Sức khoẻ Dinh Dưỡng

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Các bài thuốc tốt cho sức khỏe

Caitlin Trang

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Nước lá cây đinh lăng mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá liều lượng có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe mệt mỏi, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt,...

1. Công dụng tuyệt vời của lá đinh lăng

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không còn phụ thuộc vào công dụng cũng như mục đích sử dụng loại lá cây này. Trong Y học, đinh lăng được coi là một loại dược liệu quý, nằm trong họ nhân sâm, có tính mát, hương vị hơi đắng và sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

Thân cây đinh lăng nhỏ, chiều cao trung bình từ 0.8 - 1.5m và lá mọc so le thuộc loại lá kép lông chim. Rễ cây có hương vị ngọt, thường được sử dụng để chữa trị suy nhược cơ thể. Thân và cành có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị các vấn đề như đau lưng, phong thấp.

Cây đinh lăng có chứa các thành phần như lysine, methionine, glucozit, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B5, được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý như:

  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng tê chân tay, đau mỏi lưng.
  • Giảm ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, giúp bé ngủ ngon hơn.
  • Hỗ trợ chữa trị các tình trạng khó ngủ, mất ngủ.
  • Điều trị ho dai dẳng do thời tiết.
  • Giúp lợi sữa và chống tắc ti sữa.
  • Giải độc cơ thể, lợi tiểu và giảm các triệu chứng cảm sốt.
  • Bồi bổ sức khỏe cho sản phụ trước và sau sinh.
  • Chữa dị ứng thời tiết, dị ứng ngoài da, mẩn ngứa, mề đay.
  • Trị mụn và làm trắng da.
  • Chữa co giật ở trẻ em.
Lá đinh lăng mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe 
Lá đinh lăng mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe 

2. Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? 

Lá đinh lăng đã được kiểm chứng là nguyên liệu mang lại nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể và có khả năng chữa trị một số bệnh lý ở người. Vậy uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Các chuyên gia sức khỏe nhấn mạnh rằng việc sử dụng lá đinh lăng để nâng cao sức khỏe là hoàn toàn có khả năng, tuy nhiên không nên quá lạm dụng hoặc uống thay nước lọc hàng ngày.

Không chỉ rễ mà trong lá của cây đinh lăng chứa nhiều chất saponin, có thể gây mệt mỏi, nôn mửa, hoa mắt chóng mặt nếu sử dụng quá liều lượng. Đặc biệt, saponin còn làm phá hủy hồng cầu, rối loạn tiêu hóa ở một số gười có hội chứng ruột kích thích. Vì vậy, việc tiêu thụ một lượng lớn nước lá đinh lăng sẽ hình thành một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Khi sử dụng lá đinh lăng như một phương pháp chữa bệnh, quan trọng nhất là bạn nên sử dụng đúng cách và liều lượng vừa đủ. Ngoài ra, bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại dược liệu nào, đặc biệt là đinh lăng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.

Tìm hiểu thắc mắc uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không, ta biết được câu trả lời là có tuy nhiên không nên quá lạm dụng
Tìm hiểu thắc mắc uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không, ta biết được câu trả lời là có tuy nhiên không nên quá lạm dụng

3. Các bài thuốc tốt cho sức khỏe từ lá đinh lăng 

Bên cạnh tìm hiểu uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc được điều chế từ lá đinh lăng giúp hỗ trợ chữa trị nhiều loại bệnh bao gồm:

3.1. Bệnh tiêu hóa

Lá đinh lăng có khả năng chữa tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu… cực hiệu quả. Để thực hiện, bạn hãy lấy một nắm lá đinh lăng tươi rửa sạch rồi ngâm với nước muối, sau đó cho vào nồi, đổ nước xâm xấp mặt lá và đun sôi lên, cuối cùng chắt lấy nước uống khi còn ấm. Bạn nên duy trì cách làm này trong vài ngày liên tục để cải thiện triệu chứng khó chịu đường tiêu hóa.

3.2. Đau lưng do thời tiết

Nhiều người thường cảm thấy đau lưng, đặc biệt là phần cột sống khi thời tiết thay đổi. Do đó, bạn có thể sử dụng lá đinh lăng để hỗ trợ cải thiện tình trạng này. Cách làm rất đơn giản, bạn lấy 30g lá đinh lăng tươi rửa sạch, nấu cùng 15g mỗi loại cúc tần, cam thảo, rễ cây xấu hổ và 800ml nước.

Tiếp đến, bạn đun hỗn hợp đến khi sôi rồi để lửa nhỏ đến khi cạn chỉ còn 30ml thì chắt lấy nước, chia thành 3 lần uống trong ngày, thực hiện liên tục 5 ngày.

