Main là gì? Mẹo chọn main máy tính chuẩn chất lượng hiện nay

Main là gì? Đây được coi là sự sống của toàn bộ hệ thống máy tính vì nếu thiếu nó thì thiết bị sẽ không thể hoạt động được. Không chỉ vậy, việc lựa chọn mainboard phù hợp với linh kiện máy tính còn giúp đảm bảo công suất hoạt động hiệu quả hơn mà nhiều người thường không quan tâm khi mua.

Main là gì?

Main là từ viết tắt của mainboard, là một bảng bo mạch chính thường nằm ở trung tâm thân máy tính và có tác dụng kết nối tất cả các linh kiện như CPU, RAM... với thiết bị phần cứng như bàn phím, chuột... tạo thành một chỉnh thể thống nhất.

Main là gì? Đây là một bảng bo mạch chính có vai trò kết nối các linh kiện lại với nhau
Main là gì? Đây là một bảng bo mạch chính có vai trò kết nối các linh kiện lại với nhau

Main máy tính còn được coi là hệ thống não bộ của máy tính vì nó không chỉ có khả năng kết nối các thành phần với nhau mà còn có thể điều khiển các luồng dữ liệu giữa các thiết bị trong máy tính. Đồng thời, chúng còn cung cấp năng lượng cho các linh kiện gắn trên máy tính hoạt động với tần suất ổn định.

Vai trò quan trọng của main máy tính

Sau khi biết được main là gì, bạn cũng phần nào đoán được tầm quan trọng của bo mạch này trong máy tính. Nhìn chung, những vai trò chính của main máy tính là:

  • Kết nối linh kiện: Main cung cấp các khe cắm và cổng kết nối cho CPU, RAM, ổ cứng, card đồ họa và các thiết bị ngoại vi khác. Nó đảm bảo rằng tất cả các thành phần này có thể giao tiếp và làm việc cùng nhau một cách hiệu quả.
  • Quản lý nguồn điện: Main phân phối nguồn điện từ bộ nguồn đến các linh kiện khác của máy tính. Nó đảm bảo rằng mỗi thành phần nhận được lượng điện năng cần thiết để hoạt động ổn định.
  • Hỗ trợ mở rộng: Main còn cung cấp khả năng mở rộng cho máy tính thông qua các khe cắm mở rộng. Điều này giúp người dùng nâng cấp máy tính của mình bằng cách bổ sung thêm card đồ họa, card âm thanh hoặc các loại card mở rộng khác.
  • BIOS và Firmware: Mainboard luôn được lập trình BIOS (Hệ thống đầu vào/đầu ra cơ bản) hoặc UEFI (Giao diện phần mềm mở rộng hợp nhất). Đây đều là những phần mềm cấp thấp quản lý giao tiếp giữa hệ điều hành và phần cứng máy tính.
Mainboard cung cấp điện năng giúp máy tính hoạt động ổn định
Mainboard cung cấp điện năng giúp máy tính hoạt động ổn định

Nguyên lý hoạt động của main máy tính

Trước khi quyết định mua hoặc nâng cấp máy tính, nhiều người thường tìm hiểu main là gì cũng như cách hoạt động của bo mạch để từ đó xác định những linh kiện tương thích với thiết bị của mình. Thông thường, mỗi main máy tính đều có chu kỳ hoạt động như sau:

  • Giữa các thiết bị có một tốc độ truyền dữ liệu và thông tin gọi là Bus, chúng hỗ trợ việc truyền/nhận dữ liệu giữa các thành phần máy tính với nhau.
  • Trên mainboard máy tính có hai chip gọi là chipset cầu bắc và chipset cầu nam giúp kết nối các thành phần như ổ cứng, RAM, CPU, GPU với các thiết bị ngoại vi khác.
  • Tốc độ bus sẽ được điều chỉnh thông qua chip cầu bắc và cầu nam để đồng bộ hóa tối đa dữ liệu thông tin để khởi động máy tính.

Các thành phần chính trong mainboard máy tính

Dù đã biết được main là gì nhưng bạn rất khó để đoán ra được mainboard bao gồm những thành phần như thế nào. Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu sản xuất bo mạch chủ trên thị trường điện tử. Tuy nhiên, tất cả các main máy tính sẽ có cấu tạo chung giống nhau, bao gồm các thành phần chính sau:

Chipset

Chipset trong mainboard giữ một chức năng rất quan trọng, chúng sẽ lấy dữ liệu từ đĩa cứng qua bộ nhớ đến CPU và đảm bảo rằng các thiết bị ngoại vi có thể kết nối với linh kiện khác. Các nhà sản xuất Main Server còn bổ sung thêm các tính năng khác vào Chipset như điều khiển RAID và cổng FireWire cho các dòng bo mạch chủ.

