Tại sao thực đơn ăn uống lại quan trọng với người mắc tiểu đường?
Sở dĩ thực đơn ăn uống hàng ngày được xếp vào tiêu chí hàng đầu cần đặc biệt quan tâm với người mắc tiểu đường là bởi những lý do như sau.
Kiểm soát đường huyết
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường lại quan trọng là bởi nó có khả năng tác động trực tiếp tới mức đường huyết. Việc chọn lựa những thực phẩm chứa ít carbohydrate và đường sẽ giúp kiểm soát đường huyết ở mức ổn định cũng như tránh tình trạng tăng đột ngột sau khi ăn.
Quản lý cân nặng
Đối với người mắc tiểu đường sẽ cần phải duy trì cân nặng ổn định để kiểm soát tình trạng bệnh. Và việc xây dựng thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường một cách khoa học và hợp lý sẽ góp phần kiểm soát lượng calo, duy trì cân nặng lý tưởng cũng như giúp giảm nguy cơ tăng cân không kiểm soát.
Duy trì sức khỏe tim mạch tốt
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường cũng giúp giảm tình trạng gặp những biến chứng về tim mạch. Vì trong thực đơn ăn uống khoa học sẽ được điều chỉnh giảm lượng chất béo bão hòa và tăng cường vitamin, khoáng chất, chất xơ.
Ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm khác
Việc xây dựng thực đơn ăn uống cân đối và khoa học sẽ giúp kiểm soát các biến chứng tiểu đường như thận, tim mạch. Bên cạnh đó, điều này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch toàn diện cho cơ thể.
Nguyên tắc dinh dưỡng cần nhớ khi lên thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường
Lựa chọn tinh bột cẩn thận
Khi tiến hành xây dựng thực đơn cho người tiểu đường thì điều quan tâm hàng đầu đó chính là ưu tiên thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp và giàu chất xơ, đồng thời giảm tối đa mức tiêu thụ tinh bột tổng thể.
Đối với người mắc tiểu đường, thực phẩm có chỉ số GI dưới 55% hoặc 40% là lý tưởng nhất. Bên cạnh đó, thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường cần kết hợp thực phẩm có GI cao cùng GI thấp sẽ giúp giảm thiểu tác động tới lượng đường trong máu.
Cân bằng chất đạm
Người mắc tiểu đường mỗi ngày nên tiêu thụ từ 1 – 1,5g protein. Những nguồn protein chất lượng cao như cá, trứng, thịt nạc, đậu phụ hay các loại đậu là lựa chọn lý tưởng. Việc cân bằng chất đạm trong cơ thể sẽ giúp duy trì khối lượng cơ bắp và thức đẩy cảm giác no cũng như hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Vì thế, trong thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường cần cân bằng lượng protein với các chất dinh dưỡng khác.
Chọn chất béo tốt
Người bệnh tiểu đường nên ưu tiên những thực phẩm giàu axit béo không bão hòa. Những nguồn chất béo tốt nên cho vào thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường phải kể đến như dầu oliu, dầu mè, dầu lạc hoặc mỡ cá. Nguồn chất béo này vừa hỗ trợ duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định vừa cải thiện độ nhạy insulin. Tuy nhiên, bạn cần chú ý tới khẩu phần ăn để kiểm soát lượng calo tổng thể bởi chất béo chứa khá nhiều calo.
Tăng cường chất xơ trong thực đơn ăn uống hàng ngày
Việc tăng cường bổ sung chất xơ trong thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường là điều cực kỳ cần thiết. Vì thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa khỏe mạnh, điều chỉnh lượng đường trong máu và tạo cảm giác no. Những loại rau củ tốt cho người tiểu đường như măng tây, bông cải xanh, cần tây, su hào, bắp cải,… vì chúng có hàm lượng chất xơ cao. Ngoài ra, người bệnh tiểu đường có thể đưa vào thực đơn ăn uống hàng ngày các loại đậu, hạt và ngũ cốc nguyên hạt.
Những sai lầm phổ biến khi lên thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường
Kiêng hoàn toàn đồ ngọt
Tuy đồ ngọt chứa nhiều đường sẽ dẫn tới làm nồng đồ đường trong máu tăng đột ngộ nhưng không có nghĩa người bệnh tiểu đường kiêng hoàn toàn. Thay vào đó, người bệnh cần lựa chọn thực phẩm và điều chỉnh liều lượng phù hợp.
