Chạy bộ có tác dụng gì cho nữ giới và nam giới?
Chạy bộ có tác dụng gì là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Thực tế, chạy bộ là một bộ môn thể thao rất phổ biến và ai cũng có thể thực hiện được. Dù khá đơn giản nhưng nó mang lại hiệu quả rất cao đối với sức khỏe. Vậy chạy bộ có tác dụng gì cho nữ giới?
Chạy bộ có tác dụng gì cho nữ giới?
- Cải thiện sức khỏe hệ tim mạch: Chạy bộ sẽ kích thích việc hít thở của bạn và thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông đến các cơ quan được tốt hơn. Ngoài ra, còn giúp cải thiện tình trạng huyết áp và làm giảm lượng đường trong máu.
- Tiêu hao calo và mỡ thừa: Chạy bộ sẽ giúp cơ thể đốt cháy calo một cách hiệu quả và đánh bay mỡ thừa tích tụ trên cơ thể. Theo ước tính, trung bình mỗi một người sẽ đốt cháy khoảng 100kcal/km chạy bộ. Tùy theo thể lực, tốc độ, cân nặng,... của mỗi người mà lượng calo tiêu hao cũng sẽ khác nhau.
- Tốt cho các khớp: Chạy bộ có tác dụng gì cho xương khớp bạn biết không? Theo các chuyên gia, chạy bộ sẽ giúp giảm các nguy cơ về viêm khớp một cách đáng kể. Vì vậy, bạn không cần phải lo lắng khi tập bộ môn thể dục này.
- Giảm căng thẳng, stress: Chạy bộ sẽ kích thích cho cơ thể tiết ra lượng hormone endorphin có trong não. Loại hormone này sẽ giúp cho bạn có cảm giác hưng phấn và vui vẻ. Ngoài ra, chạy bộ thường xuyên còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về suy giảm trí nhớ.
- Tốt cho đôi mắt: Chạy bộ sẽ giúp cho máu được lưu thông tốt hơn và nuôi dưỡng mắt hiệu quả. Ngoài ra, chạy bộ còn giúp cho mắt sáng khỏe, có thể nhìn được ra xa với không gian rộng hơn.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư: Vậy chạy bộ có tác dụng gì đối với sức khỏe của nữ giới? Theo Viện Ung thư quốc gia Mỹ, chạy bộ sẽ giúp cho chị em phụ nữ tránh được các căn bệnh về ung thư hay bệnh phụ khoa. Không chỉ có vậy, việc chạy bộ mỗi ngày cũng giúp cho cơ thể tăng sức đề kháng, chống lại mọi bệnh tật.
- Giúp ngủ ngon hơn: Tập các bài tập dành cho cho tim mạch như chạy bộ sẽ giúp cho chúng ta ngủ nhanh và ngon hơn. Nguyên nhân là do quá trình tuần hoàn não được cải thiện đáng kể.
- Giúp tăng tuổi thọ: Nói về tuổi thọ, chạy bộ có tác dụng gì? Chạy bộ sẽ giúp cho các chị em phụ nữ cải thiện sức khỏe tổng thể, làm tăng sức đề kháng và giúp cho cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Nhờ vậy, tuổi thọ của các chị em cũng sẽ tăng.
Chạy bộ có tác dụng gì cho nam giới?
- Giảm cân và duy trì cân nặng: Không chỉ có nữ giới, việc chạy bộ thường xuyên cũng giúp cho nam giới cải thiện vóc dáng và duy trì cân nặng. Theo như ước tính, một người nam có cân nặng là 70kg nếu chạy với tốc độ khoảng 8km/h trong 30 phút thì một ngày có thể sẽ đốt cháy được khoảng 300 calo. Bên cạnh đó, cần phải lưu ý rằng, lượng calo đốt cháy của mỗi người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quãng đường, tốc độ, quãng đường, cân nặng...
- Tăng cơ bắp: Trong khi chạy bộ, cơ thể sẽ kích thích sản xuất ra lượng hormone tăng trưởng, qua đó giúp cho cơ thể được tăng cường sức mạnh và kích thước của các khối cơ bắp như chân, mông, đùi...
- Cải thiện chức năng sinh lý: Theo như nghiên cứu, chạy bộ mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể nam giới sản sinh ra lượng hormone endorphin và testosterone, giúp cải thiện được chức năng sinh lý cho những người ít vận động.
- Tăng cường sức khỏe xương khớp: Vậy chạy bộ có tác dụng gì cho xương khớp của phái nam? Theo như nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc chạy bộ 30 phút mỗi ngày ở nam giới sẽ làm tăng mật độ xương và giúp cho xương khớp được chắc khỏe, làm giảm nguy cơ bị loãng xương.
