Những mẫu mở bài Người lái đò sông Đà dễ ghi điểm với giáo viên

Aretha Thu An
Một mở bài Người lái đò sông Đà hay và giành được trọn điểm cần phải làm rõ được vấn đề nghị luận, đề cập khái quát thông tin về tác giả và tác phẩm. Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo phần mở bài ngắn gọn, viết đúng trọng điểm và sử dụng ngôn từ giản dị, dễ hiểu nhằm truyền tải đúng thông điệp cho người đọc.

Mở bài chung của Người lái đò sông Đà

Mở bài Người lái đò sông Đà có 3 loại, bao gồm trực tiếp, gián tiếp và nâng cao. Tuy nhiên, dù là loại mở bài nào, bạn cũng cần đảm bảo làm rõ được các vấn đề cơ bản của bài viết như tác giả, tác phẩm và chủ đề.

Mở bài Người lái đò sông Đà trực tiếp 

Với mở bài Người lái đò sông Đà trực tiếp, học sinh cần phải nêu lên nội dung chính của tác phẩm, bao gồm hình tượng dòng sông và người lái đò. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thông tin về tác giả Nguyễn Tuân, giúp mở bài thêm sâu sắc. Dưới đây là mẫu mở bài ngắn gọn bạn hoàn toàn có thể áp dụng vào bài văn của mình:

“Nguyễn Tuân được biết đến là một cây bút tài hoa, cả đời say mê tìm kiếm cái đẹp của cuộc sống. Ông có sở trường trong sáng tác tuỳ bút, nổi bật nhất là “Người lái đò sông Đà”. Tác phẩm đã thành công khắc họa vẻ đẹp vừa hung bạo lại vừa trữ tình của con sông Đà, đồng thời ca ngợi hình tượng người lái đò vừa giản dị nhưng lại rất dũng cảm, không hề nhỏ bé trước sự kỳ vĩ của thiên nhiên”.

Mở bài gián tiếp Người lái đò sông Đà

Đối với cách mở bài gián tiếp, bạn nên dẫn dắt những dẫn chứng có liên quan đến tác giả, tác phẩm trước khi gợi mở về đoạn trích. Bạn có thể tham khảo một số mẫu mở bài gián tiếp nổi bật dưới đây:

Mở bài mẫu 1

Trong những năm tháng chiến tranh, chủ nghĩa anh hùng và tinh thần dân tộc luôn được đề cao, được thể hiện rõ nét qua văn chương của nhiều nghệ sĩ. Sau cách mạng tháng Tám, họ vẫn trung thành với chủ đề này và không ngừng ngợi ca những con người của Tổ quốc thân yêu. Nguyễn Tuân cũng vậy, ông đã đặc biệt xây dựng hình tượng một người lái đò sẵn sàng vượt qua bao gian truân, khắc nghiệt của thiên nhiên ở tác phẩm “Người lái đò sông Đà”.

Bạn có thể lấy dẫn chứng về thiên nhiên, tình yêu đất nước, con người để viết mở bài Người lái đò sông Đà gián tiếp
Bạn có thể lấy dẫn chứng về thiên nhiên, tình yêu đất nước, con người để viết mở bài Người lái đò sông Đà gián tiếp

Mở bài mẫu 2

Nguyễn Tuân là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Các tác phẩm của ông giống như bài ca tôn vinh nét đẹp tiềm ẩn của cuộc sống. Đó có thể là sự dữ dội pha lẫn dịu êm của thiên nhiên hay chất nghệ sĩ ở trong những con người lao động bình dị. Bên cạnh đó, tác phẩm của ông được người đọc chú ý về phong cách nghệ thuật rất riêng mà “Người lái đò Sông Đà” là tùy bút tiêu biểu cho điều đó.

Mở bài Người lái đò sông Đà nâng cao 

Tô Hoài từng thổ lộ: “Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá, tôi không bao giờ có thể quên… Hình ảnh Tây Bắc đầy đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành hình, thành nét, thành việc trong tâm trí của tôi”. Vẻ đẹp đất nước ấy luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn, nhà thơ và Nguyễn Tuân cũng không ngoại lệ. Là một cây bút tràn trề sức sống mãnh liệt, một nhà văn dành cả đời để tìm tòi cái đẹp, ông đã đến vùng Tây Bắc để khám phá “cái vàng mười” đã qua thử lửa trong con người nơi đây. Với cách diễn đạt uyển chuyển và vốn từ phong phú, Nguyễn Tuân đã viết lên những trang văn nở hoa về thiên nhiên và con người, thể hiện qua “Người lái đò Sông Đà”.

Bạn có thể triển khai mở bài Người lái đò sông Đà nâng cao bằng những câu thơ, lời nói của các nghệ sĩ nổi tiếng khác
Bạn có thể triển khai mở bài Người lái đò sông Đà nâng cao bằng những câu thơ, lời nói của các nghệ sĩ nổi tiếng khác

Mở bài Người lái đò sông Đà theo chủ đề

Đề thi THPT Quốc Gia đưa ra đa dạng đề bài khác nhau, từ hình tượng sông Đà, hình tượng người lái đò cho đến phân tích chi tiết trong bài. Dưới đây là một số mẫu mở bài theo chủ đề của tác phẩm Người lái đò sông Đà:

  • Mở bài hình tượng sông Đà

Nguyễn Tuân được biết đến là người nghệ sĩ sở hữu phong cách viết tài hoa, uyên bác và đóng góp nhiều cho nền văn học nước nhà, góp phần đưa thể loại truyện ngắn và tùy bút lên một tầm cao mới. Tiêu biểu cho các tác phẩm của Nguyễn Tuân là “Người lái đò sông Đà”. Thành công lớn nhất của tác phẩm này nằm ở hình tượng con sông Đà với hai tính cách đối lập nhau, vừa dữ dằn lại vừa thơ mộng, trữ tình.