Theo khuyến cáo của bác sĩ, người tiểu đường chỉ nên ăn một chút đồ ngọt khi có dấu hiệu hạ đường huyết để ổn định. Trong thực đơn ăn uống hàng ngày cho người tiểu đường sẽ có mật ong, nước sốt cà chua hay trái cây và chúng đã chứa đường. Vậy nên, người bệnh cần tính toán lượng đường trong từng món ăn để bổ sung hợp lý.
Kiêng hoàn toàn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao
Thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2 không nên kiêng hoàn toàn thực phẩm có đường huyết cao GI trên 70 mà thay vào đó là hạn chế. Vì khi xây dựng thực đơn còn cần chú ý tới chỉ số tải đường huyết GL. Ví dụ như chỉ số GI của dưa hấu là 72 nhưng GL chỉ là 5, còn bánh quy lại có GL khoảng 55 thì rõ ràng việc lựa chọn bổ sung lượng dưa hấu phù hợp là tốt cho người mắc tiểu đường.
Kiêng ăn hoa quả
Việc kiêng ăn hoa quả trong quá trình lên thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường là một sai lầm nhiều người mắc phải. Bởi đa phần các loại hoa quả có chỉ số GI thấp tới trung bình cho nên người bệnh tiểu đường vẫn nên ăn một lượng phù hợp. Hơn nữa, hoa quả cũng giúp cung cấp chất xơ và vi khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
Ăn các loại thực phẩm không có đường
Có thể thực phẩm không chứa đường sở hữu lượng đường chưa tới 0,5g nhưng lượng tinh bột hoặc calo này vẫn nằm ở mức cao. Và tất nhiên sau khi tiêu thụ vẫn có thể làm tăng lượng đường trong máu lên nhanh chóng. Vì thế, người bệnh tiểu đường không nên tiêu thụ quá nhiều loại thực phẩm này.
Không bổ sung thịt
Đa phần người mắc tiểu đường cho rằng việc ăn thịt sẽ không tốt cho huyết áp và tim mạch. Tuy nhiên, thịt lại là nguồn cung cấp chất đạm cùng những dưỡng chất khác cho cơ thể. Việc không bổ sung thịt có thể khiến người bệnh thiếu chất đạm dẫn tới duy giảm sức đề kháng. Bởi vậy, khi xây dựng thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường bạn cần bổ sung cả rau xanh lẫn thịt để không làm thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng như hạn chế nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Ăn ít hoặc bỏ bữa chính
Người bệnh tiểu đường bị giảm khả năng điều hòa nồng độ Glucose trong cơ thể cho nên việc ăn ít hay bỏ bữa chính có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết. Vậy nên, khi lên thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường cần lưu ý lượng thức ăn hợp lý ở mỗi bữa và nên chia nhỏ bữa ăn, đồng thời tuyệt đối không bỏ bữa.
Những lưu ý khi xây dựng thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường
Lượng tinh bột vừa phải
Khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường, bạn cần tính toán lượng tiêu thụ tinh bột sao cho ở mức vừa phải. Mục tiêu là khoảng 50 - 60% lượng tinh bột so với người không mắc tiểu đường. Điều này giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến và sẽ duy trì ở mức ổn định.
Hạn chế tiêu thụ trứng
Người mắc tiểu đường không nên tiêu thụ 2 quả trứng mỗi tuần. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tránh các loại đồ ăn nhanh và thực phẩm đóng hộp như thịt nguội, xúc xích hay pate.
Chú trọng trái cây và rau quả
Trong thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường cần chú trọng việc ăn nhiều trái cây và rau củ để cung cấp các loại khoáng chất, vitamin cùng chất xơ thiết yếu. Người bệnh nên ưu tiên các loại trái cây ít đường như táo, dâu tây, cam, lê, dứa,… vì chúng ít tác động tới lượng đường trong máu.
Thực hiện phương pháp nấu ăn lành mạnh
Trong quá trình chế biến món ăn cho người bệnh tiểu đường, bạn nên áp dụng phương pháp nấu lành mạnh như hấp, luộc và hạn chế chiên xào, hầm. Cách chế biến này sẽ lưu giữ hàm lượng dinh dưỡng và giảm lượng chất béo không lành mạnh.
Chọn nguồn protein nạc
Thịt nạc và cá là nguồn protein lành mạnh đối với người mắc tiểu đường. Đặc biệt khi kết hợp cá vào thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2 lại càng tốt, vì nó cung cấp axit béo omega-3 có lợi và hạn chế các biến chứng liên quan tới tim mạch.
