Cách triển khai đề bài đóng vai bé Thu kể lại chuyện Chiếc lược ngà hay nhất

Aretha Thu An
Để triển khai dạng bài đóng vai bé Thu kể lại chuyện Chiếc lược ngà, bạn cần làm rõ các ý về các dấu mốc khắc hoạ diễn biến cảm xúc của nhân vật chính thông qua các tình huống . Ngoài việc diễn tả lại câu chuyện, bạn cần làm nổi bật được diễn biến nhân vật Thu.

Dàn ý đóng vai bé Thu kể lại chuyện Chiếc lược ngà

Nội dung triển khai đóng vai bé Thu kể lại chuyện Chiếc lược ngà cần tập trung vào cảm xúc và góc nhìn của nhân vật Thu. Dàn ý của dạng bài này có bố cục 3 phần, tương tự như dàn ý phân tích nhân vật bé thu trong chiếc lược ngà. Cụ thể:

Mở bài dàn ý đóng vai đóng vai bé Thu kể lại câu chuyện Chiếc lược ngà

Nội dung mở bài bao gồm giới thiệu về nhân vật bé Thu và kể lại tóm tắt về chuyện chiếc lược ngà.

  • Tôi là đứa trẻ sinh ra đã không biết mặt cha và được mẹ chăm sóc từ nhỏ.
  • Hai mẹ con tôi chờ cha về từ nơi chiến trường và tôi chỉ nhớ mặt cha thông qua tấm ảnh cũ cùng những câu chuyện của mẹ.
Bạn có thể mở bài dàn ý đóng vai bé Thu kể lại truyện Chiếc lược ngà bằng cách giới thiệu về hoàn cảnh của nhân vật chính
Bạn có thể mở bài dàn ý đóng vai bé Thu kể lại chuyện Chiếc lược ngà bằng cách giới thiệu về hoàn cảnh của nhân vật chính

Thân bài đóng vai bé Thu kể lại chuyện chiếc lược ngà

Để triển khai thân bài đóng vai bé Thu kể lại chuyện Chiếc lược ngà, bạn cần đảm bảo viết đầy đủ những dấu mốc quan trọng trong truyện. Thông qua đó, diễn biến cảm xúc của nhân vật bé Thu cũng được khắc họa một cách sâu sắc hơn.

Nỗi niềm của bé Thu

  • Cứ thế, tôi lớn lên với người mẹ và khao khát được gặp cha.
  • Tôi mong ngóng được gặp cha nhưng khi ông Sáu trở về trong đợt nghỉ phép, tôi lại cảm thấy xa lạ và không muốn gần gũi với ông bởi vết sẹp lớn trên khuôn mặt của người cha.
  • Tôi đã hoảng sợ và bỏ chạy khi ông ấy muốn lại gần.
  • Dù khó khăn đến mấy, tôi nhất quyết không chịu gọi cha và luôn xa lánh, hắt hủi ông. Đây cũng là điều khiến tôi ân hận không nguôi.

Cao trào khi bị cha đánh

  • Dù bị mẹ bắt gọi cha nhưng tôi vẫn từ chối và nói trống không.
  • Đỉnh điểm khi tôi đánh rơi cái trứng mà cha đưa và phải chịu phạt, tôi tỏ ra giận dỗi rồi bỏ đi sang bà ngoại.

Khi nhận ra cũng là lúc phải chia xa

  • Tôi được bà giải thích về vết sẹo trên mặt cha là do ông đã đi chiến đấu và bị thương.
  • Khi cha rời đi, tôi chỉ dám đứng nhìn từ góc nhà và buồn nặng trĩu.
  • Lòng tôi thấy không yên, chạy thật nhanh đến ôm chặt ông và không muốn cha mình rời đi.
  • Tôi nhắc cha giữ gìn sức khỏe vả xin ông một chiếc lược.

