Tổng hợp kết bài Chiếc lược ngà siêu hay giúp học sinh ghi điểm tuyệt đối

Aretha Thu An
Kết bài Chiếc lược ngà cần tổng kết lại toàn bộ nội dung tác phẩm, bao gồm tình cảm cha con thiêng liêng, sâu nặng và đầy cảm động giữa ông Sáu và bé Thu. Bên cạnh đó, học sinh cũng có thể linh hoạt liên hệ tác phẩm với lý luận văn học hay các tác phẩm khác để mở rộng bài văn của mình.

Kết bài Chiếc lược ngà chung

Bạn có thể áp dụng một công thức chung cho kết bài Chiếc lược ngà để tối ưu thời gian làm bài. Đối với kết bài Chiếc lược ngà chung nhất, bạn có thể đưa ra kết luận về giá trị nội dung hay dụng ý nghệ thuật mà tác giả Nguyễn Quang sáng đưa vào tác phẩm, sau đó định hướng đến thông điệp của bài. Một số mẫu kết bài Chiếc lược ngà chung có thể áp dụng cho nhiều dạng bài bao gồm:

Kết bài Chiếc lược ngà chung mẫu 1:

Tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một bức tranh xúc động về tình cha con trong thời kỳ kháng chiến. Giữa những hiểm nguy và bom đạn của chiến tranh, tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu vẫn hiện lên và tỏa sáng mạnh mẽ. Tác phẩm không chỉ khắc sâu vào lòng người đọc tình cha con thiêng liêng mà còn chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc, lên án tội ác chiến tranh đã gây ra biết bao cuộc chia ly đẫm nước mắt. Qua đó, tác phẩm nhắc nhở chúng ta về những đau thương và mất mát mà chiến tranh mang lại, đồng thời tôn vinh tình cảm gia đình bất diệt trong mọi hoàn cảnh.

Kết bài Chiếc lược ngà có thể tôn vinh tình cha con thiêng liêng giữa ông Sáu và bé Thu ngay trong thời kỳ kháng chiến khắc nghiệt
Kết bài Chiếc lược ngà có thể tôn vinh tình cha con thiêng liêng giữa ông Sáu và bé Thu ngay trong thời kỳ kháng chiến khắc nghiệt

Kết bài Chiếc lược ngà chung mẫu 2:

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng với sự khéo léo trong việc xây dựng tình huống truyện đã dẫn dắt người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, để rồi điều đọng lại sâu sắc trong lòng người đọc chính là tình cha con thiêng liêng, ấm áp mà bom đạn chiến tranh không thể nào hủy diệt. Qua tác phẩm, Nguyễn Quang Sáng như muốn khẳng định sự tồn tại vĩnh cửu, sự bất diệt của tình phụ tử, rằng bom đạn của kẻ thù có thể phá hủy mọi thứ vật chất nhưng không thể nào đánh mất được tình cảm thiêng liêng ẩn trong tâm hồn mỗi con người.

Kết bài Chiếc lược ngà chung mẫu 3:

Chiếc lược ngà là một tác phẩm bất hủ ca ngợi tình phụ tử giản dị mà thiêng liêng, cao quý. Trong câu chuyện, ta thấy hiện lên những nhân vật với tình cảm đẹp đẽ như bé Thu và ông Sáu. Không chỉ tôn vinh tình cha con sâu đậm, tác phẩm còn khiến chúng ta suy ngẫm về những đau thương và mất mát mà các gia đình phải chịu đựng trong thời kỳ chiến tranh.

Kết bài Chiếc lược ngà chung mẫu 4:

Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc không chỉ bởi tình huống truyện độc đáo và nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn mà còn bởi sự ấm áp của tình cha con giữa hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Nguyễn Quang Sáng quả thật tài tình khi kết hợp nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, tự nhiên mà giàu cảm xúc cùng những hình ảnh giản dị đặc trưng để không chỉ tôn vinh tình cảm phụ tử thiêng liêng mà còn lên án mạnh mẽ chiến tranh phi nghĩa, thứ đã gây ra biết bao cảnh chia lìa, đau thương cho các gia đình.