Chipset quản lý và truyền dữ liệu từ đĩa cứng qua bộ nhớ đến CPU
Chipset quản lý và truyền dữ liệu từ đĩa cứng qua bộ nhớ đến CPU

Socket

Socket là chân tiếp xúc trực tiếp CPU với mainboard. Tùy theo từng CPU Socket mà sẽ phù hợp và tương thích với từng loại main máy tính khác nhau. Một số socket còn hỗ trợ overclocking ép xung, cho phép người dùng tăng tốc độ xử lý của CPU.

BIOS

Đây là các thiết bị vào/ra cơ bản quan trọng trong mỗi mainboard máy tính, vì chúng chứa các thông số hoạt động của hệ thống. BIOS cũng có thể được hàn và gắn trực tiếp vào Mainboard để hạn chế diện tích của thiết bị điện tử.

CPU

CPU còn được gọi là bộ xử lý trung tâm với nguyên lý hoạt động như bộ não, một trong những thành phần cốt lõi nhất của main máy tính. Tại CPU, mọi thông tin, thao tác, dữ liệu nhập vào máy tính sẽ được tính toán cẩn thận để đưa ra các lệnh điều khiển vận hành và xử lý mọi yêu cầu của máy tính. Chính vì vậy, người dùng thường tìm hiểu main là gì một phần vì nhầm tưởng rằng bo mạch chính là CPU.

CPU là một trong những thành phần cốt lõi nhất của mainboard máy tính
CPU là một trong những thành phần cốt lõi nhất của mainboard máy tính

Khe cắm ISA

Khe cắm ISA là viết tắt của cụm từ “Industry Standard Architecture”, một trong những hệ thống Bus được sử dụng trong máy tính. Khe cắm này thường dùng với mục đích để gắn thêm các bo mạch mở rộng bổ sung như bo mạch âm thanh, video.

Khe cắm PCI

Khe cắm PCI là viết tắt của "Peripheral Component Interconnect" là khái niệm chỉ chuẩn giao tiếp giữa các phần cứng máy tính. PCI xác định tính tương thích giữa các bộ phận khác nhau của hệ thống máy tính như Card âm thanh, modem bên trong, CPU...

Khe cắm PCI Express

PCI Express hay PCIe là thế hệ chuẩn giao diện PCI có tốc độ truyền dữ liệu cao hơn PCI thông thường. PCIe thường đề cập đến các kết nối giữa các thành phần card mở rộng, RAM máy tính và bo mạch chủ máy tính.

Điểm khác biệt giữa linh kiện mainboard trên laptop và trên PC

Nếu đã đặt ra nghi vấn main là gì, chắc hẳn bạn cũng thắc mắc rằng mainboard trên laptop và trên PC có điểm gì khác nhau. Nhìn chung, mainboard của cả hai thường có cấu tạo thành phần giống nhau. Tuy nhiên, mainboard trên máy tính là một bo mạch có các khe kết nối với các linh kiện như CPU, GPU, RAM, ổ cứng, nguồn điện,… Còn mainboard trên laptop thường được hàn lại với một số linh kiện để tối ưu không gian.

Mainboard laptop thường được hàn trực tiếp với các linh kiện khác
Mainboard laptop thường được hàn trực tiếp với các linh kiện khác

Những lưu ý cần nắm khi chọn mua mainboard

Nhiều người tìm hiểu main là gì cũng để quyết định có nên mua thay thế cho máy tính của mình hay không. Tuy nhiên, bạn nên chú ý một số điều sau đây khi chọn mua main máy tính.

Kích thước bo mạch

Việc chọn mua kích thước mainboard nào sẽ phụ thuộc rất lớn vào case máy tính và số lượng thiết bị bạn cần sử dụng. Hầu hết người dùng sẽ lựa chọn hai kích thước mainboard là micro-ATX và ATX do có khả năng hỗ trợ thêm các linh kiện bổ sung mà vẫn duy trì kích thước phù hợp với hầu hết các case máy tính hiện nay.

Lựa chọn kích thước bo mạch tương thích và phù hợp với case máy tính
Lựa chọn kích thước bo mạch tương thích và phù hợp với case máy tính

Chọn mua dựa theo Socket

Trước hết bạn cần xác định xem mình muốn mua CPU của Intel hay AMD để chọn mainboard có socket phù hợp. Ở thời điểm hiện tại, các CPU phổ biến của Intel đang sử dụng dòng socket LGA 1151-v2 và LGA 2066. Đối với AMD, 2 socket phổ biến sẽ là linh kiện PGA AM4 và LGA TR4.

Dựa vào Ép xung

Khi mua mainboard, bạn cần nghiên cứu thật kỹ vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hỗ trợ ép xung của bo mạch. Bạn sẽ phải chú ý đến nguồn điện, tản nhiệt, BIOS và tiêu chí khác. Điều này đòi hỏi bạn phải là người am hiểu kỹ thuật cũng như tham khảo thông tin từ nhiều nguồn đánh giá khác nhau. Nếu bạn là người không chuyên, có thể nhờ nhân viên tư vấn về cách chọn mua cũng như giải thích rõ hơn về main là gì.

