Bà bầu uống nước mía được không? Công dụng tuyệt vời giúp con khỏe mạnh hằng ngày

Caitlin Trang
Nhiều mẹ thắc mắc rằng mang bầu uống nước mía được không? Nước mía là thức uống được yêu thích trong mùa hè nắng nóng, đặc biệt là vô cùng có lợi cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, nước mía còn được xem là thần dược giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ.

1. Giá trị dinh dưỡng của nước mía

Mía là thực phẩm mát ngọt và bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Về giá trị dinh dưỡng, trong thân cây mía ngoài thành phần cơ bản là đường chiếm khoảng 70% còn có protein, chất béo, tinh bột, vitamin và nhiều khoáng chất khác. Vì vậy, mía không chỉ có vị ngọt dễ chịu, phù hợp với khẩu vị của mọi người mà còn cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết.

Nước mía chứa 70% lượng đường và nhiều khoáng chất khác
Nước mía chứa 70% lượng đường và nhiều khoáng chất khác

2. Bầu uống nước mía được không?

Với nhiều thành phần dưỡng chất có lợi, nước mía được coi là thức uống bổ dưỡng mà mẹ bầu cần bổ sung để bảo vệ sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, nước mía còn mang lại nhiều công dụng tuyệt vời đối với mẹ bầu và thai nhi, cụ thể như:

2.1. Ngăn ngừa các bệnh lý cho sản phụ

Khi mang thai, các mẹ thường thiếu chất dinh dưỡng và hệ miễn dịch suy giảm nên dễ bị nhiễm vi khuẩn độc hại. Do đó, nước mía là thức uống cung cấp cho mẹ những dưỡng chất thiết yếu nhất giúp cải thiện tình trạng sức khoẻ và ngăn ngừa các bệnh lý về sản phụ.

Nước mía giúp ngăn ngừa các bệnh lý về tiền sản ở phụ nữ mang thai
Nước mía giúp ngăn ngừa các bệnh lý về tiền sản ở phụ nữ mang thai

2.2. Đẩy lùi tình trạng ốm nghén

bầu uống nước mía được không? Nước mía được xem là một loại “thần dược” giúp giảm tình trạng ốm nghén khi mang thai. Ngoài ra, bạn có thể dùng vài lát gừng mỏng cho vào nước mía khi uống để giảm thiểu cảm giác khó chịu ở cổ họng và dạ dày.

2.3. Giảm thiểu mệt mỏi

Bà bầu nên uống mía vì lượng đường có trong mía sẽ cung cấp nguồn năng lượng giúp cơ thể giảm mệt mỏi, uể oải và cảm lạnh. Ngoài ra, nước mía còn giúp mẹ bầu giảm tình trạng căng thẳng, stress trong thai kỳ.

2.4. Tốt cho thai nhi

Nước mía rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi nhờ hàm lượng protein cao. Đặc biệt, hợp chất axit folic (vitamin B9) có trong nước mía giúp giảm tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Bầu uống nước mía được không? Nước mía giúp giảm tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Bầu uống nước mía được không? Nước mía giúp giảm tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở thai nhi

2.5. Hỗ trợ làm đẹp da

Nhìn vào tác dụng làm đẹp da chắc hẳn bạn đã giải đáp phần nào về câu hỏi bầu uống nước mía được không. Bởi khi mang thai, sự thay đổi về nội tiết tố có thể khiến mẹ bầu bị nổi mụn nhiều hơn, da sạm màu,... Trong nước mía có chứa axit glycolic, đây là dưỡng chất giúp giảm thiểu mụn trứng cá và cải thiện làn da đáng kể.

2.6. Giảm tình trạng táo bón

Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu thường mắc phải triệu chứng khó tiêu, táo bón, lượng kali có trong mía sẽ giúp cải thiện những tình trạng này. Tuy nhiên, nếu tình hình không mấy khả quan, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị hợp lý nhất.

2.7. Chống nhiễm trùng đường tiết niệu

Bên cạnh triệu chứng ốm nghén, nhiễm trùng đường tiết niệu cũng là vấn đề thường gặp khi mang thai và gây ra tình trạng đau rát, khó chịu khi đi vệ sinh. Vì vậy, uống nước mía có thể giúp bạn ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai nhờ các nguồn khoáng chất và chất chống oxy hóa trong nước mía.

Bà bầu uống nước mía sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu
Bà bầu uống nước mía sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

2.8. Tốt cho tim mạch

Trong nước mía có chứa thành phần Policosanol, đây là một hợp chất giúp kiểm soát lượng cholesterol cơ thể và ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm thưởng thức loại thức uống này, kể cả khi đang mang thai.