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Chạy bộ sẽ làm cho cơ thể của bạn mệt mỏi vì phải sử dụng nhiều năng lượng và lúc này chúng ta cần phải được nghỉ ngơi. Từ đó, bạn sẽ cảm thấy rất dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
- Tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung: Chạy bộ sẽ giúp cho nhịp tim của bạn tăng, từ đó cũng làm gia tăng quá trình lưu thông máu lên não, cung cấp nhiều oxy cho cơ thể và cải thiện được khả năng nhận thức như khả năng tập trung và tăng cường trí nhớ.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư: Chạy bộ có tác dụng gì cho sức khỏe nam giới trong vấn đề về ung thư? Trong khi chạy bộ, cơ thể của bạn được tăng cường sức đề kháng và sẽ giúp giải độc cho cơ thể. Vì vậy, nếu bạn kiên trì và chăm chỉ tập luyện sẽ ngăn ngừa được các căn bệnh ung thư.
- Tăng tuổi thọ: Chạy bộ sẽ giúp tăng tuổi thọ và tăng cường sức khỏe hệ tim mạch, từ đó tránh gặp phải các căn bệnh gây nguy hiểm như cao huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, chạy bộ còn giúp kiểm soát lượng đường có trong máu và giúp tránh xa các bệnh về tiểu đường.
- Giảm căng thẳng lo âu: Nếu bạn gặp căng thẳng và stress trong cuộc sống thì chạy bộ là một việc khá cần thiết và hữu hiệu. Dù chạy bộ bằng máy hay chạy bộ ở bên ngoài cũng giúp cho tâm trạng của bạn được thoải mái, giảm stress.
Ngoài ra, chạy bộ ngoài trời cũng sẽ giúp bạn được gần gũi thiên nhiên và được hít thở không khí trong lành, từ đó tâm trạng của bạn sẽ được thư giãn và cảm thấy thoải mái hơn.
Hướng dẫn chạy bộ đúng cách
Vậy chạy bộ như thế nào là đúng cách? Tuy chạy bộ rất đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện được đúng kỹ thuật. Vì vậy, nếu bạn muốn tập chạy bộ, cần phải tìm hiểu kỹ các quy trình chạy bộ để thực hiện đúng cách và đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe của bạn. Ngược lại, nếu thực hiện sai kỹ thuật, cơ thể của bạn có thể bị chấn thương nghiêm trọng hoặc mắc phải các vấn đề khác về sức khỏe. Dưới đây là một số quy trình về kỹ thuật chạy bộ mà có thể bạn chưa biết:
- Nếu bạn đang ở độ tuổi trên 40 hoặc mức cân nặng bị dư thừa từ 10 kg trở lên, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia để được tư vấn về kỹ thuật chạy bộ sao cho đúng cách. Cần lưu ý lựa chọn những đôi giày sao cho chân được thoải mái và có độ đàn hồi tốt.
- Làm nóng cơ thể: Trước khi tập chạy, bạn cần thực hiện các động tác khởi động. Đây là một bước vô cùng quan trọng có thể giúp cho bạn phòng tránh được việc chấn thương khi tập chạy. Bằng một số bài tập đơn giản như đi bộ, kéo giãn cơ..., bạn hãy khởi động thật nhẹ nhàng khoảng 5 phút, rồi mới bắt đầu tăng tốc độ chạy.
- Trong quá trình chạy bộ, bạn nên nhìn thẳng về phía trước và không được nhìn xuống phía dưới. Bằng cách này, bạn có thể bao quát được mọi vật xung quanh và tránh tình trạng bị vấp ngã bởi các chướng ngại vật như ô tô, xe cộ, cây,...
- Thả lỏng vai và để ở vị trí mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Cách này sẽ giúp cho bạn có thể điều chỉnh hơi thở của mình một cách dễ dàng và nhịp nhàng hơn. Nếu khom vai khi chạy, bạn sẽ cảm thấy rất khó thở và lâu dần sẽ bị gù lưng.
- Thả lỏng tay một cách tự nhiên và thoải mái: Khi tập chạy, bạn không nên siết chặt tay để tránh gây áp lực lớn lên vai và cổ. Ngược lại, bạn nên thả lỏng hai tay khi chạy sao cho thật là thoải mái để tránh gây thương tích.
- Đừng vung tay quá mạnh: Thông thường, nhiều người hay chạy bộ với thói quen vung tay mạnh. Thói quen này sẽ kiểm soát hơi thở của bạn khi chạy và bạn sẽ cảm thấy việc hít thở trở nên khó khăn hơn, từ đó sẽ có thể dẫn tới tình trạng bị sốc hông hoặc bị chuột rút. Vì vậy, khi tập chạy, bạn nên thả lỏng hai tay hoặc lắc nhẹ tay để tránh bị thương tích.
- Trong từng bước chạy, bạn nên di chuyển cánh tay theo khớp vai.
- Không nên chạy với bước chân quá cao để tránh lãng phí năng lượng và gia tăng nguy cơ bị mỏi chân sau chạy.
- Phần hông rất dễ bị tổn thương nên khi chạy, bạn cần phải cân bằng thật tốt khớp hông và hướng nó về phía trước khi thực hiện bài tập này.
