Sức khoẻ Dinh Dưỡng

Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh: Mẹ bỉm sữa nhớ điều này để trữ sữa cho con

Caitlin Trang

Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh áp dụng trong điều kiện thời tiết dưới 30 độ C và chỉ bảo quản trong thời gian ngắn dưới 8 tiếng. Có nhiều cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh như bảo quản bằng nước nóng, bằng thùng giữ nhiệt hoặc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường.

1. Các trường hợp cần trữ sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho bé, đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời. Thay vì sử dụng sữa công thức, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn để trẻ phát triển nhanh và toàn diện.

Tuy nhiên, không phải lúc nào bé cũng ti mẹ trực tiếp được, nhiều trường hợp mẹ phải vắt sữa, trữ và cho vào bình bú để con ti. Những trường hợp cần phải trữ sữa mẹ như:

Nếu không có thời gian cho bé ti trực tiếp hoặc lượng sữa quá nhiều, bạn nên trữ sữa cho bé dùng dần
Nếu không có thời gian cho bé ti trực tiếp hoặc lượng sữa quá nhiều, bạn nên trữ sữa cho bé dùng dần
  • Trẻ sinh non chưa đủ tháng nên phải nuôi trong lồng ấp. Trường hợp này mẹ không thể cho bé ti trực tiếp được mà phải trữ sữa đưa vào cho con.
  • Trẻ mắc các bệnh nguy hiểm cần được cách ly để điều trị.
  • Cơ địa mẹ nhiều sữa nhưng bé dùng không hết. Trường hợp này mẹ có thể trữ sữa cho bé dùng dần.
  • Do tính chất công việc, mẹ không thể thường xuyên cho bé ti đúng giờ được. Trường hợp này mẹ nên trữ sữa để nhờ ông, bà hoặc người thân cho bé uống đúng giờ.

2. Sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao nhiêu tiếng? 

Trước khi tìm hiểu cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh, bạn cần nắm rõ thời gian bảo quản sữa sau khi vắt. Thực tế, tùy theo điều kiện bảo quản và nhiệt độ môi trường mà thời gian bảo quản sữa sau khi vắt cũng khác nhau, cụ thể:

Sữa mẹ vắt ra để ngoài được khoảng 4 - 6 tiếng nếu nhiệt độ phòng dưới 26 độ C
Sữa mẹ vắt ra để ngoài được khoảng 4 - 6 tiếng nếu nhiệt độ phòng dưới 26 độ C
  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng khoảng 25 độ C: Sữa mẹ vắt ra để ngoài được trong khoảng 4 - 6 tiếng.
  • Bảo quản trong tủ mát với nhiệt độ khoảng 4 độ C: Thời gian bảo quản sữa mẹ tối đa khoảng 3 - 5 ngày, tốt nhất là 4 ngày.
  • Bảo quản trong tủ đông với nhiệt độ -18°C hoặc thấp hơn: Thời gian bảo quản sữa mẹ tối đa là 3 tháng.

3. Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh

Sữa mẹ sau khi vắt được bảo quản lâu hơn trong tủ lạnh với điều kiện nhiệt độ từ 4 độ C trở xuống. Nếu bảo quản sữa mẹ không đúng cách, sữa sẽ bị hỏng, từ đó gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của bé và khiến bé bị tiêu chảy.

Tuy nhiên, nếu nhà không có tủ lạnh, vẫn có cách để bạn có thể bảo quản sữa mẹ trong vài giờ mà không lo sữa bị hỏng. Dưới đây là các cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đơn giản và hiệu quả nhất mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

3.1. Bảo quản sữa mẹ bằng thùng cách nhiệt

Một trong những cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh hiệu quả nhất là sử dụng thùng cách nhiệt. Bằng cách này, bạn có thể bảo quản sữa mẹ trong khoảng 8 - 10 tiếng, thậm chí là 12 tiếng sau khi vắt. Bảo quản sữa mẹ bằng thùng cách nhiệt thường được áp dụng trong trường hợp cúp điện hoặc bạn muốn trữ sữa cho bé dùng trong ngày.

Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh bằng thùng cách nhiệt là cách đơn giản và hiệu quả nhất
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh bằng thùng cách nhiệt là cách đơn giản và hiệu quả nhất

Cách bảo quản sữa mẹ bằng thùng cách nhiệt:

  • Sau khi vắt sữa, bạn cho sữa vào các túi trữ chuyên dụng, sau đó bấm chặt miệng túi để sữa không bị đổ ra ngoài.
  • Chuẩn bị thùng xốp hoặc thùng cách nhiệt còn nguyên vẹn, sau đó cho các túi đá viên vào bên trong thùng.
  • Xếp lần lượt các túi sữa đã chuẩn bị vào trong thùng cách nhiệt. Để tăng hiệu quả bảo quản, bạn nên xếp xen kẽ một lớp đá một lớp sữa.
  • Đậy kín nắp thùng cách nhiệt để sữa được làm lạnh và kéo dài thời gian bảo quản.

Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh bằng thùng cách nhiệt rất dễ thực hiện. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc làm lạnh sữa mẹ dần dần trong thùng cách nhiệt có thể khiến sữa bị mất chất và bị hỏng. Do đó, trước khi cho bé sử dụng, bạn cần kiểm tra mùi và màu để đảm bảo an toàn cho bé.

3.2. Bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng

Thêm một cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh được nhiều người áp dụng đó là bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng từ 24 - 26 độ C. Cách bảo quản sữa này rất đơn giản nhưng chỉ bảo quản được tối đa trong khoảng 4 - 6 giờ nên bạn cần lưu ý.

Bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh ở nhiệt độ phòng giúp kéo dài thời gian bảo quản lên đến 6 tiếng
Bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh ở nhiệt độ phòng giúp kéo dài thời gian bảo quản lên đến 6 tiếng

Để bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng khi không có tủ lạnh, bạn cần cho lượng sữa đã vắt vào trong túi trữ sữa chuyên dụng và bấm kín miệng túi. Sau đó bạn đặt các túi trữ sữa ở nơi thoáng mát, đảm bảo nhiệt độ phải từ 24 - 26 độ C hoặc thấp hơn. Trong vòng 4 - 6 giờ sau khi trữ sữa, bạn cần cho bé dùng ngay chứ không nên bảo quản lâu hơn. Trước hi cho bé sử dụng, bạn cần kiểm tra mùi và màu để đảm bảo an toàn cho bé.

3.3. Bảo quản sữa mẹ bằng nước nóng 

Nhiều người cho rằng cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh bằng nước nóng là cách bảo quản hiệu quả, khiến sữa không bị hỏng và có thể bảo quản trong thời gian dài. Tuy nhiên, thực tế, sữa mẹ bảo quản ở nhiệt độ càng cao thì sữa càng nhanh hỏng. Do đó, cách bảo quản sữa mẹ bằng nước nóng không thực hiện được.

Thay vào đó, bạn có thể ủ sữa mẹ bằng nước nóng trước khi cho bé ti. Cụ thể, sau khi vắt và trữ sữa trong tủ lạnh, trước khi cho bé bú, bạn cần cho sữa vào bình bú và ủ trong bát nước ấm khoảng 40 độ C trong thời gian khoảng 15 - 20 phút để sữa được làm ấm. Sau khi sữa đã ấm lên, bạn mới cho bé bú để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hoá.

4. Vì sao sữa mẹ không để được lâu ở nhiệt độ thường? 

Được biết, hàm lượng protein có trong sữa mẹ rất cao hay nói cách khác, sữa mẹ giàu đạm. Do đó, nếu áp dụng cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh bằng nhiệt độ phòng, vi khuẩn sẽ nhanh chóng sinh sôi và xâm nhập vào trong sữa mẹ một cách dễ dàng.

