Sức khoẻ Dinh Dưỡng

Uống nước lá cúc tần có tác dụng gì? Bài thuốc dược liệu chữa bách bệnh

Caitlin Trang

Uống nước lá cúc tần có tác dụng gì? Có thể thấy, đây là một loại cây mọc hoang dại rất đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết loại cây này còn là một loại dược liệu quý có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị bệnh vẫn được lưu truyền cho đến nay.

Tìm hiểu về cây cúc tần

Trước khi tìm hiểu lời giải đáp cho câu hỏi uống nước lá cúc tần có tác dụng gì, bạn cùng tìm hiểu và điểm qua những thông tin cơ bản nhất của loại cây cúc tần qua nội dung dưới đây.

Cây cúc tần là gì?

Cây cúc tần có tên tiếng Anh Pluchea indica, là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loại cây này còn có những tên gọi khác như cây từ bi, đại bi, đại ngải, băng phiến ngải,...

Cây cúc tần có nguồn gốc từ các vùng của châu Á, châu Úc và phổ biến ở các đảo Thái Bình Dương. Ngoài ra, cây thường phát triển ở các môi trường sống ven biển như đầm lầy, rừng ngập mặn.

Đặc điểm cơ bản cây cúc tần

Cúc tần là loại cây bụi phân nhánh cao tới 2 mét, phiến lá có hình bầu dục, không quá mỏng và thường có một lớp lông mịn. Hoa cúc tần có mùi hương nhẹ nhàng, thoang thoảng trong không khí và thường mọc thành chùm màu tím. Ở Việt Nam, cây hoa cúc phân bố ở các tỉnh phía Bắc như Nghệ An, Ninh Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hòa Bình,...

Cây cúc tần có phiến lá hình bầu dục và một lớp lông mịn ở trên bề mặt
Cây cúc tần có phiến lá hình bầu dục và một lớp lông mịn ở trên bề mặt

Những bộ phận cây hoa cúc thường được sử dụng làm dược liệu

Cây hoa cúc có thể được thu hoạch vào bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng tốt nhất là vào mùa hè hoặc mùa thu. Bộ phận thường dùng trong dược liệu là rễ, lá và thân bởi những bộ phận này thường chứa các chất dinh dưỡng có lợi như axit chlorogenic, vitamin C, tinh dầu và một số hợp chất khác.

Uống nước lá cúc tần có tác dụng gì?

Với vô số các chất dinh dưỡng có lợi, cúc tần luôn có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo một số tác dụng sau đây của nước lá cúc tần trước khi uống.

Chữa ho khan, ho có đờm

Một trong những tác dụng hữu ích của nước lá cúc tần đó là chữa ho rất hiệu quả. Bạn chỉ cần chuẩn bị 50g lá chanh, 200g lá cúc, rễ cây xương rồng 100g, củ sả 100g, khoai môn 50g. Sau đó, bạn hãy đem tất cả nguyên liệu thái nhỏ, đun sôi với 500ml cho đến khi vàng và uống ngày 2 lần.

Uống nước lá cúc tần có tác dụng gì? Bài thuốc chữa bệnh ho siêu hay
Uống nước lá cúc tần có tác dụng gì? Bài thuốc chữa bệnh ho siêu hay

Chữa cảm sốt

Lá cúc tần cũng được xem là một loại dược liệu hay để chữa cảm sốt trong Đông Y hiện nay. Bạn chỉ cần chuẩn bị một chút lá đinh lăng, lá và rễ cúc tần, rễ bưởi, cam thảo mỗi loại 20g, đun sôi lấy nước uống mỗi ngày 1 cốc 200ml. Sau khoảng 1 tuần, bạn sẽ thấy công dụng hiệu quả của việc uống nước lá cúc tần.

Chữa viêm phế quản

Bên cạnh việc uống nước sắc, nấu cháo lá cúc cũng là một bài thuốc chữa trị viêm phế quản hiệu quả mà bạn cũng nên tham khảo qua. Bạn hãy chuẩn bị 20g lá cúc, 3g gừng và thịt lợn băm, sau đó bạn cần sơ chế kỹ các nguyên liệu này rồi cho vào nấu cháo, chia làm 3 phần ăn trong ngày.

