Sức khoẻ

Cảnh giác trước tác hại của cốc nguyệt san nếu không biết sử dụng đúng cách

Nếu sử dụng sai cách, người dùng có thể gặp các tác hại của cốc nguyệt san như khó chịu bên trong âm đạo, tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa, vi khuẩn phát triển quá mức khi không được thay đúng giờ, vệ sinh sạch sẽ. Bên cạnh đó, phụ nữ đang đặt vòng, chưa quan hệ tình dục cũng có thể gặp tác dụng phụ khi dùng sản phẩm này.

1. Cốc nguyệt san là gì?

Cốc nguyệt san là một vật hình cốc được làm bằng silicone y tế không độc hại, không gây dị ứng và kháng khuẩn. Cốc được đưa vào âm đạo với miệng cốc hướng về phía lỗ cổ tử cung, để kinh nguyệt chảy thẳng vào cốc và không chảy ra ngoài.

Sau khi bạn đeo cốc nguyệt san vào lỗ cổ tử cung, nó sẽ tự mở ra. Sau khi xoay trái phải và kéo căng hoàn toàn đúng cách, một môi trường chân không siêu nhỏ sẽ được hình thành, đảm bảo kinh nguyệt không tiếp xúc với không khí bên ngoài, không tạo ra mùi hôi hoặc sinh sản vi khuẩn.

 Chiếc cốc nguyệt san được thiết kế vừa vặn với hình dáng của âm đạo
Chiếc cốc nguyệt san được thiết kế vừa vặn với hình dáng của âm đạo

2. Lợi ích của cốc nguyệt san 

Một số lợi ích mà bạn cần nắm rõ trước khi tìm hiểu tác hại của cốc nguyệt san, bao gồm:

2.1. Sạch và an toàn

Nhờ làm bằng silicon y tế lành tính cho da, được đặt trong âm đạo nên vi khuẩn không thể xâm nhập vào vùng kín.

2.2. Mang lại cảm giác thoải mái

Ở vùng giữa âm đạo chỉ có một số sợi dây thần kinh, nếu đặt cốc đúng vị trí tránh những dây này thì hầu như không có cảm giác đang mang một vật bên trong cơ thể.

Cốc nguyệt san trực tiếp hút kinh nguyệt nên người dùng sẽ không còn cảm giác ẩm ướt, tràn băng, nóng nực như bình thường. Điều này cũng giúp vi khuẩn phát triển hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.

2.3. Có thể theo dõi lượng kinh nguyệt

Nhiều phụ nữ nghĩ rằng nếu chảy kinh nguyệt liên tục và sử dụng nhiều băng vệ sinh như vậy thì phải mất rất nhiều máu. Trên thực tế, đó chỉ là ảo ảnh do sự hấp thụ và giãn nở của polyme băng vệ sinh. Nếu sử dụng cốc nguyệt san có cân, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy thể tích dùng trong những ngày đó chỉ tăng thêm tối đa 30-60 ml (một chai Yakult là 100 ml).

2.4. Không mùi

Sau khi kinh nguyệt chảy ra khỏi cơ thể, các ion sắt trong đó sẽ bị oxy hóa và tạo ra mùi kim loại khi tiếp xúc với không khí. Tuy nhiên, cốc nguyệt san sẽ hút chúng vào cốc, làm giảm sự tiếp xúc với oxy nên không gây ra mùi khó chịu.

 Silicone y tế làm cốc nguyệt san không chứa bất kỳ chất hóa học gây hại nào cho da
Silicone y tế làm cốc nguyệt san không chứa bất kỳ chất hóa học gây hại nào cho da

3. Những tác hại của cốc nguyệt san

Việc sử dụng cốc nguyệt san cũng có những nguy hiểm nhất định mà bạn cần đặc biệt lưu ý sau đây:

3.1. Tốn thời gian vệ sinh, có thể dẫn tới tích tụ vi khuẩn quá mức

Cốc nguyệt san rất dễ sử dụng nhưng không phải ai cũng thích và một trong những nguyên nhân là vì chúng gây tốn thời gian làm sạch. Bạn cần đổ cốc sau một thời gian sử dụng, được vệ sinh và lắp lại vào trong cơ thể, điều mà nhiều người quên khi bận rộn hoặc không có địa điểm phù hợp để thực hiện. Tác hại của cốc nguyệt san này có thể khiến vi khuẩn phát triển quá mức, gây hại cho cơ thể.

Một tình huống khác là nó có thể khiến bạn rơi vào tình huống xấu hổ khi ở trong nhà vệ sinh công cộng. Để tránh bị dính tay, quần áo hoặc phải đi vệ sinh, bạn có thể cân nhắc xem chiếc cốc có phù hợp với mình hay không.

