Sức khoẻ Dinh Dưỡng

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng giàu dinh dưỡng, tăng cân "vù vù"

Caitlin Trang

Việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng vừa bổ sung đầy đủ dinh dưỡng vừa để trẻ làm quen với các loại thức ăn đặc là điều không hề dễ dàng. Để làm được điều này, cha mẹ cần chuẩn bị nền tảng kiến thức cũng như nắm vững một số lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng.

Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng cha mẹ nên biết

Trong quá trình xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 – 7 tháng tuổi, cha mẹ cần nắm vững một số nguyên tắc dưới đây.

Các mẹ không được cho trẻ bỏ bú hoàn toàn, vì sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất với bé trong năm đầu tiên cuộc đời. Do đó, khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm các mẹ vẫn duy trì cho bú sữa mẹ mỗi ngày từ 600 – 800ml.

Để tránh làm gan thận phải làm việc quá tải, các mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều thịt, trứng, cá,…

Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng
Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng

Khi tiến hành chế biến đồ ăn dặm cho trẻ, bạn cần giữ nguyên bản vị món ăn và không nên thêm gia vị. Điều này nhằm giúp trẻ phát triển vị giác vừa cảm nhận trọn vẹn hương vị món ăn và tập thói quen ăn nhạt có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là thận của trẻ.

Trong quá trình chế biến các món ăn dặm, cha mẹ có thể thêm chất béo nhưng cần phải cân đối và không nên lạm dụng. Đồng thời, các mẹ cũng cần cung cấp một thực đơn ăn dặm đa dạng và đầy đủ các nhóm thức ăn, dưỡng chất gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin cùng khoáng chất và chất xơ.

Lượng thức trong thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng cần phải phù hợp với cân nặng. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng trẻ ăn quá no gây cảm giác chán ăn và dẫn đến lười ăn.

Để thay đổi khẩu vị cho trẻ, các mẹ hãy cho bé ăn các loại rau củ luộc hầm nhừ để trẻ làm quen dần với các món ăn, tập cắn mút và cầm nắm.

Cần lưu ý những gì khi cho trẻ ăn dặm vào 7 tháng tuổi?

Khi tiến hành cho trẻ ăn dặm vào 6 – 7 tháng tuổi, các mẹ cần lưu ý những điểm dưới đây.

Đầu tiên, các mẹ nên cho trẻ ăn dặm vào một khung giờ cố định. Điều này sẽ giúp bé bắt đầu làm quen với chế độ dinh dưỡng như vậy.

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng nên có khung giờ cố định
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng nên có khung giờ cố định

Trong quá trình cho bé ăn dặm, cha mẹ không nên ép ăn mà thay vào đó để trẻ ăn một cách tự nhiên. Nếu như bé có dấu hiệu không muốn ăn thì ngừng việc cho ăn dặm lại. Vì việc ép trẻ ăn sẽ dẫn tới tâm lý biếng ăn.

Khi áp dụng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng, cha mẹ nên quan sát xem trẻ có bị dị ứng với thức ăn hay không. Ngoài ra, các mẹ cũng cần thay đổi thường xuyên thực đơn ăn dặm để bé được trải nghiệm nhiều hương vị khác nhau cũng như hạn chế tình trạng chán ăn.

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi tăng cân hiệu quả

Thứ 2:

Cháo thịt nạc rau cải + nửa quả chuối + bú mẹ hoặc uống sữa công thức + cháo trừng gà + xoài xay + súp gà ngô non + sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Thứ 3:

Cháo thịt gà bí ngô + đu đủ xay + cháo sườn rau cải bó xôi + bơ xay + cháo đậu xanh + uống sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Thứ 4:

Cháo óc heo bồ ngót + nửa quả chuối + cháo cá rau củ + xoài xay + súp bí ngô + sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Thứ 5:

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi ngày thứ 5 gồm cháo cá hồi cải bó xôi + đu đủ xay + bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức + cháo cá rau củ + sữa chua + súp trứng gà + sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Thứ 6:

Cháo thịt bò rau cải + nửa quả hồng xiêm chín + uống sữa mẹ hoặc sữa công thức + cháo thịt nạc bí ngòi + xoài xay + súp gà đậu bắp + sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Thứ 7:

Cháo trứng gà cà rốt + táo xay + bú sữa mẹ hoặc sữa công thức + cháo thịt nạc rau dền + đu đủ xay + cháo thịt gà đậu đỏ + uống thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức trước khi ngủ.