  • Mở bài phân tích hình tượng người lái đò

Nguyễn Tuân là một cây bút xuất sắc của văn xuôi Việt Nam. "Người lái đò sông Đà" được trích trong "Tùy bút sông Đà" (1960), là kết quả chuyến đi thực tế đến Tây Bắc vào năm 1958. Tác giả tới đây để kiếm tìm "chất vàng" của thiên nhiên và trong tâm hồn con người. Khi đọc tác phẩm, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh người lái đò dũng cảm, tài hoa, được ví như một người nghệ sĩ.

  • Mở bài phân tích cảnh vượt thác

Vũ Ngọc Phan đã từng viết về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: “Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải là thứ văn để người nông nổi thưởng thức”. Quả thực, ngòi bút của người nghệ sĩ ấy luôn hướng đến những gì bình dị nhất của cuộc đời, không dễ thấy, cũng không dễ cảm. Tùy bút “Người lái đò sông Đà” là thước phim đẹp đẽ về thiên nhiên hùng vĩ và con người tài hoa. Đặc biệt, hình tượng người lái đò trong cảnh vượt thác là bức tranh tuyệt vời nhất mà Nguyễn Tuân đã từng khắc hoạ.

Bạn nên đề cập đến cả con sông và người lái đò ở phần mở bài khung cảnh vượt thác 
Bạn nên đề cập đến cả con sông và người lái đò ở phần mở bài khung cảnh vượt thác 
  • Mở bài phân tích thứ vàng mười trong Người lái đò sông Đà

Đề bài về “thứ vàng mười” mà Nguyễn Tuân đề cập đến trong tác phẩm được đánh giá là khá khó nhằn, vậy nên, bạn đừng quên tham khảo trước các mẫu đề bài cho chủ đề này:

Mở bài mẫu 1

Nguyễn Tuân, một nhà văn theo chủ nghĩa xê dịch đã dành cả cuộc đời của mình để khám phá vẻ đẹp của cuộc sống, từ những thứ bình dị nhất. Trong tác phẩm của ông, không chỉ thiên nhiên mà con người cũng ẩn giấu những nét đẹp tiềm ẩn. Người đọc có thể thấy được điều này rất rõ qua tác phẩm “Người lái đò sông Đà”, với những cảm nhận sâu sắc về “thứ vàng mười” mà ông tìm thấy ở những người lao động trên sông nước miền Tây.

Mở bài mẫu 2

Giữa cánh đồng văn chương rộng lớn, người nghệ sĩ nhỏ bé giống như những hạt bụi trong không khí để tìm ra “chất vàng” giữa cuộc sống bộn bề. Với Nguyễn Tuân, chất vàng mà ông tìm thấy qua nhiều chuyến đi chính là “thứ vàng mười đã đi qua thử lửa” ở tâm hồn của những người lao động thầm lặng. Điều đó được thể hiện rõ nét trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”.

  • Mở bài so sánh hình tượng sông Đà và sông Hương

Cuộc sống của con người luôn có mối quan hệ mật thiết với vạn vật tự nhiên như vầng trăng, bầu trời, cỏ cây, hoa lá… và dòng sông cũng không phải là ngoại lệ. Vì vậy, hình ảnh những con sông đã không ít lần được biết bao văn nhân, thi sĩ xây dựng và tái hiện nhằm gửi gắm tâm tư, nỗi niềm của mình. Với Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường, điều ấy được bộc lộ thông qua vẻ đẹp trữ tình của sông Hương và sông Đà qua hai tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” và “Người lái đò sông Đà”.

Mở bài cho đề so sánh hai hình tượng sông nước nên viết ngắn gọn để không bị lan man hay lạc đề
Mở bài cho đề so sánh hai hình tượng sông nước nên viết ngắn gọn để không bị lan man hay lạc đề

Mở bài hay cho tác phẩm Người lái đò sông Đà cần đáp ứng những điều kiện nào?

Để viết mở bài Người lái đò sông Đà đúng và hay, bài viết của bạn cần đáp ứng được một số tiêu chí sau:

  • Ngắn gọn: Bạn nên viết từ 4 - 6 câu ở phần mở bài. Viết mở bài quá dài dòng sẽ khiến bạn bị cạn kiệt ý tưởng cho phần thân bài.
  • Đầy đủ: Phần mở bài cần nêu được vấn đề nghị luận và nên có một câu nói dẫn dắt.
  • Tự nhiên: Bạn nên sử dụng ngôn từ giản dị để truyền đạt đúng ý tưởng, tránh gây khó hiểu cho người đọc.

Mở bài Người lái đò sông Đà không chỉ cần ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu mà học sinh cũng nên đưa ra các dẫn chứng thực thế, một cách tự nhiên để ghi điểm với giáo viên. Ngoài ra, bạn cần thêm thắt một số câu dẫn hay liên quan đến chủ đề hoặc tác giả, giúp bạn ăn trọn điểm tuyệt đối.