3.2. Khó đưa vào dẫn tới việc đưa vào cơ thể sai cách

Âm đạo của nhiều phụ nữ rất hẹp nên việc đặt cốc nguyệt san với những người mới sử dụng khá khó khăn. Việc đeo sai cách có thể khiến cốc không phát huy lợi ích, thậm chí gây khó chịu bên trong vùng kín.

3.3. Nguy cơ nhiễm trùng cao

Vì cốc nguyệt san có thể tái sử dụng nên nếu không được vệ sinh, khử trùng đúng cách, vi khuẩn dễ dàng sinh sôi trong âm đạo. Tác hại của cốc nguyệt san này là nó có thể dẫn đến mất cân bằng độ pH, ngứa âm đạo, có mùi hôi và thậm chí là viêm nhiễm.

Mặc dù rất tiện lợi nhưng chúng ta không thể bỏ qua các tác hại của cốc nguyệt san kể trên. Do đó trước khi quyết định sử dụng cốc kinh nguyệt, phụ nữ nên kiểm tra xem tình trạng thực tế của mình hoặc hỏi ý kiến bác sĩ có phù hợp để sử dụng hay không.

 Sử dụng sản phẩm không được vệ sinh đúng cách có thể dẫn tới tác hại của cốc nguyệt san là viêm nhiễm phụ khoa
Sử dụng sản phẩm không được vệ sinh đúng cách có thể dẫn tới tác hại của cốc nguyệt san là viêm nhiễm phụ khoa

4. Hướng dẫn sử dụng cốc nguyệt san đúng cách

Dưới đây là hướng dẫn sử dụng cốc nguyệt san mang lại hiệu quả cao:

Chuẩn bị trước khi đặt:

  • Rửa sạch tay bằng xà phòng để tránh truyền vi khuẩn vào trong âm đạo.
  • Lấy chất bôi trơn chuyên dụng hoặc nước sạch thoa vào miệng cốc để cốc dễ dàng đi vào âm đạo mà không bị cọ xát, tạo cảm giác khó chịu.

Cách đưa cốc vào:

  • Gấp chặt miệng cốc làm đôi để tạo thành một hình cong chữ C, chữ V hoặc số 7.
  • Từ từ đưa cốc vào trong âm đạo, hướng phần cong lên phía trên.
  • Thả tay, xoay nhẹ cốc để miệng mở ra, lấp kín vào âm đạo, tránh bị rò rỉ.
 Đưa cốc nguyệt san vào âm đạo đúng cách để hạn chế viêm nhiễm
Đưa cốc nguyệt san vào âm đạo đúng cách để hạn chế viêm nhiễm

Cách lấy cốc nguyệt san ra khỏi âm đạo:

  • Ngồi xổm, dang rộng 2 chân, sử dụng 2 ngón trỏ và ngón cái cho vào âm đạo để tìm cuống cốc.
  • Nhẹ nhàng kéo cuống cốc cho tới khi chạm tới đáy cốc.
  • Chụm phần miệng cốc rồi từ từ kéo để đưa cốc ra ngoài.
  • Đổ kinh nguyệt trong cốc vào bồn cầu và xả nước.

Cách vệ sinh cốc nguyệt san sau khi ra khỏi âm đạo:

Bạn nên sử dụng chất tẩy rửa dạng lỏng nhẹ, không chứa dầu, không mùi thơm; ưu tiên những loại có tính axit (độ pH âm đạo là 3,8-4,5 bởi môi trường axit giúp cốc có khả năng tự làm sạch mạnh hơn).

Nhiều thương hiệu cốc nguyệt san hiện nay cũng tung ra thị trường các loại dung dịch vệ sinh phù hợp mà bạn có thể mua.

Lưu ý: Sau khi sử dụng cốc nguyệt san trong một thời gian dài, lỗ thông khí có thể bị ố màu hoặc có thể còn sót lại một lượng nhỏ cục máu đông. Trong trường hợp này, bạn có thể khử trùng bằng cách đun sôi trong bình nước, đảm bảo cốc nổi trên nước để không bị cháy. Tần suất: 2 lần/ tháng hoặc mỗi tháng một lần vào đầu/ cuối kỳ kinh.

 Người dùng cần vệ sinh sạch sẽ cốc nguyệt san sau mỗi lần dùng
Người dùng cần vệ sinh sạch sẽ cốc nguyệt san sau mỗi lần dùng

5. Những ai không nên sử dụng cốc nguyệt san?

Một số nhóm đối tượng dưới đây cần cân nhắc trước khi sử dụng để tránh các tác hại của cốc nguyệt san:

  • Người bị dị ứng với silicone: Vì cốc nguyệt san được làm bằng silicone nên nếu có bất kỳ dấu hiệu này cho thấy bạn cơ thể bạn không phù hợp với sản phẩm này, hãy dừng lại.
  • Cốc nguyệt san không phù hợp với những người chưa từng quan hệ tình dục: Vì màng trinh của con gái chỉ dày khoảng 1cm. Ngay cả khi bạn sử dụng cốc nguyệt san cẩn thận thì rất có thể sẽ làm hỏng màng trinh của bạn.
  • Phụ nữ đang sử dụng vòng tránh thai: Việc sử dụng cốc nguyệt san có thể trở nên không an toàn. Trong trường hợp này, bạn cần nói chuyện với bác sĩ sản/phụ khoa hoặc bác sĩ chăm sóc chính để tìm hiểu việc sử dụng cốc nguyệt san có phù hợp với mình hay không.