Nghe tin ông Sáu qua đời và nhận chiếc lược do ông làm

  • Nhận tin cha đã hi sinh trong một chiến đấu trong một trận chiến lớn chống lại quân Mỹ - Ngụy.
  • Tôi xúc động khi được nhận món quà từ người cha - chiếc lược được làm từ tình yêu thương.
Bạn cần nắm được những luận điểm chính khi triển khai bài viết đóng vai bé Thu kể lại chuyện Chiếc lược ngà
Bạn cần nắm được những luận điểm chính khi triển khai bài viết đóng vai bé Thu kể lại chuyện Chiếc lược ngà

Kết bài 

Đối với kết bài dàn ý đóng vai nhân vật bé thu kể lại chuyện Chiếc lược ngà, bạn có thể triển khai những ý như sau:

  • Cảm xúc của Thu về sự tàn khốc của chiến tranh.
  • Tình cảm và sự hối hận của nhân vật chính khi kể lại câu chuyện về ông Sáu.
  • Nêu cảm xúc của bé Thu về chiếc lược ngà cha tặng khi làm ở chiến trường.
Đối với kết bài, bạn có thể nêu cảm xúc của nhân vật Thu về sự tàn khốc của chiến tranh
Đối với kết bài, bạn có thể nêu cảm xúc của nhân vật Thu về sự tàn khốc của chiến tranh

Mẫu bài viết đóng vai bé Thu kể lại chuyện Chiếc lược ngà

Sau khi nắm được những ý chính để triển khai dàn ý đóng vai bé Thu kể lại chuyện chiếc lược ngà, bạn có thể tham khảo những bài viết sau:

Đóng vai bé Thu kể lại chuyện Chiếc lược ngà mẫu 1

Mỗi khi cầm chiếc lược ngà, tôi lại nhớ về những kỷ niệm đặc biệt với ba. Đó là món quà duy nhất ba tặng tôi và là một nguồn cảm hứng không ngừng về tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước.

Tôi là Thu, sống gần dòng sông Cửu Long - dòng sông chứng kiến những ngày tháng tôi mong ngóng bóng dáng người cha nơi chiến trường. Từ khi còn nhỏ, ba đã rời đi tham gia kháng chiến ở miền Đông. Khi tôi lên tám, ba trở về nhưng gương mặt hằn sâu những vết sẹo chiến tranh khiến tôi bỡ ngỡ. Tôi đứng sững lại, trái tim đập thình thịch. Người đàn ông ấy là ai? Có phải ba tôi không? Sự ngây thơ và sợ hãi đã khiến tôi hành động thiếu suy nghĩ, làm tổn thương người ba yêu quý.

Trong một bữa ăn, ba gắp cho tôi miếng trứng cá lớn nhất. Nhưng tôi, trong cơn bướng bỉnh, đã hất tay ra, khiến ba vô cùng thất vọng. Khi nhận ra mình đã sai, trái tim tôi như bị dao cắt. Những lời nói cay nghiệt lúc đó cứ ám ảnh tôi không thôi. Khi nhận ra sự thật cũng đã quá muộn, ba đã rời xa tôi mãi mãi.

Khi mọi người vây quanh ba, lòng tôi nặng trĩu và chỉ biết ngồi ở góc nhà. Giọng nói ấm áp của ba chợt vang lên, tôi không thể kìm nén được nữa, bật khóc và chạy đến ôm chầm lấy ba. Tôi ngập ngừng nói: "Ba... con muốn một chiếc lược ngà", rồi vội vàng chào tạm biệt, sợ rằng nếu nhìn lâu hơn, những giọt nước mắt sẽ không kìm được nữa. Cuối năm 1958, tin ba hy sinh tới, niềm đau mất ba đã thôi thúc tôi phải sống có ích hơn. Tôi muốn trở thành một giao liên để góp phần và công cuộc giải phóng đất nước. Nhận chiếc lược ngà từ tay người đồng đội của ba, tôi như thấy bóng dáng ba ngày nào còn hiện hữu.

Nhìn dòng chữ trên chiếc lược "Yêu nhớ tặng Thu con của ba", tôi như nghe thấy tiếng thì thầm yêu thương. Chiếc lược ngà là sợi dây liên kết tôi với ba, giúp tôi cảm thấy an lòng và mạnh mẽ hơn.

Khi triển khai viết bài, bạn cần bám sát vào những luận điểm để diễn tả cảm xúc của nhân vật
Khi triển khai viết bài, bạn cần bám sát vào những luận điểm để diễn tả cảm xúc của nhân vật