Chủ nhật:

Cháo tôm rau mồng tơi + nửa quả hồng xiêm chín + bú mẹ hoặc uống sữa công thức + cháo lươn bí đỏ hạt sen + xoài xay + súp bí đỏ + sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 7 – 8 tháng tuổi tăng cân hiệu quả
Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 7 – 8 tháng tuổi tăng cân hiệu quả

Cha mẹ nên cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm như thế nào là đúng khoa học?

Trẻ 7 tháng tuổi là thời điểm bắt đầu khám phá ẩm thực của riêng bản thân. Vì thế, những thành phần dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng ở từng bữa cần được tính toán và lựa chọn kỹ càng. Dưới đây là những thực phẩm cần có ở chế độ dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi như sau:

Thực phẩm giàu chất sắt

Thực phẩm giàu chất sắt cần phải có trong thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng vì chúng là nguyên liệu cấu thành nên tế bào máu. Nếu như không cung cấp đủ sẽ dẫn tới cơ thể trẻ dễ dàng hấp thụ chì từ đường tiêu hóa dẫn đến ngộ độc chì. Những thực phẩm giàu chất sắt cha mẹ nên thêm vào thực đơn ăn dặm cho trẻ như thịt đỏ, rau xanh, ngũ cốc,…

Thực phẩm giàu chất kẽm

Trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng sẽ không thể bỏ qua thực phẩm giàu chất kẽm. Vì nhóm thực phẩm này có tác dụng tăng cường sức đề kháng giúp trẻ chống chọi lại tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Một số thực phẩm giàu chất kẽm như tôm, thịt bò, gà,…các mẹ nên cho thêm vào thực đơn ăn dặm cho trẻ.

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C đóng vai trò quan trọng giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ bị lở loét hay nhiễm trùng niêm mạc. Do đó, trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi cũng nên thêm một số thực phẩm giàu vitamin C như dâu tây, xoài, cam, quýt,…

Trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi cũng nên thêm một số thực phẩm giàu vitamin C
Trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi cũng nên thêm một số thực phẩm giàu vitamin C

Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A có vai trò giúp trẻ có đôi mắt sáng, thông minh và tinh anh. Vì thế, trong thực đơn ăn dặm cho trẻ ở độ tuổi này sẽ không thể thiếu những thực phẩm giàu vitamin a như cà rốt, khoai lang, cá,…

Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D là thành phần quan trọng trong quá trình tăng trưởng hệ xương khớp của trẻ. Vì vậy, ngoài thường xuyên cho trẻ ra ngoài chơi để tiếp xúc ánh nắng mặt trời thì cha mẹ cần bổ sung thêm một số thực phẩm giàu vitamin D trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng như ngũ cốc, sữa bò, cá ngừ, sữa chua,…

Thực phẩm giàu omega-3

Trẻ 7 tháng tuổi đang ở giai đoạn não bộ phát triển ngày càng lớn cho nên cần bổ sung thực phẩm giàu omega-3. Cha mẹ nên thường xuyên nấu cháo hoặc xay nhuyễn các thực phẩm giàu dưỡng chất này như hạt óc chó, cá da trơn, cá biển,… trong thực đơn ăn dặm cho trẻ ở giai đoạn này.

Các loại thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng theo Viện dinh dưỡng Trung Ương