3.3. Bệnh dị ứng da

Người bị dị ứng da có thể uống nước đinh lăng hàng ngày để cải thiện tình trạng nổi mề đay, mẩn đỏ, ngứa ngáy. Bạn lấy 150g lá đinh lăng tươi, rửa sạch và hãm với 200ml nước sôi trong khoảng 5 - 7 phút rồi chắt lấy nước, uống khi còn ấm.

3.4. Rối loạn kinh nguyệt và đau tử cung

Các hoạt chất có trong lá đinh lăng sẽ giúp phụ nữ sau sinh tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu các cơn đau cổ tử cung. Ngoài ra, uống nước lá đinh lăng còn cải thiện lưu thông khí huyết, hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả.

3.5. Chứng đau đầu, mất ngủ 

Lá đinh lăng giúp ích trong việc đả thông kinh lạc, cải thiện đề kháng. Vì thế, những người hay bị đau đầu và mất ngủ lâu ngày có thể uống nước lá đinh lăng để an thần, nâng cao chất lượng giấc ngủ và giảm đau hiệu quả.

4. Cách nấu nước lá cây đinh lăng

Tìm hiểu thắc mắc uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không còn giúp bạn nắm rõ được các bước nấu nước lá đinh lăng cực đơn giản. Dưới đây là các bước hướng dẫn chi tiết:

  • Bước 1: Bạn chuẩn bị 200gr lá đinh lăng.
Chuẩn bị 200gr lá đinh lăng tươi 
Chuẩn bị 200gr lá đinh lăng tươi 
  • Bước 2: Rửa sạch lá đinh lăng và cho vào ấm nước sôi.
Cho lá đinh lăng vào nồi đun đến khi sôi 
Cho lá đinh lăng vào nồi đun đến khi sôi 
  • Bước 3: Bạn đậy nắp và đun trong khoảng 10 - 15 phút rồi loại bỏ bã lá đinh lăng, đổ vào bình là có thể thưởng thức ngay.
Sử dụng nước lá đinh lăng ngay khi còn nóng 
Sử dụng nước lá đinh lăng ngay khi còn nóng 

5. Những người không nên uống nước lá đinh lăng hàng ngày?

Trong quá trình tìm hiểu uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không, bạn sẽ thấy được trong nguyên liệu này chứa rất nhiều saponin. Do đó, việc lạm dụng có thể gây ra tình trạng chóng mặt, hoa mắt, khó chịu và mệt mỏi; đồng thời có nguy cơ ngộ độc cao, đặc biệt là các cơ quan như phổi, dạ dày, tim, ruột…

Các đối tượng chống chỉ định với lá đinh lăng bao gồm:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
  • Người dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần có trong lá đinh lăng
  • Người có vấn đề về đường huyết
  • Người đang sử dụng các loại thuốc hỗ trợ khác

Ngoài ra, nếu có ý định sử dụng lâu dài, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn cao để đảm bảo sử dụng an toàn, hiệu quả nhất.

6. Có nên dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ hay không?

Theo Đông y, hương vị lá đinh lăng rất nhạt, hơi đắng, mang tính bình, có tác dụng an thần và điều trị mất ngủ hiệu quả. Một số thành phần có trong lá như saponin, tanin, glycosid… cũng hỗ trợ chống oxy hóa, chống viêm, làm tăng mức độ dẫn truyền của thần kinh. Khi mức độ dẫn truyền tăng, bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ và ngủ sâu giấc hơn, khi thức dậy sẽ cảm thấy tỉnh táo.

Các thành phần trong lá đinh lăng có khả năng cải thiện triệu chứng mất ngủ 
Các thành phần trong lá đinh lăng có khả năng cải thiện triệu chứng mất ngủ 

7. Huyết áp cao có uống được lá đinh lăng không?

Lá đinh năng có khả năng hỗ trợ điều trị và cải thiện bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên, nếu đang điều trị bệnh lý bằng thuốc hoặc có vấn đề bất thường về sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào, bao gồm cả lá đinh lăng.

8. Một số lưu ý khi dùng lá đinh lăng

Để phát huy tốt nhất hiệu quả từ loại dược liệu này, bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Cân nhắc liều lượng phù hợp, không sử dụng kéo dài hay quá lạm dụng.
  • Không cho trẻ em uống nước lá đinh lăng để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tim mạch do các hệ cơ quan chưa phát triển hết.
  • Dùng lá đinh lăng có nguy cơ bị ngộ độc, đặc biệt là phổi, gan, dạ dày, tim ruột…
  • Thai phụ trong ba tháng đầu không nên uống lá đinh lăng do có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không chắc chắn bạn đã có được câu trả lời cụ thể bên trên. Lá đinh lăng là một lại dược liệu tự nhiên lành tính, mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, những bài thuốc dân gian từ lá đinh lăng cần thời gian để thẩm thấu và phát huy công dụng, đồng thời phải kết hợp cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý mới giúp hỗ trợ cải thiện bệnh lý hiệu quả.

BÀI LIÊN QUAN