Đóng vai bé Thu kể lại chuyện ngắn Chiếc lược ngà mẫu 2

Dòng sông Cửu Long chứng kiến những ngày tháng tôi và mẹ nương tựa vào nhau chờ đợi cha trở về. Trong buổi chiều yên bình bên dòng sông, tiếng cười nói của tôi và đám bạn chợt bị cắt ngang khi tôi thấy bóng dáng chiếc xuồng tiến gần về nơi tôi đang sinh sống. Khi quay đầu lại, tôi thấy một người đàn ông lạ lẫm với vết sẹo lớn trên mặt đang tiến về phía tôi. Người đàn ông ấy gọi tên tôi, giọng nói khàn đặc nhưng vẫn chứa đựng sự trìu mến. Tôi ngạc nhiên nhìn ông, trái tim đập thình thịch. Mặc dù bác Ba khẳng định đó chính là ba tôi nhưng tôi vẫn không thể tin vào mắt mình. Sự khác biệt quá lớn giữa người đàn ông trước mặt và hình ảnh người cha trong ký ức khiến tôi sợ hãi và bật khóc, gọi mẹ. Mẹ tôi nhẹ nhàng khuyên tôi gọi ba nhưng tôi vẫn nhất quyết không chịu. Dù đói bụng đến mức nào, tôi cũng không chịu gọi ông là ba.

Tính tình tôi vốn ngang bướng, lại thêm sự sợ hãi và hoài nghi, nên khi ông ấy đưa thức ăn cho tôi, tôi đã vô tình hất tay ra. Không ngờ ông lại đánh tôi, nước mắt tôi lưng tròng, nhưng tôi cố gắng kìm nén. Không thể chịu đựng được nữa, tôi bỏ chạy ra sông và bơi qua bên nhà bà ngoại. Nương tựa vào lòng bà, tôi kể lại mọi chuyện. Bà nhẹ nhàng ôm tôi vào lòng và hỏi tại sao tôi lại không nhận ra ba. Lúc đó, tôi mới nhận ra mình đã sai lầm như thế nào nhưng đã quá muộn màng. Cả nhà đang tấp nập chuẩn bị tiễn ba đi, tôi chỉ dám đứng từ xa nhìn ba, lòng tràn đầy hối hận.

Khi ba quay lại, nhìn thấy tôi đứng đó, đôi mắt ông ánh lên niềm vui và sự xúc động. Tôi chạy thật nhanh đến bên ba, ôm chặt lấy ông và gọi to: "Ba!". Tiếng gọi ấy như giải tỏa hết mọi nỗi buồn, hối hận trong lòng tôi. Lời hứa về chiếc lược ngà của ba trở thành nỗi ám ảnh trong lòng tôi. Khi nhận được chiếc lược từ tay bác Ba, tôi như chết lặng. Chiếc lược ngà ấy như một vật kỷ niệm thiêng liêng và trở thành minh chứng cho tình yêu thương bao la của ba dành cho tôi.

Với các mốc diễn biến quan trọng, bạn cần diễn đạt được những biến chuyển cảm xúc của nhân vật Thu
Với các mốc diễn biến quan trọng, bạn cần diễn đạt được những biến chuyển cảm xúc của nhân vật Thu

Đóng vai bé Thu kể lại chuyện Chiếc lược ngà mẫu 3

Gặp lại bác Ba - người đồng đội của ba tôi, tôi như vỡ òa khi nhận được chiếc lược ngà - món quà mà ba đã dành bao tâm huyết làm tặng tôi. Chiếc lược ấy là công sức miệt mài của cha tôi trong nhiều tháng trên chiến trường và cũng là minh chứng cho tình yêu bao la của ba dành cho con. Nước mắt tôi tuôn rơi khi nhớ lại những khoảnh khắc đã qua, ân hận vì đã không nhận ra ba trong lần ông về thăm nhà.

Lần đầu gặp lại ba, tôi đã vô cùng kinh hãi khi nhìn thấy gương mặt sạm đen cùng vết sẹo lớn của người đàn ông ấy. Tiếng gọi “Thu! Con!” vang lên liên tục nhưng tôi không thể nhận ra người ba trong những bức ảnh mà mẹ thường hay khoe. Trong tâm trí tôi lúc đó, ba chỉ là một người xa lạ, đáng sợ. Dù mẹ đã cố gắng thuyết phục, tôi vẫn một mực từ chối và đã phải chịu trận vì sự cứng đầu của mình. Cuối cùng, tôi đã chạy đến nhà bà ngoại để tìm kiếm sự an ủi.

Lời bà ngoại nói như một lời cảnh tỉnh. Tôi nhận ra mình đã vô tình làm tổn thương ba. Tình yêu thương dành cho ba trỗi dậy mãnh liệt, tôi hối hận vô cùng. Khi chứng kiến ba ra đi, tôi mới cảm thấy xót xa đến nhường nào. Những giọt nước mắt lăn dài trên má, tôi ôm chặt lấy ba và gọi tên ba thật lớn. Lời hứa mua lược của ba trở thành một nỗi ám ảnh trong lòng tôi.