6. Cách chọn cốc nguyệt san phù hợp cho từng đối tượng

Người dùng cần chọn theo thứ tự chiều dài, đường kính, dung lượng của sản phẩm theo hướng dẫn của chuyên gia để tránh gặp phải các tác hại của cốc nguyệt san không đáng có, bao gồm:

  • Chiều dài cốc không được vượt quá chiều cao của cổ tử cung: Với phương pháp đo cổ tử cung, trong thời gian hết kinh, bạn đưa ngón tay vào âm đạo. Khi chạm vào bộ phận có kết cấu hơi giống chóp mũi thì đó chính là cổ tử cung. Độ sâu của ngón tay = chiều cao của cổ tử cung.
  • Đường kính cốc nên nằm trong khoảng 40-46mm: Nữ giới càng lớn tuổi, đã lấy chồng hoặc sinh con càng chọn đường kính lớn hơn.
  • Dung tích cốc nằm trong khoảng 15-30ml: Bởi thể tích kinh nguyệt hàng ngày của phụ nữ là khoảng 8-20+ ml. Dung tích cốc càng lớn thì số lần thay càng ít và sử dụng càng thuận tiện.
 Phụ nữ trẻ tuổi nên chọn cốc nguyệt san size nhỏ
Phụ nữ trẻ tuổi nên chọn cốc nguyệt san size nhỏ

7. Khi nào nên thay cốc nguyệt san?

Theo lời khuyên của các bác sĩ, dù thời gian sử dụng tối đa của cốc nguyệt san lên tới 10 - 12 tiếng thì nữ giới vẫn nên thay cốc sau 6 - 8 sử dụng để không gặp tác hại của cốc nguyệt san.

8. So sánh cốc nguyệt san với băng vệ sinh, tampon

Tham khảo bảng so sánh dưới đây, bạn sẽ hiểu rõ hơn lợi ích và tác hại của cốc nguyệt san so với các sản phẩm cùng tác dụng.

Băng vệ sinh

Tampon

Cốc nguyệt san

Chất liệu

Tơ nhân tạo, bông, có loại lành tính và có loại không.

Tơ nhân tạo, bông hay các loại vật liệu thấm hút khác, tuy nhiên có chất liệu an toàn nhưng cũng có chất liệu cũng khá nguy hiểm.

Chất liệu silicone y tế lành tính cho vùng nhạy cảm, hạn chế viêm nhiễm phụ khoa.

Sự an toàn

Không gây kích ứng cho cơ thể nếu sử dụng chất liệu tốt và ngược lại.

Nhưng nó hoạt động với cơ chế thấm hút cả kinh nguyệt và độ ẩm tự nhiên trong âm đạo, làm mất đi cân bằng pH, tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa, hội chứng sốc độc, mất cân bằng độ ẩm vùng kín do được đưa vào sâu trong âm đạo.

Có cơ chế hứng kinh nguyệt, không làm mất sự cân bằng pH, không gây mùi hay ngứa, giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Chi phí

Chi trả hàng tháng cho nhiều loại băng vệ sinh dùng hàng ngày, loại ban ngày, ban đêm, ngày nhiều, ngày ít…

Có thể sử dụng được 10 năm hoặc thậm chí lâu hơn nếu được bảo quản đúng cách, giúp bạn tiết kiệm hơn rất nhiều so với dùng băng vệ sinh.

Mức độ thân thiện với môi trường

Băng vệ sinh không thể bị phân hủy hoặc tái chế bởi 90% thành phần của chúng là nhựa gốc dầu mỏ, phải mất hơn 500 năm để phân hủy, chúng thường bị “vứt bỏ” hoặc đốt, chôn lấp, trôi dạt trên các bãi biển, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Có thể sử dụng nhiều lần mà không thải rác nhựa ra môi trường.

Có thể sử dụng nhiều lần mà không thải rác nhựa ra môi trường.

Việc tìm hiểu lợi ích và tác hại của cốc nguyệt san, cũng như tham khảo ưu nhược điểm của nó so với các loại sản phẩm cùng công dụng giúp phụ nữ dễ dàng đưa ra quyết định có nên chọn hay không. Cần lưu ý nếu nằm trong danh sách không nên sử dụng cốc hoặc phải cân nhắc ý kiến bác sĩ kể trên, hãy chọn phương án dùng băng vệ sinh, tampon thay thế.

BÀI LIÊN QUAN