Chữa ghẻ

Một trong những câu trả lời uống nước lá cúc tần có tác dụng gì mà nhiều người thường mong đợi nhất đó là cải thiện làn da, đặc biệt chữa ghẻ lở rất hiệu quả. Nếu bị ghẻ, bạn hãy rửa sạch lá cúc tươi, ngâm nước muối, giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị ghẻ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đun sôi lá cúc để tắm hàng ngày. Điều này sẽ giúp làn da cơ thể trở nên mịn màng hơn.

Chữa chứng bí tiểu

Việc uống lá cúc tần hằng ngày sẽ giúp tăng cường chức năng thận, lợi tiểu. Bạn hãy chuẩn bị khoảng 100g lá cúc tươi hoặc 40g lá cúc khô rửa sạch, đun sôi rồi uống thay cho nước lọc. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc với bác sĩ về liều lượng nếu mắc phải các bệnh lý.

Uống nước lá cúc tần giúp tăng cường chức năng thận cũng như chữa chứng bí tiểu
Uống nước lá cúc tần giúp tăng cường chức năng thận cũng như chữa chứng bí tiểu

Chống nọc độc rắn

Bên cạnh các câu trả lời uống nước lá cúc tần có tác dụng gì, lá cúc tần còn được dùng làm dược liệu ngăn ngừa nọc độc rắn. Trong rễ hoa cúc có chứa nhiều chất có tác dụng vô hiệu hóa sự xâm nhập của nọc rắn như vipera russelli, chúng sẽ làm giảm biến chứng chảy máu và nguy cơ tử vong cao do nọc rắn gây ra.

Dùng làm kháng khuẩn

Tinh dầu do lá hoa cúc tiết ra có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt một số loại nấm và vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, đây còn được coi là liệu pháp thay thế hiệu quả trong điều trị bệnh kiết lỵ và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Chống oxy hóa

Theo các chuyên gia, cúc tần chứa lượng lớn các dướng chất, đặc biệt giàu hoạt chất chống viêm và chống oxy hóa. Do đó, uống nước lá cúc tần có công dụng hữu ích như chống lão hoá, cải thiện làn da, ngăn ngừa mụn trứng cá,...

Bảo vệ gan

Ngoài những công dụng trên, rễ cúc tần còn chứa các chất có khả năng ức chế gây sưng và phù nề gan. Bạn chỉ cần sắc 100g rễ cúc tần và đun sôi với 500ml nước, uống khoảng 100ml mỗi ngày sẽ giúp gan được thải độc.

Uống nước lá cúc tần giúp ngăn ngừa các triệu chứng sưng và phù nề gan
Uống nước lá cúc tần giúp ngăn ngừa các triệu chứng sưng và phù nề gan

Chống ung thư

Chiết xuất từ ​​rễ hoa cúc còn có tác dụng ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các tế bào ác tính gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Ngoài ra, rễ và lá cúc tần còn cung cấp các thành phần giúp ức chế các hoạt động của tế bào ung thư.

Lưu ý khi uống nước lá cây cúc tần chữa bệnh

Dù đã biết được đáp án uống nước lá cúc tần có tác dụng gì nhưng bạn cũng nên lưu ý một số điều khi sử dụng loại lá này để chữa bệnh như sau:

  • Sử dụng đúng cách: Liều lượng khuyến cáo cho dược liệu là 100 – 200g ở dạng thuốc sắc để uống.
  • Cần tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế: Trước khi sử dụng hoa cúc hay bất kỳ cây thuốc nào khác, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để đảm bảo an toàn và biết cách sử dụng đúng cách, tránh phản ứng với các loại thuốc khác.
  • Ghi nhớ nhóm đối tượng không nên uống: Các nhóm đặc biệt như phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ không nên sử dụng lá cúc tần để chữa bệnh. Tốt nhất, bạn không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nếu không có sự đồng ý của bác sĩ.