Câu chuyện của tôi có lẽ sẽ nhắc nhở nhiều người về giá trị của gia đình. Hãy luôn dành cho những người thân yêu của mình tình yêu thương chân thành nhất. Đừng để đến khi mất đi mới nhận ra những điều quý giá đã vụt qua.

Sau khi triển khai các ý chính, bạn có thể bổ sung thêm phần liên hệ mở rộng của nhân vật bé Thu
Sau khi triển khai các ý chính, bạn có thể bổ sung thêm phần liên hệ mở rộng của nhân vật bé Thu

Đóng vai bé Thu kể lại chuyện Chiếc lược ngà mẫu 4

Tôi ân hận vô cùng vì đã không nhận ra ba khi còn có cơ hội. Giờ đây, chỉ còn lại những tiếc nuối và sự day dứt trong lòng.

Từ nhỏ, tôi đã lớn lên với mẹ và thiếu vắng sự người cha trong gia đình. Mẹ thường kể về ba với những câu chuyện đầy màu sắc, về một người đàn ông điển trai, hiền lành. Tôi luôn mong mỏi được gặp ba, để được ôm ba thật chặt và nghe ba kể chuyện.

Một hôm, khi đang chơi dưới gốc cây xoài cùng bạn bè như bao ngày, tôi thấy bóng dáng một người đàn ông tiến lại gần và gọi:

  • Thu! Con!

Hình ảnh người đàn ông lạ mặt với vết sẹo dài trên má đột ngột xuất hiện trước mặt khiến tôi sợ hãi đến mức tê liệt. Chân tôi như bị đóng băng, không thể di chuyển. Tôi chỉ biết quay đầu bỏ chạy và lao vào nhà. Mẹ tôi chạy theo, vừa gọi tên tôi vừa giải thích rằng đó chính là ba.

Sự quan tâm của ông ấy khiến tôi cảm thấy ngột ngạt và khó chịu. Tôi đã không kiềm chế được bản thân và nói những lời thiếu lễ độ:

  • Vô ăn cơm. Cơm chín rồi.

Ông ấy nhìn tôi với vẻ buồn bã, nhưng tôi chỉ muốn kết thúc bữa ăn thật nhanh. Cảm giác như có một người lạ mặt đột ngột đến và hoà nhập cùng hai mẹ con tôi. Tôi nói trổng khi muốn cha giúp đỡ:

  • Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái.

Bữa cơm hôm đó, cha cố tình gắp cái trứng cá để vào chén tôi nhưng bản thân lại hất văng chúng ra khỏi mâm. Ông đánh vào mông tôi và đứng dậy quát:

  • Sao mày cứng đầu vậy, hả?

Tôi cúi xuống và tìm đường sang nhà bà ngoại. Ngoại kể cha tôi bị thương lúc chiến đấu với giặc, khuôn mặt đã không còn được nguyên vẹn như xưa. Điều này khiến tôi chột dạ và cảm thấy có lỗi. Ngày mai, cha tôi lại lên đường, nghĩ đến mà lòng tôi nặng trĩu và chỉ biết đứng nhìn từ xa. Trong những giây phút chia ly cuối cùng, tôi không thể kìm nén cảm xúc được nữa mà chạy ra ôm cha và xin một chiếc lược.

Chiến tranh đã khiến gia đình tôi ly tán và khiến tôi không được gặp cha thêm lần nào nữa. Chiếc lược ngà là vật kỷ niệm thiêng liêng duy nhất mà tôi còn giữ lại được của cha.

Thông qua góc nhìn bé Thu, bạn có thể nêu cảm nhận về hình ảnh của người cha trong lần đầu gặp mặt
Thông qua góc nhìn bé Thu, bạn có thể nêu cảm nhận về hình ảnh của người cha trong lần đầu gặp mặt

Khi triển khai bài đóng vai bé Thu kể lại chuyện Chiếc lược ngà, bạn nên lưu ý về những dấu mốc thể hiện diễn biến cảm xúc của nhân vật đối với người cha ở chiến trường sau nhiều năm trở về thăm con gái. Cuối cùng, đoạn kết có thể tóm gọn cảm xúc mà bé Thu dành cho người cha của mình cũng như sự tàn khốc của chiến tranh.