- Cần phải tiếp đất bằng cả bàn chân để phân bố đều các lực tác động. Không nên tiếp đất bằng các ngón chân hay gót chân để ngăn ngừa tình trạng bị chấn thương.
- Khi chạy, nên hướng mũi chân về phía trước.
- Điều chỉnh tư thế chạy sao cho đúng kỹ thuật, tránh nghiêng đầu khi chạy.
- Không cần phải cố chạy theo nhịp của người khác. Mỗi người đều có một cường độ tập luyện khác nhau nên hãy tự mình làm chủ tốc độ và tự làm chủ nhịp tim của mình. Nếu bạn có hiện tượng bị hụt hơi thì không nên cố sức chạy mà hãy giảm chậm tốc độ lại. Nên tăng cường độ luyện tập dần dần, tránh tập quá sức sẽ rất dễ gây ra những hậu quả không đáng có.
- Sau khi chạy bộ xong, bạn không nên ngồi nghỉ ngay lập tức mà cần phải thư giãn cơ thể bằng cách đi bộ nhẹ nhàng và hít thở thật đều. Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn cho mình một số bài tập giãn cơ để phòng tránh việc cơ thể bị cứng cơ.
Có nên chạy bộ mỗi ngày?
Bên cạnh câu hỏi chạy bộ có tác dụng gì sẽ luôn đi kèm với thắc mắc có nên chạy bộ mỗi ngày hay không? Chạy bộ là một thói quen vô cùng tốt và tiết kiệm chi phí. Theo các chuyên gia, việc chạy bộ mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, nếu bạn chạy bộ thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể được khỏe mạnh, cải thiện tâm trạng và giải tỏa stress, làm tăng sức chịu đựng của cơ thể và giảm nguy cơ mắc các căn bệnh về hệ tim mạch,...
Tuy nhiên, chạy bộ chỉ mang lại lợi ích tốt cho cơ thể khi bạn chạy đúng kỹ thuật, đúng thời gian và đúng cường độ.
Nếu bạn tập chạy bộ quá thường xuyên có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng cho cơ thể, làm tăng nguy cơ bị chấn thương và hao mòn ở bàn chân,... điều này cũng gây ảnh hưởng một phần đến sức khỏe và hiệu suất luyện tập của bạn. Vì vậy, bạn không nên tập chạy mỗi ngày với cường độ quá cao vì điều này có thể khiến cho người tập bị kiệt sức, khi gặp các chấn thương nghiêm trọng sẽ không kịp phục hồi. Ngoài ra, những người mắc các căn bệnh suy tim, hay bệnh khớp nặng thì không nên tập chạy bộ mỗi ngày mà chỉ nên đi bộ và tập các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng.
Những điều cần lưu ý khi chạy bộ là gì?
Dưới đây là những điều mà bạn cần lưu ý khi chạy bộ để đạt được hiệu quả và an toàn cho cơ thể:
- Khởi động cơ thể trước khi chạy bộ: Trước khi thực hiện bài tập chạy bộ, bạn nên khởi động thật kỹ cơ thể để không gặp phải các tình trạng chấn thương không đáng có.
- Điều chỉnh thời gian tập luyện: Nếu bạn là một người mới bắt đầu tập chạy bộ, hãy bắt đầu tập luyện với thời gian và cường độ thấp nhất rồi sau đó mới gia tăng thời lượng dần lên theo từng buổi tập. Điều này sẽ giúp cho cơ thể của bạn thích nghi dần dần với việc chạy bộ và làm giảm các nguy cơ gây chấn thương.
- Chọn giày luyện tập phù hợp: Bạn nên chọn loại giày có đế êm và có số size thoải mái cho chân để giảm tối đa các nguy cơ bị chấn thương.
- Thực hiện đúng tư thế: Bạn cần phải chạy với tư thế lưng thẳng và đẩy chân từ phần giữa của đế giày, không nên quá nghiêng người về phía trước hoặc phía sau.
- Tập trung hơi thở: Khi chạy bộ, bạn nên tập trung hít thở sâu và đều để giúp cung cấp đủ oxy cho cơ thể.
Tóm lại, chạy bộ không chỉ cải thiện sức khỏe thể chất mà còn mang lại nhiều lợi ích cho tinh thần. Khi bạn tự hỏi "Chạy bộ có tác dụng gì?", đặc biệt là "Chạy bộ có tác dụng gì cho nữ giới và nam giới?", bạn sẽ thấy rằng việc này giúp tăng cường sức bền, cải thiện tâm trạng và hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn... Tuy nhiên, bạn không nên tập quá thường xuyên với cường độ cao vì điều này có thể sẽ làm cho cơ thể của bạn gặp khá nhiều biến chứng như đau xương khớp, làm tăng nguy cơ bị chấn thương ở chân... Do đó, bạn chỉ nên chạy bộ một cách khoa học với cường độ vừa phải, kết hợp với các bài tập giãn cơ để mang lại hiệu quả tốt nhất.