Kết bài Chiếc lược ngà chung nhất có thể dẫn dắt từ tác giả Nguyễn Quang Sáng
Kết bài Chiếc lược ngà chung nhất có thể dẫn dắt từ tác giả Nguyễn Quang Sáng

Kết bài Chiếc lược ngà nâng cao

Nếu muốn bài văn của mình ấn tượng và đạt được điểm số cao hơn, bạn có thể sử dụng kết bài nâng cao bằng cách dẫn dắt thêm ý kiến liên hệ, mở rộng. Dưới đây là một số mẫu kết bài Chiếc lược ngà nâng cao bạn có thể tham khảo:

Mẫu kết bài Chiếc lược ngà nâng cao 1:

Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng là một bức tranh đầy xúc động về tình cảm phụ tử trong thời chiến. Giữa khói lửa, bom đạn của chiến tranh, tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu vẫn hiện lên thật đẹp, như ai đó đã nhận xét: “Vượt qua bi kịch của chiến tranh, Nguyễn Quang Sáng đã cất cao bài ca thiêng liêng về tình phụ tử.” Tác phẩm không chỉ khơi gợi tình cảm cha con sâu sắc mà còn mang ý nghĩa hiện thực sâu xa khi lên án và tố cáo tội ác, sự bất nhân của chiến tranh phi nghĩa, thứ đã gây ra biết bao cảnh chia ly đẫm nước mắt.

Mẫu kết bài Chiếc lược ngà nâng cao 2:

Chiếc lược ngà mang đến cho độc giả một câu chuyện vừa đẹp đẽ vừa buồn thương về tình cha con. Bom đạn chiến tranh đã khiến ông Sáu mãi mãi rời xa bé Thu và khát khao tự tay trao cho con chiếc lược mà chính tay mình đã làm của ông Sáu cũng vì thế mà vĩnh viễn không thể thực hiện. Dù vậy, tình thương ông Sáu dành cho bé Thu vẫn vẹn nguyên, không có bom đạn hay kẻ thù nào có thể phá hủy. Khi cầm trong tay chiếc lược ngà, bé Thu chắc hẳn sẽ cảm nhận được tình cảm sâu đậm của cha. Tôi tin rằng, tình cảm thiêng liêng ấy sẽ sống mãi trong trái tim em, giống như lời nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn từng nhận định, "Tình cha con dạt dào muôn đời bất diệt trong lòng đứa con. Tình người thiêng liêng ấy không kẻ thù nào có thể tiêu diệt được, trái lại nó càng sáng đẹp hơn, bền bỉ hơn.”

Truyện ngắn Chiếc lược ngà bên cạnh ngợi ca tình cha con cũng tố cáo tội ác của cuộc chiến tranh phi nghĩa
Truyện ngắn Chiếc lược ngà bên cạnh ngợi ca tình cha con cũng tố cáo tội ác của cuộc chiến tranh phi nghĩa

Mẫu kết bài Chiếc lược ngà nâng cao 3:

Bằng ngòi bút nghệ thuật tinh tế, đậm chất Nam Bộ, Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng rất thành công hình ảnh bé Thu và ông Sáu. Thông qua đó, một bản tình ca tuyệt đẹp về tình cha con đã được hát lên. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh, tình cảm thiêng liêng ấy càng thêm cao quý và tỏa sáng rực rỡ. Tác phẩm không chỉ thể hiện tình cha con sâu đậm mà còn khơi gợi suy nghĩ sâu sắc về những đau thương, mất mát mà chiến tranh đã gieo rắc cho biết bao thế hệ người Việt Nam. Chúng ta càng thêm thấm thía rằng, tình cảm gia đình chính là sức mạnh, là niềm tin giúp con người vượt qua mọi thử thách, kể cả cái chết. Tác phẩm hẳn là một lời nhắc nhở với thế hệ mai sau rằng, nếu trên đời có những niềm vui chân chính và hạnh phúc thực sự thì đó chính là những gì nằm trong tổ ấm gia đình.

Kết bài Chiếc lược ngà phân tích nhân vật ông Sáu

Đối với đề bài phân tích nhân vật ông Sáu, bạn có thể tham khảo gợi ý kết bài Chiếc lược ngà sau đây:

Kết bài Chiếc lược ngà phân tích nhân vật ông Sáu mẫu 1:

Hình ảnh ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà là biểu tượng sâu sắc của tình cha con bất diệt. Chiếc lược ngà với dòng chữ khắc sâu không chỉ là một kỷ vật của tình cảm phụ tử mà còn là chứng nhân của nỗi đau và bi kịch đẫm máu và nước mắt, để lại ám ảnh bi thương trong lòng người đọc. Ông Sáu, với tư cách là người lính của một thế hệ anh hùng đã trải qua nhiều thử thách, gian khổ và hi sinh, đại diện cho những cống hiến không kể xiết của các thế hệ đi trước. Truyện "Chiếc lược ngà" và hình ảnh ông Sáu khơi dậy trong chúng ta những suy ngẫm sâu sắc về sự hi sinh và hạnh phúc trong đời, do các thế hệ cha anh đã đổ xương máu để xây dựng. Bài học về "uống nước nhớ nguồn" vì thế càng thêm ý nghĩa và thấm thía.

