1. Top 7 loại trái cây bà bầu không nên ăn
Bà bầu không nên ăn trái cây gì? Đây có lẽ là câu hỏi của rất nhiều chị em, đặc biệt là những ai lần đầu làm mẹ. Bởi bên cạnh những loại trái cây tốt cho sức khỏe thì cũng có rất nhiều loại trái cây mà mẹ bầu nên tránh khi mang thai, điển hình như 7 loại trái cây bà bầu không nên ăn dưới đây.
1.1. Đu đủ xanh
Đu đủ xanh là một trong những loại trái cây có thể gây ra tình trạng sảy thai ở mẹ bầu. Theo các nghiên cứu, đu đủ xanh có hàm lượng mủ cao su và enzyme papain cao, đây là những chất dẫn đến co bóp tử cung, gây chuyển dạ sớm và sinh non.
1.2. Dứa
Dứa là loại trái cây đứng thứ hai trong danh sách top 7 loại trái cây bà bầu không nên ăn. Đây là loại thực phẩm mẹ bầu không nên ăn nhiều trong 3 tháng cuối vì có nguy cơ gây sinh non. Hàm lượng bromelain trong dứa rất cao gây khả năng làm mềm tử cung và đẩy nhanh quá trình chuyển dạ.
1.3. Táo mèo
Ăn táo mèo sẽ kích thích và thúc đẩy các cơn co thắt tử cung trong cơ thể bà bầu. Điều này có thể gây chuyển dạ sớm, sinh non và thậm chí sảy thai ngoài ý muốn. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, đặc biệt là khi mới mang thai, bà bầu tuyệt đối không nên ăn quả này.
1.4. Hồng giòn
Hồng giòn là một trong 7 loại trái cây bà bầu không nên ăn bởi vì có hàm lượng Tanin rất cao, gây ra những ảnh hưởng xấu đến quá trình thai kỳ. Chất Tanin khiến quá trình hấp thu sắt, kẽm và vận chuyển axit folic đến thai nhi bị hạn chế. Do đó, tiêu thụ quá nhiều hồng giòn có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu và suy dinh dưỡng khi mang thai.
Đặc biệt, thiếu axit folic chính là nguyên nhân hàng đầu gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở thai nhi. Tuy nhiên, quả hồng vẫn là nguồn giàu chất xơ và khoáng chất có lợi nên bà bầu có thể tiêu thụ loại trái cây này ở mức độ vừa phải.
1.5. Quả thị
Tương tự như quả hồng, quả thị cũng là một loại trái cây mẹ bầu không nên ăn. Quả có hàm lượng Tanin rất cao, là hợp chất làm giảm khả năng hấp thu sắt và kẽm cho cơ thể, gây ra những tình trạng nguy hiểm như thiếu máu, suy dinh dưỡng khi mang thai.
1.6. Quả mướp đắng
Mướp đắng được biết đến là loại thực phẩm chứa vitamin B, kali, sắt, magie,... đây là những khoáng chất quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy sự phát triển hệ thần kinh và ngăn ngừa các bệnh bẩm sinh. Vậy tại sao mướp đắng lại nằm trong danh sách top 7 loại trái cây bà bầu không nên ăn?
Nguyên nhân nằm ở vị đắng của mướp có thể gây co bóp tử cung, làm tăng nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non. Điều này đặc biệt đáng chú ý đối với những phụ nữ có tiền sử khó sinh hoặc sinh mổ, vì họ có nguy cơ sảy thai nếu ăn quá nhiều mướp đắng. Hơn nữa, hạt mướp đắng còn chứa chất độc gọi là vicine, có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, đau bụng và mệt mỏi.
1.7. Quả có tính nóng
Ăn quá nhiều quả có tính nóng dễ dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột ngột, gây cảm giác nóng bức và khó chịu cho bà bầu. Đôi khi có hiện tượng chướng bụng do không tiêu, từ đó gây rối loạn tiêu hóa. Một số loại trái cây có tính nóng có thể kể đến như vải, nhãn, mận, dưa hấu, ổi,...