Hạn chế thịt nội tạng
Người bệnh tiểu đường nên hạn chế tiêu thụ thịt nội tạng động vật vì chúng chứa nhiều cholesterol và chất béo không lành mạnh.Thay vào đó, người bệnh nên chọn thịt nạc và thịt gia cầm để cung cấp protein tốt mà không ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Hạn chế ăn muối
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường cũng cần duy trì chế độ ăn ít muối và hạn chế sử dụng các loại gia vị mặn trong nấu ăn như nước mắm, dưa chua.
Hoạt động thể chất thường xuyên
Ngoài xây dựng thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường một cách khoa học thì cũng cần chú trọng tới hoạt động thể chất. Vì điều này sẽ giúp quản lý sức khỏe tổng thể và hạn chế tình trạng bệnh diễn biến xấu.
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?
Thực phẩm người tiểu đường nên ăn
Các loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, khoai củ, hạt,… là thực phẩm nhóm đường bột mà người tiểu đường nên ăn và thay thế cho cơm trắng.
Thực phẩm nhóm chất đạm lành mạnh như thịt nạc, cá, thịt gia cầm không da và các loại đậu cũng nên có mặt trong thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường. Ngoài ra, một số thực phẩm có chất béo không bão hòa cũng nên có trong thực đơn ăn uống cho người bệnh như dầu đậu nành, dầu cá, dầu oliu,..
Đặc biệt, người bệnh tiểu đường cũng cần ưu tiên ăn nhiều rau để bổ sung chất xơ, hỗ trợ giảm đường huyết. Một số thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như bắp cải, bông cải xanh, cải bó xôi, cần tây,… người bệnh nên chọn bổ sung. Trong thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường cung cần tiêu thụ các loại hoa quả có chỉ số đường huyết thấp như đào, dứa, bưởi, cam, dâu tây, táo,…
Các loại thực phẩm người btiểu đường nên kiêng
Người bệnh tiểu đường nên kiêng ăn nhóm thực phẩm giàu tinh bột hấp thụ nhanh như bánh mì trắng, cơm trắng, bột sắn dây,… Những loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa và cholesterol như nội tạng, mỡ động vật, dầu dừa, phô mai, kem,… người bệnh nên tránh ăn. Ngoài ra, trong thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường cũng cần tránh tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường như kem, kẹo, nước ngọt, hoa quả sấy, bánh ngọt,…
Gợi ý thực đơn hàng ngày cho người tiểu đường vừa ngon vừa đủ chất
Bữa sáng
Người bệnh tiểu đường có thể ăn các món mì, bún hoặc phở với liều lượng khoảng 100g bún/mì/phở, 100g các loại thịt như bò, gà, heo, cá, cua, tôm… và các loại rau ăn kèm.
Bữa trưa cho người tiểu đường
Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường có bữa trưa cần cung cấp tinh bột, chất xơ và chất đạm với 1 chén cơm gạo lứt, ¼ chất đạm từ canh trứng cà chua và khổ qua xào tôm cùng ½ chất xơ của các món rau củ như cà tím, khổ qua.
Bữa tối cho người tiểu đường
Trong thực đơn bữa tối hàng ngày cho người tiểu đường bạn có thể lựa chọn ¼ tinh bột từ ⅔ chén cơm gạo lứt, ¼ chất đạm từ thịt trong món canh khổ qua nhồi thịt và ½ chất xơ của món đậu hũ kho, khổ qua cùng với ½ quả cam tươi.
Bật mí thực đơn 7 ngày cho người bị tiểu đường đủ chất, ngăn ngừa biến chứng
Thứ |
Món ăn |
Thứ Hai |
Sáng: Phở gà, trái cây Trưa: 1 bát con cơm, canh bí đỏ nấu thịt, cá kho, đậu phụ và trái cây |
Thứ Ba |
Sáng: Bánh cuốn, trái cây |
Thứ Tư |
Sáng: Bún thang |
Thứ Năm |
Sáng: Bánh mì nâu, trái cây |
Thứ Sáu |
Sáng: Hủ tiếu, trái cây |
Thứ Bảy |
Sáng: Cháo đậu đỏ |
Chủ Nhật |
Sáng: Bún bò Huế Chiều: Sữa chua ít đường |
Hiện nay, người bệnh tiểu đường có thể chung sống hòa bình với bệnh nếu như áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực đơn ăn uống khoa học và thực hiện lối sống lành mạnh. Hi vọng qua chia sẻ về thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường của VNtre đã giúp bạn có thểm thông tin hữu ích.
*Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.