8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe cần đi khám ngay kẻo hậu quả khôn lường

Caitlin Trang
8 dấu hiệu cảnh báo thận không khoẻ gồm tiểu nhiều và nước tiểu sủi bọt, khó thở, mệt mỏi, khô da, phù nề, chán ăn, chuột rút. Có thể nói, thận là một bộ phận quan trọng trong cơ thể nhưng rất dễ bị tổn thương. Do đó, bạn nên đi khám ngay khi xuất hiện dấu hiệu bất thường, tránh những biến chứng nghiêm trọng.

Chức năng của thận

Trước khi tìm hiểu về 8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe, hãy cùng tìm hiểu về chức năng cũng như vai trò của thận đối với cơ thể. Thận là cơ quan bài tiết thuộc hệ tiết niệu, nằm ở vị trí sau phúc mạc và đối xứng qua cột sống.

Ngoài chức năng lọc máu và loại bỏ độc tố thông qua con đường từ niệu đạo đến bàng quang, thận còn có công dụng tái hấp thu nước, acid amin, glucose và sản xuất các loại hormone như calcitriol, renin và erythropoietin.

Thận có tác dụng lọc máu và loại bỏ độc tố thông qua niệu đạo
Thận có tác dụng lọc máu và loại bỏ độc tố thông qua niệu đạo

8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe

Sau đây là 8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe bạn không được chủ quan, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ:

  • Đi tiểu thường xuyên: Thận bị tổn thương có thể gây ra triệu chứng buồn tiểu thường xuyên. Đôi khi, điều này cũng trở thành dấu hiệu của nhiễm trùng tiết niệu hoặc phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới.
  • Khó ngủ: Triệu chứng khó ngủ có thể xuất phát từ quá trình lọc của thận diễn ra không hiệu quả. Chất độc vẫn còn trong máu thay vì được loại bỏ qua nước tiểu sẽ tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ.
  • Luôn mệt mỏi: Thận cũng sản xuất một loại hormone đặc biệt để kích thích cơ thể tạo ra tế bào hồng cầu. Khi thiếu hồng cầu, máu không thể cung cấp đủ oxy đến các cơ quan và não bộ, dẫn đến cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng và khó tập trung.
  • Da khô và ngứa: Điều này thường xảy ra khi thận không thể duy trì cân bằng khoáng chất và dinh dưỡng trong máu. Ngoài ra, cặn bã không được thải ra ngoài do thận bị tổn thương cũng là nguyên nhân gây ngứa da.
  • Nước tiểu có vấn đề: Nước tiểu sủi bọt là biểu hiện của việc có quá nhiều albumin xuất hiện trong nước tiểu. Điều này làm cho nước tiểu có màu nâu hoặc rất nhạt. Mặt khác, sự hiện diện của máu trong nước tiểu cũng có thể là do sỏi thận, khối u hoặc nhiễm trùng.
  • Phù nề: Các triệu chứng sưng tấy ở tay, chân, mắt cá chân, cẳng chân hoặc khuôn mặt sẽ xảy ra khi thận không thể loại bỏ natri một cách hiệu quả, dẫn đến chất lỏng tích tụ trong cơ thể.
  • Chán ăn: Mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn liên tục có thể là dấu hiệu của sự suy giảm chức năng thận, khiến cho các chất độc tích tụ trong cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể gặp tình trạng hơi thở có mùi amoniac.
  • Chuột rút: Chức năng thận suy giảm có thể gây ra mất cân bằng chất điện giải như natri, canxi và kali. Điều này dẫn đến nguy cơ chuột rút cơ bắp rất cao.
Da khô và ngứa là một trong 8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe
Da khô và ngứa là một trong 8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe

Biến chứng bệnh suy thận

Khi tìm hiểu 8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe, bạn cũng nên biết những biến chứng nguy hiểm của bệnh suy thận để có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Cụ thể:

  • Thiếu máu nghiêm trọng và yêu cầu phải thêm máu từ nguồn bên ngoài.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch và xương khớp.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Gây ra tình trạng cao huyết áp.
  • Suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Tăng nồng độ kali trong máu, gây nguy hiểm cho tính mạng.
  • Tổn thương hệ thần kinh, dẫn đến biến động trong tâm trạng và hình thành tâm lý dễ cáu giận.
  • Đối với phụ nữ mang thai, suy thận ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

Làm gì để cải thiện chức năng của thận?