2. Bà bầu có nên ăn trái cây đóng hộp hay không?
Bên cạnh top 7 loại trái cây bà bầu không nên ăn ở trên, trái cây đóng hộp cũng là một loại thực phẩm không tốt cho thai nhi. Hơn nữa, nhiều loại thực phẩm đóng hộp thường được làm từ trái cây hỏng, quả già chứa nhiều vi khuẩn, nấm mốc có hại cho bà bầu như:
- Salmonella: Loại vi khuẩn gây tiêu chảy, đau bụng, ợ chua cực kỳ không tốt cho bà bầu và thai nhi, đặc biệt là trong giai đoạn đầu thai kỳ.
- Listeria: Là chất gây ra bệnh Listeriosis, một căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến sảy thai, dị tật bẩm sinh và em bé sinh ra bị suy dinh dưỡng.
- Toxoplasma: Là loại ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm, dễ sảy thai, trẻ sinh ra có nguy cơ bị bại não và động kinh.
3. Những thực phẩm giúp thai kỳ phát triển khoẻ mạnh bà bầu nên ăn
Ngoài việc tìm hiểu 7 loại trái cây bà bầu không nên ăn, bạn cũng nên bổ sung những loại quả có lợi cho sức khỏe để quá trình mang thai diễn ra thuận lợi nhất. Một số loại trái cây tốt cho thai nhi mẹ bầu nên ăn bao gồm:
3.1. Táo
Táo được xem là loại trái cây chứa lượng sắt cao giúp mẹ tăng cao huyết sắc tố, cải thiện tình trạng thiếu máu mà còn hạn chế nguy cơ trẻ sinh non, nhẹ cân. Hơn nữa, táo còn cung cấp các loại đường tốt cho thai nhi như Glucose, Fructose và Sucrose.
3.2. Cam
Không chỉ riêng bà bầu, cam là loại trái cây có tác dụng giảm kích ứng siêu hiệu quả cho mọi đối tượng. Theo đó, các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng uống nước cam mỗi ngày sẽ giúp ngăn chặn tình trạng khó thở, hạn chế dị ứng cũng như giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn Listeria cho mẹ bầu.
3.3. Cherry
Cherry là loại trái cây chứa nhiều khoáng chất kali, giúp ngăn ngừa triệu chứng tiền sản giật ở mẹ bầu. Ngoài ra, quả cherry chứa lượng Anthocyanin rất cao, là hoạt chất giúp bảo vệ tế bào thần kinh và phát triển trí não của thai nhi.
3.4. Thanh long
Trong thành phần dinh dưỡng của thanh long, nguồn vitamin C dồi dào sẽ giúp kích thích sự phát triển nướu và hình thành xương cho thai nhi. Đồng thời, thanh long còn chống nhiễm trùng và tái tạo tế bào, góp phần bảo vệ cơ thể của người mẹ khỏi vi khuẩn có hại.
3.5. Bơ
Bơ là loại trái cây chứa lượng chất xơ dồi dào, giúp ngăn ngừa táo bón và các vấn đề kèm theo như ốm nghén, ợ chua, chuột rút,... Ngoài ra, bơ còn chứa các thành phần có lợi như chất béo, folate, vitamin B6,... không chỉ nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh mà còn giúp mẹ bầu duy trì lượng cholesterol và lượng đường trong máu ở mức được kiểm soát tốt nhất.
3.6. Kiwi
Kiwi chứa nhiều enzyme, chất xơ và hợp chất phenolic giúp điều trị bệnh trĩ, viêm dạ dày hay tiêu chảy cho mẹ bầu. Cùng với nguồn vitamin C dồi dào, kiwi còn thúc đẩy sản xuất các hoạt chất có lợi cho hệ xương và não bộ của thai nhi.
4. Lưu ý cần nắm giúp mẹ bầu ăn trái cây đúng cách
Không riêng gì top 7 loại trái cây bà bầu không nên ăn, các loại thực phẩm nếu chế biến không đúng cách cũng mang nhiều tiềm ẩn nguy hiểm, thậm chí là ngộ độc thức ăn. Do đó, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu cần lưu ý một số điều quan trọng khi ăn trái cây dưới đây.
4.1. Không ăn hoa quả có dấu hiệu hư thối
Trái cây hư là những thường chứa nhiều loại vi khuẩn có hại như Salmonella, E. coli và Clostridium botulinum. Những vi khuẩn này có thể lây nhiễm vào đường tiêu hóa, gây tiêu chảy, đau bụng và ngộ độc thực phẩm.