Sữa mẹ không nên để lâu ở nhiệt độ thường vì sữa sẽ bị mất chất và dễ bị vi khuẩn xâm nhập 
Sữa mẹ không nên để lâu ở nhiệt độ thường vì sữa sẽ bị mất chất và dễ bị vi khuẩn xâm nhập 

Khi bé bú phải sữa mẹ để lâu ở nhiệt độ thường, bé có nguy cơ bị nhiễm khuẩn tiêu hóa, gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hơn nữa, sữa mẹ được sản xuất để cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Khi để lâu ở nhiệt độ phòng, sữa mẹ có thể mất đi một số dinh dưỡng quan trọng do quá trình oxy hóa.

Với những lý do như trên, các chuyên gia khuyến cáo sữa mẹ không để được lâu ở nhiệt độ thường mà chỉ nên bảo quản trong khoảng 4 - 6 tiếng (nếu nhiệt độ thấp hơn 26 độ C) hoặc dùng ngay trong vòng 1 tiếng sau khi vắt (nếu nhiệt độ từ 26 độ C trở lên).

5. Hướng dẫn bảo quản sữa mẹ đúng cách 

Thực tế, bạn có thể áp dụng cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh bằng thùng cách nhiệt hoặc bảo quản ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên các cách này chỉ bảo quản sữa tạm thời trong một khoảng thời gian ngắn. Để bảo quản sữa được lâu hơn, bạn nên cho sữa vào trong ngăn mát hoặc ngăn đông tủ lạnh và bảo quản đúng cách. Cụ thể:

5.1. Cách bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh 

Sữa mẹ có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh với điều kiện nhiệt độ dưới 4 độ C trong thời gian tối đa là 5 ngày. Để bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh, bạn thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

  • Sau khi vắt sữa, bạn cho sữa vào các túi trữ chuyên dụng, sau đó bấm chặt miệng túi để sữa không bị đổ ra ngoài.
  • Ghi chú ngày, giờ vắt sữa trên các túi sữa để đảm bảo cho việc bảo quản sữa.
Bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh giúp kéo dài thời gian bảo quản lên đến 3 - 5 ngày
Bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh giúp kéo dài thời gian bảo quản lên đến 3 - 5 ngày
  • Cho các túi sữa vào trong ngăn mát tủ lạnh, nên để ở giữa tủ để đảm bảo nhiệt độ phù hợp. Bạn không nên bảo quản sữa mẹ ở khu vực làm lạnh kém như rìa tủ lạnh.

Trong trường hợp cúp điện, bạn có thể áp dụng cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh bằng thùng cách nhiệt. Sau khi điện hoạt động bình thường trở lại, bạn cho toàn bộ sữa mẹ vào lại ngăn mát tủ lạnh và ưu tiên dùng hết càng sớm càng tốt,

5.2. Cách bảo quản sữa mẹ trong ngăn đông tủ lạnh

Cách bảo quản sữa mẹ trong ngăn đông tủ lạnh giúp kéo dài thời gian bảo quản lên đến 3 - 6 tháng mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Nhiệt độ trong tủ đông nên duy trì từ - 18 độ C hoặc thấp hơn. Cách thực hiện như sau:

Khi bảo quản sữa mẹ trong ngăn đông tủ lạnh, bạn cần rã đông và làm nóng sữa trước khi cho bé sử dụng
Khi bảo quản sữa mẹ trong ngăn đông tủ lạnh, bạn cần rã đông và làm nóng sữa trước khi cho bé sử dụng
  • Sau khi vắt sữa, bạn cho sữa vào các túi trữ chuyên dụng, sau đó bấm chặt miệng túi để sữa không bị đổ ra ngoài.
  • Ghi chú ngày, giờ vắt sữa trên các túi sữa để đảm bảo cho việc bảo quản sữa.
  • Cho các túi sữa vào trong ngăn đông tủ lạnh. Trước khi sử dụng, rã đông sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh để tránh vi khuẩn xâm nhập, sau đó hâm sữa để sữa nóng lại rồi mới cho bé ti.

Khi bảo quản sữa mẹ trong tủ đông, bạn nên cho bé uống hết sau khi rã đông. Nếu bé không dùng hết thì nên đổ đi chứ không nên trữ lạnh để bảo quản tiếp.

6. Sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng trước khi cho con dùng không?

Sữa mẹ vắt ra để ngoài không bắt buộc phải hâm nóng trước khi cho bé dùng. Tuy nhiên, sau khi vắt sữa, nếu bạn đã áp dụng cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh, bảo quản sữa trong ngăn mát hoặc ngăn đông thì bắt buộc phải hâm nóng trước khi cho con bú để tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.

Sữa mẹ vắt ra để ngoài có thể cho bé dùng ngay mà không cần hâm nóng
Sữa mẹ vắt ra để ngoài có thể cho bé dùng ngay mà không cần hâm nóng

Nhiệt độ thích hợp để hâm nóng sữa mẹ là khoảng 37 độ C - 40 độ C. Đây là nhiệt độ không quá nóng nên bé có thể sử dụng được ngay. Bạn cần tránh hâm nóng sữa trong lò vi sóng để tránh mất chất dinh dưỡng và giảm lượng vitamin. Thay vào đó, bạn nên ủ sữa trong nước ấm để làm nóng sữa từ từ.

Trong quá trình hâm nóng sữa mẹ, bạn cần canh sữa sao cho vừa đủ ấm, không được để nóng quá để tránh nguy cơ gây bỏng cho bé. Trước khi cho bé ti, bạn cần lắc đều bình sữa nhẹ nhàng để đảm bảo sữa hòa đều vào nhau và không bị tách phần nước với phần váng sữa.

7. Nên vắt sữa bằng tay hay dùng máy hút sữa?

Khi công nghệ ngày càng phát triển, các loại máy vắt sữa đa năng xuất hiện ngày càng nhiều. Từ đó đặt ra vấn đề nên vắt sữa bằng tay hay dùng máy hút sữa. Để biết nên lựa chọn phương pháp vắt sữa nào tốt nhất, nhanh nhất và không gây tắc tia, bạn có thể tham khảo các ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp dưới đây:

Mẹ nên áp dụng cả 2 phương pháp vắt sữa bằng tay và bằng máy để lựa chọn phương pháp tốt nhất
Mẹ nên áp dụng cả 2 phương pháp vắt sữa bằng tay và bằng máy để lựa chọn phương pháp tốt nhất

Phương pháp

Vắt sữa bằng tay

Dùng máy hút sữa

Ưu điểm

  • Tiện lợi, tiết kiệm chi phí mua máy hút sữa.
  • Có thể vắt sữa mọi lúc mọi nơi mà không cần mang theo máy hút sữa.
  • Việc vắt sữa bằng tay giúp mẹ phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trên vùng ngực.
  • Thao tác vắt sữa đơn giản, không cần vệ sinh máy hút sữa.
  • Hút kiệt sữa, tiết kiệm thời gian hút sữa.
  • Có chế độ massage giúp sữa xuống nhanh hơn và giảm căng tức vòng 1 hiệu quả.
  • Hạn chế tình trạng tắc tia sữa ở mẹ.

Hạn chế

  • Không kiệt sữa nên dễ gây tắc tia.
  • Thời gian vắt sữa lâu hơn so với việc sử dụng máy hút sữa.
  • Phải vệ sinh máy hút sữa thường xuyên bằng nước rửa chuyên dụng để tránh vi khuẩn xâm nhập.
  • Tốn chi phí mua máy hút sữa.
  • Sử dụng thường xuyên gây ảnh hưởng đến vòng 1 của mẹ

Nói chung mỗi phương pháp vắt sữa đều có ưu điểm và hạn chế riêng. Tuỳ vào điều kiện tài chính và nhu cầu cá nhân mà bạn có thể cân nhắc chọn phương pháp phù hợp nhất.

Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh là phương pháp thuận tiện và tiết kiệm chi phí nếu bạn chỉ muốn bảo quản sữa mẹ trong ngày hoặc khi nhà bị cúp điện. Tuy nhiên, thời gian bảo quản sữa mẹ theo phương pháp này tối đa chỉ khoảng 6 tiếng, nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao sẽ khiến sữa nhanh hỏng nên mẹ cần cân nhắc.

BÀI LIÊN QUAN