Kết bài Chiếc lược ngà phân tích nhân vật ông Sáu mẫu 2:

Truyện Chiếc lược ngà khắc họa một cách sâu lắng tình cha con đầy thắm thiết của cha con ông Sáu. Trong bối cảnh chiến tranh khốc liệt, tình cảm thiêng liêng của người cha đối với con càng trở nên cao quý và đầy xúc động. Với hình ảnh chiếc lược ngà ông Sáu tự tay làm cho con trong nỗi nhớ da diết ngay khi kháng chiến gian khổ, tình phụ tử sâu đậm đã hiện lên vô cùng rõ nét, từ đó cũng khơi gợi những suy ngẫm sâu sắc về những đau thương, mất mát mà chiến tranh đã gây ra cho hàng triệu con người và gia đình.

Hình tượng ông Sáu chính là biểu tượng của tình phụ tử thiêng liêng và bất diệt thời kỳ kháng chiến
Hình tượng ông Sáu chính là biểu tượng của tình phụ tử thiêng liêng và bất diệt thời kỳ kháng chiến

Kết bài Chiếc lược ngà phân tích nhân vật bé Thu

Đối với dạng kết bài cảm nhận về nhân vật bé Thu, bạn có thể kết luận lại phần phân tích chi tiết bé Thu nhận ra và hết mực yêu thương người ba của mình, dù trên mặt ông có vết sẹo đáng sợ. Dưới đây là một số mẫu tham khảo:

Kết bài Chiếc lược ngà phân tích nhân vật bé Thu mẫu 1:

Hình ảnh bé Thu cùng tình yêu cha sâu sắc của em đã tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc, khiến ai nấy đều cảm thấy xúc động sâu sắc. Dù viết về chủ đề chiến tranh, tác giả Nguyễn Quang Sáng không hề nhắc đến tiếng súng, tiếng bom rơi, đạn nổ hay những cuộc tấn công đẫm máu. Thay vào đó, tác giả khám phá một khía cạnh không mới trong cuộc sống nhưng lại trở nên đầy lạ lẫm và cảm động khi đặt trong bối cảnh chiến tranh. Tình cảm gia đình, đặc biệt là tình yêu thương cha của một người con bé bỏng rất đỗi sâu nặng mà bi đát không chỉ làm nổi bật chiều sâu cảm xúc mà còn nhấn mạnh sự bi thảm và mất mát của chiến tranh một cách tinh tế và sâu sắc.

Hinh ảnh bé Thu trong Chiếc lược ngà chính là biểu tượng của một nạn nhân thời chiến với những mất mát và tình yêu cha đến vô ngần
Hinh ảnh bé Thu trong Chiếc lược ngà chính là biểu tượng của một nạn nhân thời chiến với những mất mát và tình yêu cha đến vô ngần

Kết bài Chiếc lược ngà phân tích nhân vật bé Thu mẫu 2:

Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa thành công những biến chuyển tinh tế trong cảm xúc của bé Thu, từ đó giúp chúng ta nhận ra rằng cô bé tuy có vẻ ngang ngạnh và bướng bỉnh nhưng tình yêu dành cho cha là vô ngần và sâu sắc. Đồng thời, tác phẩm cũng phản ánh rõ nét tình cảm cha con thắm thiết giữa ông Sáu và bé Thu, dù trong bối cảnh chiến tranh đầy cam go và ác liệt của dân tộc. Qua cách miêu tả tinh tế và chân thực, câu chuyện không chỉ tôn vinh tình phụ tử mà còn làm nổi bật sự kiên cường và lòng yêu thương bất diệt giữa cha và con trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.

Kết bài Chiếc lược ngà hay cần đáp ứng những yếu tố nào? 

Kết bài thành công ngoài việc cần khẳng định lại vấn đề đã được đặt ra trong yêu cầu đề bài còn phải đáp ứng được những điều kiện sau:

  • Trình bày ngắn gọn, không lan man, dài dòng.
  • Cần tập trung khẳng định lại vấn đề, tránh diễn đạt sáo rỗng.
  • Sử dụng ngôn từ dễ hiểu nhằm truyền tải thông điệp chính xác.

Kết bài Chiếc lược ngà là phần tổng kết lại toàn bộ nội dung tác phẩm đã phân tích, đó là tình cha con thiêng liêng, sâu nặng, là lời tố cáo tội ác của cuộc chiến tranh phi nghĩa đẩy con người ta đến mất mát, đau thương. Kết bài có thể được triển khai theo những cách khác nhau, tùy thuộc vào từng dạng đề bài. Tuy nhiên, bạn nên đảm bảo phần này tóm gọn được nội dung phân tích, cũng như tạo nên ấn tượng riêng và để lại dư âm trong lòng người đọc.