Cây cúc tần mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Hiện nay, nhờ những công dụng thần kỳ của hoa cúc trong y học nên dược liệu này được trồng với quy mô lớn. Bạn có thể tìm mua hoa cúc tại các hiệu thuốc, cơ sở chuyên bán cây thuốc Đông Y với mức giá khoảng 150.000 – 200.000 đồng cho 1kg cúc tần khô.

Cúc tần khô 1kg có giá dao động từ 150.000 - 200.000 đồng
Cúc tần khô 1kg có giá dao động từ 150.000 - 200.000 đồng

Những món ăn ngon được làm từ lá cúc tần

Ngoài các công dụng đã biết trong quá trình tìm hiểu uống nước lá cúc tần có tác dụng gì, hoa cúc tần còn được sử dụng phổ biến trong đời sống, chế biến món ăn. Lá cúc tần cũng góp phần làm cho món ăn thêm đậm đà hương vị cũng như tăng giá trị chữa bệnh như một vị thuốc hữu hiệu.

Cá kho lá cúc tần

Đây là món ăn khá quen thuộc ở vùng quê Tây Nam Bộ. Khi om cá, bạn nên chọn những lá cúc có độ tươi vừa phải và xếp chúng ở đây nồi để tạo hương vị cũng như tránh làm cá bị cháy. Món ăn thơm mùi lá cúc tạo nên hương vị rất riêng biệt nhưng vẫn lôi cuốn người ăn.

Bạn có thể tham khảo cách nấu món ngon chuẩn vị miền Tây:

  • Bước 1: Cá đem đi rửa, để ráo. Lưu ý, với món ăn này bạn nên chọn các loại cá ngọt để tạo hương vị thơm ngon nhất.
  • Bước 2: Lá cúc tần nhặt lấy phần lá non rửa sạch, để ráo.
  • Bước 3: Bạn xếp lá cúc tần ở phía dưới đáy nồi rồi cho cá ở trên, đậy nắp và nấu với lửa nhỏ khoảng 30 phút là hoàn thành.
Cá kho lá cúc tần là món ăn quen thuộc của vùng quê Tây Nam Bộ
Cá kho lá cúc tần là món ăn quen thuộc của vùng quê Tây Nam Bộ

Nấu cháo thịt lợn cùng lá cúc tần

Đây là món ăn thích hợp với người mới khỏi bệnh, nó cung cấp nhiều dưỡng chất giúp họ nhanh chóng phục hồi sức khỏe mà còn rất dễ ăn. Để chế biến món ăn này, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm lá cúc, gạo, thịt nạc băm nhỏ và gừng tươi. Bạn sơ chế các nguyên liệu và cho tất cả vào nồi nấu cháo, đun nhỏ lửa cho đến khi cháo đặc lại thì thêm gia vị là có thể dùng ngay.

Tham khảo các bước chế biến chi tiết cực đơn giản:

  • Bước 1: Lá cúc tần rửa sạch, để ráo. Gừng gọt vỏ, thái nhỏ.
  • Bước 2: Nấu 300ml nước với 1 chén gạo và cho gừng thái nhỏ vào cùng.
  • Bước 3: Nấu cho đến khi cháo nhuyễn, bạn cho thịt nạc băm nhỏ vào đảo đều tay và nêm gia vị cho vừa ăn.
  • Bước 4: Khi thịt nạc băm đã chính, bạn tiếp tục cho lá cúc tần vào nấu thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp.

Qua những thông tin được chia sẻ, bạn chắc hẳn cũng phải ngạc nhiên khi biết được các đáp án uống nước lá cúc tần có tác dụng gì. Nhìn chung, đây được xem là loại thảo dược chữa bách bệnh mang lại hiệu quả cao trong Đông Y và được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trước khi sử dụng nguyên liệu này, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

Lưu ý: Thông tin mang tính tham khảo, tổng hợp, cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng.

BÀI LIÊN QUAN