4.2. Không nên ăn quả chưa chín
Bên cạnh 7 loại trái cây bà bầu không nên ăn, hoa quả chưa chín cũng chứa những hoạt chất gây đau dạ dày, ợ chua, buồn nôn và tiêu chảy mẹ bầu nên tránh ăn. Ngoài ra, những loại trái cây còn xanh nếu không được chăm sóc đúng cách có thể chứa các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium. Những kim loại này có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, thậm chí dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ.
4.3. Rửa kỹ hoa quả trước khi ăn
Trái cây thu hoạch từ vườn cây có thể bị ô nhiễm bởi đất, phân bón và các tác nhân môi trường khác. Do đó, nếu không được rửa sạch, vi khuẩn và độc tố trên bề mặt trái cây có thể gây tiêu chảy, đau bụng và khó tiêu cho bà bầu.
4.4. Súc miệng sau khi ăn hoa quả
Hầu hết, các loại trái cây đều chứa carbohydrate lên men và axit ăn mòn, điều này có thể gây ra tình trạng sâu răng và hôi miệng. Vì vậy, bạn nên súc miệng thật kỹ sau khi ăn hoa quả tránh ảnh hưởng nghiêm trọng cho răng miệng.
4.5. Không nên ăn hoa quả ngay sau bữa chính
Ăn trái cây ngay sau bữa ăn chính có thể gây chướng bụng, táo bón mà nhiều người thường hay mắc phải. Vì vậy, mẹ bầu nên ăn trái cây sau bữa ăn 2 giờ hoặc 1 giờ trước bữa ăn chính để đảm bảo an toàn cho quá trình phát triển của thai nhi.
4.6. Hoa quả để lạnh
Một trong những sai lầm thường mắc đó ở bài bầu là ăn trái cây để lạnh, dẫn đến các triệu chứng đau bụng và tiêu chảy. Chính vì vậy, bạn chỉ nên ăn khi để trái cây ra ngoài khoảng 30 phút. Ngoài ra, bạn không nên ăn những thực phẩm đã để quá lâu dù có được bảo quản trong tủ lạnh.
5. Cách làm kem hoa quả mát lạnh cho mẹ bầu giải nhiệt ngày nắng nóng
Với thời tiết nắng nóng của ngày hè, việc có một ly kem hoa quả mát lạnh sẽ giúp mẹ bầu giải nhiệt mà vẫn đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng cho thai nhi. Dưới đây là cách làm kem hoa quả mát lạnh giải nóng ngày hè mẹ bầu có thể tham khảo.
5.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Sửa chữa: 2 hộp
- Nước cốt dừa: 300 ml
- Sữa tươi không đường: 220ml
- Whipping cream: 100ml
- Sữa đặc: 200g
- Trái cây tươi tùy chọn: Bơ, Cam, Kiwi, Cherry,...
- Chuẩn bị thêm đậu phộng, muối, bột năng,...
5.2. Các bước làm kem hoa quả mát lạnh giải nhiệt ngày nóng
Bước 1: Đung hỗn hợp 300ml nước cốt dừa, 220ml sữa tươi không đường, 100ml whipping cream, 200g sữa đặc với lửa nhỏ và khuấy đều.
Bước 2: Bạn cho 30g bột năng với 100ml nước trộn đều cho hoà tan. Đợi hỗn hợp nước cốt dừa vừa sôi, bạn cho từ từ chén nước bột năng vào rồi khuấy đều cho đến khi sánh mịn thì tắt bếp.
Bước 3: Khi hỗn hợp nguội hẳn, bạn cho 2 hộp sữa chua vào rồi tiếp tục khuấy đều.
Bước 4: Trái cây gọt vỏ, thái lát vừa ăn. Sau đó, bạn xếp trái cây vào khuôn, cứ 1 lớp trái cây thì cho hỗn hợp nước cốt dừa vừa ngập mặt và thêm ít đậu phồng lên trên cho đến khi hết.
Bước 5: Bạn đậy nắp khuôn, cho vào ngăn đông tủ lạnh trong vòng 3 - 4 giờ là có thể thưởng thức. Nếu chưa ăn liền, bạn hãy lấy kem trái cây bỏ vào ngăn mát tủ lạnh.
Bài viết đã cung cấp cho bạn top 7 loại trái cây bà bầu không nên ăn cũng như những lưu ý ăn hoa quả đúng cách. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên chọn mua trái cây tươi và chất lượng nhất để đảm bảo an toàn cho quá trình phát triển toàn diện của thai nhi.