Số khe RAM

Mainboard máy tính tiêu chuẩn hiện nay được trang bị 4 khe RAM, đối với các mẫu Mini-ITX nhỏ gọn thường chỉ có 2, riêng dòng HEDT cao cấp cung cấp tới 8 khe RAM. Với nhu cầu đồ họa và chơi game, bạn nên chọn mainboard có 8 khe RAM để đảm bảo xử lý mượt các tác vụ trên máy.

Chọn những mainboard có nhiều số khe RAM để xử lý mượt các tác vụ trên máy
Chọn những mainboard có nhiều số khe RAM để xử lý mượt các tác vụ trên máy

Giá thành

Main máy tính giá rẻ thường rơi vào khoảng 1,2 - 2 triệu đồng. Tuy nhiên, cũng có loại lên tới 11 triệu đồng tùy vào chất lượng linh kiện. Nếu bạn không có nhiều tiền và chỉ có nhu cầu giải trí cơ bản thì những chiếc bo mạch chủ giá dưới 2 triệu là khá phù hợp. Còn đối với game thủ, nên sở hữu những dòng mainboard chất lượng với giá thành tầm 5 triệu trở lên.

Những loại mainboard phổ biến trên thị trường

Nếu đã khám phá ra được main là gì, bạn cũng sẽ rất quan tâm đến những dòng mainboard được sử dụng phổ biến hiện nay để lựa chọn mua cho chính xác nhất. Trải qua nhiều thời kỳ phát triển công nghệ, bo mạch chủ máy tính được chia thành nhiều loại khác nhau, bao gồm:

Main máy tính ATX

Mainboard chuẩn ATX là một trong những loại bo mạch thông dụng nhất hiện nay, được Intel sản xuất vào giữa những năm 90. Khác với thế hệ trước, mainboard ATX có khả năng xử lý dữ liệu rất nhanh và hiệu quả. Bên cạnh đó, kích thước của bo mạch chủ này cũng nhỏ hơn rất nhiều so với phiên bản cũ nên rất tiện lợi cho laptop.

Main máy tính ATX chất lượng và có kích thước nhỏ tương thích với laptop
Main máy tính ATX chất lượng và có kích thước nhỏ tương thích với laptop

Main máy tính EATX

EATX chính là phiên bản mở rộng của ATX với 7 khe cắm PCIe và có kích thước siêu chuẩn dành cho máy tính xách tay. EATX chính thường được sử dụng trên các máy chủ hoặc máy tính chơi game. Ngoài ra, bo mạch chính EATX còn hỗ trợ mở rộng bộ nhớ lớn hơn và có khả năng chứa CPU mạnh mẽ với nhiều lõi hơn.

Main máy tính micro ATX 

Mainboard micro ATX được sản xuất từ ​​năm 1997, có kích thước nhỏ gọn hơn main ATX, có tối đa 4 khe PCI Express nhưng vẫn được trang bị đầy đủ các tính năng cơ bản cho người dùng. Đặc biệt, dòng linh kiện chất lượng này còn được nhiều người dùng bởi giá thành hợp túi tiền sinh viên.

Main máy tính micro ATX chất lượng và giá thành cực rẻ
Main máy tính micro ATX chất lượng và giá thành cực rẻ

Main máy tính ITX mini

Mainboard mini ITX nhỏ hơn bất kỳ bo mạch chính máy tính giá rẻ nào khác với kích thước 170,18 x 170,18mm và chỉ bao gồm 2 RAM, 1 khe đồ họa. Sản phẩm chủ yếu được sử dụng trong mini hệ thống máy tính, có khả năng làm mát rất tốt do hệ thống tiêu thụ điện năng rất thấp.

Một số dấu hiệu nhận biết mainboard đang bị lỗi

Ngoài việc tìm hiểu và khám phá kiến thức về máy tính, một số người tìm hiểu main là gì chỉ để xác định những trường hợp bo mạch chủ có bị hư hay không. Để nhận biết mainboard có bị trục trặc hay không, bạn nên chú ý tới những dấu hiệu sau đây:

  • Khởi động máy tính nhưng không hiển thị màn hình.
  • Lỗi khe ram.
  • Máy thường xuyên bị treo hoặc đơ khi hoạt động.
  • Không có âm thanh.
  • Máy tính không nhận kết nối Wifi, âm thanh,...
  • Sạc không vào.
  • Bị lỗi nguồn.

Qua bài viết này, bạn đã tìm được câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề main là gì và cách lựa chọn bo mạch phù hợp với nhu cầu của mình. Dù bạn là lập trình viên, game thủ hay đơn giản là người yêu công nghệ, việc hiểu và lựa chọn mainboard chất lượng sẽ mang lại lợi ích đáng kể trong việc nâng cao hiệu suất cung như trải nghiệm cá nhân.