Giờ

Thứ 2, 4

Thứ 3, 5

Thứ 6, Chủ nhật

Thứ 7

6h

Bú mẹ hoặc Sữa ngoài:150-200ml

9h

Bột thịt lợn

Bột thịt gà

Sữa bột

Bột trứng

10g thịt lợn nạc

10g thịt gà

3 thìa sữa bột

Trứng gà: 1/2 lòng đỏ

Bột gạo: 10g

Dầu ăn: 5g

Rau lá xanh: 1 thìa cà phê

10h

Chuối-tiêu: 1/3 quả

Đu đủ: 50g

Hồng-xiêm:1/3 quả

Xoài: 50g

11h

Bú mẹ

14h

Sữa bột

Bột thịt lợn

Bột thịt gà

Sữa bột

3 thìa sữa bột

10g thịt lợn nạc

10g thịt gà

2 thìa sữa bột

Bột gạo 10g

Dầu ăn 5g

1 thìa rau lá xanh

16h

Nước cam

18h

Bú mẹ hoặc Sữa ngoài: 150-200ml

Thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng theo kiểu truyền thống

Thứ

Món ăn

Thứ 2

Cháo mịn bí đỏ, sữa

Thứ 3

Cháo mịn đậu xanh, bắp cải

Thứ 4

Cháo mịn trứng, cà chua

Thứ 5

Khoai lang nghiền, rau cải

Thứ 6

Cháo mịn cà rốt, súp lơ

Thứ 7

Súp khoai tây sữa, đậu

Chủ Nhật

Cháo bí đỏ, cải xoăn

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 - 7 tháng tuổi kiểu Nhật

Thứ

6 giờ

10 giờ

14 giờ

18 giờ

Thứ 2

Ăn sữa

Cháo lòng đỏ trứng + súp lơ trắng

Táo trộn khoai lang nghiền

Ăn sữa

Thứ 3

Cháo lòng đỏ trứng + súp cà rốt

Sữa dầm dâu tây

Thứ 4

Cải bó xôi luộc khoai tây trộn lòng đỏ trứng

Chuối trộn sữa

Thứ 5

Cháo gà + bắp cải luộc

Chuối và bơ nghiền

Thứ 6

Thịt gà sốt khoai tây

Dưa hấu nghiền

Thứ 7

Mì gà+ cà chua + rau cải thảo

Kiwi nghiền

Chủ nhật

Súp khoai lang + rau cải bó xôi

Táo hấp nghiền

Những sai lầm phổ biến khi nấu cháo ăn dặm cho bé

Trong quá trình nấu cháo ăn dặm cho bé, rất nhiều mẹ mắc phải những sai lầm điển hình như:

Thường xuyên cho cà rốt cùng khoai tây nghiền vào cháo

Khoai tây và cà rốt là thực phẩm chưa bột đường, hàm lượng vitamin của chúng không bằng nhau. Để bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho trẻ, cha mẹ cần thường xuyên thay đổi thực ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi.

Lạm dụng máy sinh tố

Trong quá trình ăn dặm của bé sẽ đi từ ăn bột loãng tới sệt dần, cháo nhuyễn đến bột đặc hoặc cháo nguyên hạt. Tại mỗi lần chuyển tiếp giữa các chế độ ăn sẽ có tình trạng trẻ nôn nói nhưng sau đó sẽ quen dần. Vì thế, cha mẹ tránh lạm máy say sinh tố trong quá trình chế biến đồ ăn dặm cho trẻ để tăng khả năng xử lý đồ ăn thô của bé.

Cha mẹ cần thường xuyên thay đổi thực ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi.
Cha mẹ cần thường xuyên thay đổi thực ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi.

Nấu cháo ăn dặm cho bé với nước xương hầm

Nước hầm xương chỉ không có chứa bất kỳ chất dinh dưỡng nào, nó chỉ có vị ngọt và tạo mùi thơm. Hơn thế nữa, chất béo có trong nước hầm xương cũng dễ khiến trẻ khó hấp thụ chất dinh dưỡng. Vì thế, các mẹ nên băm thịt nạc nấu cháo ăn dặm cho bé để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất nhất.

Không thêm dầu ăn vào thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng

Cả dầu thực vật lẫn dầu cá đều có tác dụng hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng và cung cấp năng lượng để trẻ hình thành các mô mỡ giúp điều hòa thân nhiệt. Vì thế, trong quá trình chế biến các món ăn dặm cho bé 7 tháng bạn nên thêm vào từ 1 đến 2 thìa dầu ăn.

Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan tới thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng. Hi vọng bài viết phần nào đã giúp cha mẹ có thêm nguồn kiến thức hữu ích trong nuôi dạy trẻ.

*Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

BÀI LIÊN QUAN