3. Cách uống nước mía tốt cho bà bầu theo từng giai đoạn thai kỳ

Dù đã biết được câu trả lời cho “bầu uống nước mía được không” nhưng giai đoạn nào thích hợp nhất để uống nước mía là điều không phải mẹ nào cũng biết. Dưới đây là cách uống nước mía thích hợp với từng giai đoạn thai kỳ:

Bí quyết mẹ bầu uống nước mía theo từng giai đoạn thai kỳ
Bí quyết mẹ bầu uống nước mía theo từng giai đoạn thai kỳ
  • 3 tháng đầu: Phương pháp chữa ốm nghén tốt cho bà bầu là dùng 150ml nước mía pha với 5ml nước gừng, uống 2-3 lần/tuần. Ngoài ra, mẹ bầu có thể uống 150ml nước mía mỗi ngày để bổ sung vitamin và khoáng chất.
  • 3 tháng giữa: Trong giai đoạn này, mẹ bầu nên hạn chế uống nước mía và chỉ nên dùng 2-3 lần/tuần để tránh lượng đường tăng cao dễ dẫn đến tiểu đường.
  • 3 tháng cuối: Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao trong giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên uống 2 lần/tuần và 200ml cho mỗi lần uống.

4. Thời điểm thích hợp để bà bầu uống nước mía

Bạn nên uống nước mía sau bữa ăn trưa khoảng 1 – 2 tiếng để tối ưu hóa quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Tránh uống nước mía trước khi ăn vì lượng đường trong nước mía dễ khiến mẹ bầu có cảm giác no sớm, dẫn đến biếng ăn và không đáp ứng đủ dinh dưỡng cho thai nhi.

5. Uống nhiều nước mía có tốt cho bà bầu không?

Không thể phủ nhận những lợi ích của nước mía khi tìm hiểu về “bầu uống nước mía được không”. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều nước mía đồng nghĩa với việc mẹ đang bổ sung và hấp thụ lượng đường cao vào cơ thể. Điều này đặc biệt không tốt vì dễ khiến mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai.

Uống nhiều nước mía sẽ khiến bà bầu dễ mắc bệnh tiểu đường
Uống nhiều nước mía sẽ khiến bà bầu dễ mắc bệnh tiểu đường

6. Một số chú ý khi mẹ bầu uống nước mía

Câu hỏi “bầu uống nước mía được không” đã được giải đáp, do đó để công dụng phát huy hiệu quả, phụ nữ khi mang thai cần chú ý một số điều sau khi uống nước mía:

  • Bạn chỉ nên uống khoảng 100-200ml nước mía/ngày và tần suất 2-3 lần/tuần. Lưu ý, nếu mẹ bầu bị tiểu đường thì nên đến gặp bác sĩ để có lời khuyên chính xác nhất trước khi uống.
  • Chọn mua nước mía đảm bảo vệ sinh an toàn để tránh ngộ độc thực phẩm và ảnh hưởng đến thai kỳ.
  • Các mẹ nên uống nước mía ngay khi ép, không nên để lâu vì dễ khiến dinh dưỡng bị biến chất và mất đi hương vị ban đầu.
  • Tránh cho nhiều đá vào nước mía vì bà bầu rất dễ bị cảm lạnh và có thể dẫn đến chứng khó tiêu.

Mặc dù nước mía có nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể như magie, canxi, sắt... nhưng mẹ cũng cần bổ sung nhiều loại dưỡng chất khác cho cơ thể để tốt cho cả mẹ và con trong suốt thai kỳ. Đặc biệt, mẹ bầu cần bổ sung canxi để hỗ trợ sự phát triển hệ xương, răng và cơ của bé đồng thời giúp mẹ phòng ngừa tiền sản giật và kiểm soát lượng máu trong cơ thể.

7. Những trường hợp mẹ bầu nên hạn chế uống nước mía

Như đã biết khi tìm hiểu “bầu uống nước mía được không”, loại nước uống này mang lại nhiều công dụng lợi ích trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, vẫn còn có một số trường hợp mẹ bầu không nên uống nước mía tránh ảnh hưởng xấu đến thai kỳ.

7.1. Đang sử dụng một số loại thuốc

Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thực phẩm bổ sung, thuốc chống đông máu thì tuyệt đối không nên uống nước mía. Bởi vì những loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của dưỡng chất policosanol trong mía và gây ra những phản ứng có hại cho cơ thể.