Nếu phát hiện một trong 8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe đã đề cập ở trên, ngoài tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau để cải thiện chức năng thận:

  • Hạn chế tiêu thụ đường và muối để giảm áp lực lên thận.
  • Uống đủ nước ít nhất 1,5 lít mỗi ngày để hỗ trợ quá trình lọc máu và đào thải độc tố qua đường tiểu.
  • Tập thể dục đều đặn để tăng sức đề kháng và sức chịu đựng của cơ thể, đồng thời cải thiện khả năng làm việc của thận.
  • Tuân thủ chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bao gồm nhiều rau củ quả tươi và các nguồn đạm tốt như thịt gà, hải sản, cá tươi, đậu,...
  • Tránh thuốc lá, các chất kích thích, rượu bia, nước ngọt có gas để giảm tải cho thận.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc trừ sâu, dung dịch tẩy rửa mạnh, chất phóng xạ,... để giảm nguy cơ tổn thương thận.
  • Thực hiện theo dõi bệnh lý định kỳ khoảng 3 - 6 tháng để bác sĩ có thể đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị và thực hiện điều chỉnh phù hợp khi cần thiết.
Uống nước giúp quá trình lọc máu và đào thải độc tố diễn ra nhanh hơn
Uống nước giúp quá trình lọc máu và đào thải độc tố diễn ra nhanh hơn

Cách phòng ngừa bệnh suy thận

Sau khi nhận biết 8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe và các biến chứng nguy hiểm của bệnh suy thận, bạn cần lưu ngay các cách phòng ngừa dưới đây:

  • Duy trì đường huyết ở mức ổn định.
  • Theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên.
  • Giữ cân nặng ở mức an toàn.
  • Tập trung vào bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn.
  • Bổ sung đủ lượng nước hàng ngày.
  • Ngưng hút thuốc lá và tiêu thụ thức uống có chứa cồn.
  • Tránh sử dụng quá mức các loại thuốc không được kê đơn.
  • Hạn chế trạng thái áp lực và căng thẳng.
  • Tập thể dục, vận động thường xuyên.
Theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên là việc cần thiết để phòng ngừa bệnh suy thận
Theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên là việc cần thiết để phòng ngừa bệnh suy thận

Các câu hỏi phổ biến về chức năng của thận

Bạn có thể tham khảo các câu hỏi phổ biến khi tìm hiểu 8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe sau đây:

Xét nghiệm suy thận ở đâu?

Nếu phát hiện có ít nhất một trong 8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe, bạn cần đến thăm khám bác sĩ để sớm đưa ra những chẩn đoán và phương án chữa bệnh. Dưới đây là những địa chỉ khám suy thận uy tín bạn có thể tham khảo:

Thành phố Hà Nội

  • Trung tâm Xét nghiệm Y khoa Labhouse.
  • Trung Tâm Xét Nghiệm Công Nghệ Cao Labo TH Việt Nam.
  • Bệnh viện Bạch Mai.
  • Bệnh viện Thanh Nhàn.
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - Phòng khám số 1.

Thành phố Hồ Chí Minh

  • Phòng khám Đa khoa Vigor Health.
  • Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện FV.
  • Bệnh viện Đại học Y dược 1.
  • Bệnh viện Gia An 115.
  • Diag Laboratories - Trung tâm Xét nghiệm Diag.

Làm thế nào làm chậm diễn biến của bệnh suy thận?

Để điều trị suy thận mạn tính hiệu quả và ngăn ngừa tổn thương, người bệnh cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Kiểm tra, theo dõi sức khỏe thận định kỳ.
  • Kiểm soát đường huyết và huyết áp cẩn thận đối với trường hợp đái tháo đường hoặc cao huyết áp.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ khi cần sử dụng các loại thuốc giảm đau.
  • Hạn chế lượng protein và muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Đảm bảo chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) nằm trong khoảng từ 18 đến 22 kg/m2.
  • Ngưng sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể.
Kiểm tra và theo dõi sức khỏe định kỳ giúp sớm phát hiện bệnh thận và kịp thời điều trị
Kiểm tra và theo dõi sức khỏe định kỳ giúp sớm phát hiện bệnh thận và kịp thời điều trị

Suy thận sống được bao lâu?

Khi bạn mắc bệnh suy thận, việc sống được bao lâu phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý. Thực tế, những người bị suy thận giai đoạn cuối thường phải thực hiện quá trình lọc máu từ 2 - 4 lần mỗi tuần để duy trì cuộc sống và điều này có thể kéo dài từ 5 đến 10 năm, thậm chí từ 20 đến 30 năm.

Các bệnh về thận phổ biến

Nếu phát hiện một trong 8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe, bạn có nguy cơ mắc một trong các loại bệnh thận sau:

  • Sỏi thận
  • Viêm cầu thận
  • Ung thư thận
  • Thận đa nang
  • Suy thận
  • Hội chứng thận hư
  • Viêm thận bể thận (nhiễm trùng thận)
  • Bệnh thận nhiễm mỡ

Mệt mỏi, da khô, ngứa, phù nề, khó thở thường xuyên hay chán ăn,... là những triệu chứng phổ biến của 8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe. Cơ thể đang cố gắng gửi những tín hiệu nhắc nhở bạn nên đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt, tránh xảy ra biến chứng.