có: Hình ảnh dòng sông dưới góc nhìn của tác giả, hình tượng người lái đò trước cảnh quan Đà Giang và Phân tích đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. Đây là một tác phẩm hay, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn và chiều sâu. Do đó, để đạt điểm cao với đoạn trích này, bạn cần thực hành đa dạng nhiều mẫu đề khác nhau và ghi nhớ những chi tiết đắt giá trong bài.