1. Uống nước lá đinh lăng tươi có tốt không?
Trả lời cho câu hỏi uống nước lá đinh lăng tươi có tốt không, các chuyên gia khẳng định lá của loại cây này chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ như methionine, lysine, glucozit và đa dạng các loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Lá đinh lăng có thể chữa một số bệnh như:
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng như đau mỏi lưng, tê bì chân tay.
- Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ.
- Điều trị ho do thời tiết lâu ngày không khỏi.
- Giải độc cơ thể, lợi tiểu và giảm các triệu chứng cảm sốt.
- Chữa trị dị ứng thời tiết, dị ứng ngoài da, mẩn ngứa, nổi mề đay.
2. Cách nấu nước lá cây đinh lăng
Sau khi tìm hiểu uống nước lá đinh lăng tươi có tốt không, bạn nên tham khảo cách nấu loại lá cây này để áp dụng vào những trường hợp cần thiết. Bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Bạn chuẩn bị 200g lá đinh lăng rửa sạch.
- Bước 2: Đun lá đinh lăng trong khoảng 10 - 15 phút kể từ thời điểm nước sôi, sau đó chắt lấy nước để uống.
3. Những người không nên uống nước lá đinh lăng
Bên cạnh thắc mắc uống lá đinh lăng tươi có tốt không, nhiều người cũng quan tâm đến những ai không nên sử dụng loại dược liệu này. Các đối tượng nên cân nhắc sử dụng lá đinh lăng, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ bao gồm:
- Trẻ em: Trẻ em không nên sử dụng lá đinh lăng do cơ quan tiêu hoá chưa hoàn thiện, dẫn đến các vấn đề tim mạch và tiêu hoá.
- Phụ nữ có thai: Trong thời gian đầu thai kỳ (3 tháng đầu tiên), mẹ bầu không nên sử dụng lá đinh lăng, tránh tác động xấu đến thai nhi.
- Bệnh nhân mắc bệnh lý về gan: Sử dụng đinh lăng trong thời gian dài có thể dẫn đến các tình trạng xung huyết gan, tim, phổi và dạ dày.
4. Những điều cần lưu ý khi uống nước lá đinh lăng
Tìm hiểu uống nước lá đinh lăng tươi có tốt không chỉ ra bạn nên chú ý một vài trường hợp khi sử dụng loại lá cây này. Cụ thể:
- Lượng saponin lớn trong lá đinh lăng có thể khiến người dùng hoa mắt, chóng mặt đau đầu hoặc gây vỡ hồng cầu nếu bạn sử dụng quá mức.
- Mỗi người không nên dùng quá 30g lá đinh lăng khô hoặc không quá 200g đinh lăng tươi mỗi ngày.
- Không uống lá đinh lăng trong một thời gian dài.
- Không sử dụng lá đinh lăng đã để qua đêm.
- Bạn nên chọn lá đinh lăng nhỏ và cây trên 3 năm tuổi để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất.
5. Các bài thuốc tốt cho sức khỏe từ đinh lăng
Lá đinh lăng hiện diện trong nhiều bài thuốc, bạn có thể tham khảo các cách sử dụng loại lá này qua những bài thuốc sau đây:
5.1. Trị chứng đau lưng do thời tiết
Đinh lăng có tác dụng thông khí bổ huyết, rất tốt trong việc điều trị đau lưng. Để cải thiện tình trạng này, bạn hãy chuẩn bị 20 - 30g rễ đinh lăng đã làm sạch và phơi khô. Sau đó, bạn sắc lấy nước uống trong 7 - 10 ngày để cải thiện tình trạng trên.
5.2. Chữa bệnh tiêu hoá
Nếu gặp các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hoá như tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu,... bạn chỉ cần sử dụng một nắm lá đinh lăng khoảng 10g để sắc nước uống trong vài ngày, các vấn đề trên sẽ được thuyên giảm.
5.3. Chữa các bệnh dị ứng ngoài da
Tính mát của đinh lăng có tác dụng giải độc cơ thể, đặc biệt là các bệnh ngoài da như mề đay, vảy nến, viêm da dị ứng. Bạn dùng 80g lá đinh lăng khô đun với nước đến khi cạn còn 1 nửa, chia ra 2 lần uống mỗi ngày và thực hiện liên tục trong 1 tuần lễ.
5.4. Cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt
Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt hay đau thắt vùng bụng khi tới ngày hành kinh có thể sử dụng lá đinh lăng để sắc nước uống. Bạn chuẩn bị một nắm lá và cành cây đinh lăng rửa sạch, đun với nước uống trong ngày. Lưu ý, bạn nên sử dụng khi nước còn ấm để mang lại hiệu quả tốt nhất.
6. Một số câu hỏi khác về lá đinh lăng
Một số câu hỏi liên quan đến uống nước lá đinh lăng tươi có tốt không mà bạn có thể tham khảo thêm:
6.1. Uống nhiều nước lá cây đinh lăng có tốt không?
Bạn không nên quá lạm dụng nước lá đinh lăng thay cho nước lọc uống hàng ngày vì có thể gây ra các tác dụng phụ. Lượng saponin trong lá đinh lăng có thể khiến người sử dụng mệt mỏi, nôn mửa nếu dùng quá nhiều. Chính vì vậy, bạn nên uống với liều lượng phù hợp.
6.2. Có nên dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ hay không?
Theo Đông y, lá đinh lăng có tác dụng an thần và cải thiện giấc ngủ. Ngoài ra, đinh lăng còn chứa hàm lượng cao các hoạt chất saponin triterpen, tanin, glycosid... Đây là những hoạt chất có khả năng tăng cường năng lượng, xua tan mệt mỏi, hỗ trợ chống oxy hóa, chống viêm, làm tăng mức độ dẫn truyền của thần kinh, giúp người dùng có một giấc ngủ ngon hơn.
6.3. Người huyết áp cao uống lá đinh lăng được không?
Lá đinh lăng có khả năng điều hoà huyết áp và được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng theo đúng chỉ định và liều lượng của bác sĩ để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Uống nước lá đinh lăng tươi có tốt không? Nhìn chung, có nhiều bằng chứng chỉ ra loại dược liệu này rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định tình trạng sức khoẻ của bản thân và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.