Bà bầu nên hạn chế uống nước mía khi đang sử dụng một số loại thuốc
Bà bầu nên hạn chế uống nước mía khi đang sử dụng một số loại thuốc

7.2. Đường ruột yếu

Nước mía có tính lạnh và chứa hàm lượng đường rất cao nên những người yếu đường ruột, chướng bụng không nên dùng nước mía thường xuyên. Ngoài ra, một hệ lụy nghiêm trọng của việc thường xuyên sử dụng nước mía không hợp vệ sinh là tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa.

7.3. Bị tiểu đường

Theo như chia sẻ, lượng đường chiếm đến 70% lượng dinh dưỡng trong mía. Do đó, nếu người bị tiểu đường uống nước mía thường xuyên có thể gây ra một số hệ quả nguy hiểm, thậm chí mắc thêm các bệnh lý về thận.

8. Một số cách pha nước mía thơm ngon giải nhiệt cho mẹ bầu

Những công dụng đã được chia sẻ khi tìm hiểu “bầu uống nước mía được không” là điều không thể bàn cãi. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể kết hợp mía với một số loại trái cây khác để thay đổi vị cũng như giải nhiệt cho những ngày hè nắng nóng.

8.1. Nước ép dứa mix cùng mía

Một ly nước ép có vị ngọt của mía kết hợp với chua của dứa đã tạo nên thức uống bổ dưỡng giải khát vào mùa hè nắng nóng. Ngoài ra, các dưỡng chất trong dứa còn giúp hỗ trợ và cải thiện hệ tiêu hóa cho cơ thể.

Các nguyên liệu để làm nước mía ép dứa giải khát mùa hè
Các nguyên liệu để làm nước mía ép dứa giải khát mùa hè

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 400ml nước mía
  • 1/4 trái dứa

Các bước thực hiện

Bước 1: Dứa gọt vỏ, bỏ mắt và cắt thành những miếng nhỏ sau đó đem đi ép nhuyễn.

Bước 2: Cho 400ml nước mía vào máy xay cùng với nước ép dứa và xay cho đến khi nhuyễn.

Bước 3: Cuối cùng, bạn chỉ cần rót hỗn hợp nước ép vào ly, thêm vài viên đá, khuấy đều và thưởng thức.

8.2. Nước mía ép cam

Nước mía cam cũng là một trong những thức uống có lợi cho cơ thể, bởi trong cam có rất nhiều vitamin C và các khoáng chất cần thiết. Vị ngọt mát của nước mía cùng với vị chua ngọt đặc trưng của cam khiến thức uống mùa hè này càng trở nên hoàn hảo hơn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 400ml nước mía
  • 1 trái cam

Các bước thực hiện

Bước 1: Bạn vắt lấy nước cam.

Bước 2: Cho nước cam vào máy xay cùng với 400ml nước mía và nhấn nút xay trong khoảng 30 giây.

Bước 3: Bạn chỉ cần rót hỗn hợp nước ép vào ly, thêm vài viên đá vào và thưởng thức.

8.3. Nước mía ép dâu tây

Một ly nước mía dâu với hương vị ngọt béo của nước mía hoà quyện với vị chua của dâu tây không chỉ giúp giải nhiệt, thơm ngon mà còn giúp cơ thể của mẹ bầu tăng thêm sức đề kháng.

Nước uống giải khát mùa hè chỉ với 2 nguyên liệu mía và dâu tây
Nước uống giải khát mùa hè chỉ với 2 nguyên liệu mía và dâu tây

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 400ml nước mía
  • 3 trái dâu tây

Các bước thực hiện

Bước 1: Dâu tây ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 1-2 phút, vớt ra và rửa sạch bằng nước rồi cắt thành từng miếng nhỏ.

Bước 2: Cho dâu tây vào máy xay sinh tố cùng 400ml nước mía và xay trong 40 - 50 giây cho đến khi mịn là hoàn chỉnh.

Lưu ý: Vì lượng đường trong mía rất cao nên bạn hạn chế thêm đường hoặc sữa khi chế biến.

Chắc hẳn với những thông tin chia sẻ bạn đã biết được đáp án cho câu hỏi “bầu uống nước mía được không”. Nhìn chung, nước mía chứa nhiều dưỡng chất có lợi giúp cung cấp năng lượng cho mẹ bầu đồng thời ngăn ngừa một số triệu chứng không tốt khi mang thai. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng quá nhiều nước mía tránh phản tác dụng và gây ra một số hệ lụy không đáng có.