Lỗi không có giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu? Phân biệt mức phạt với lỗi quên mang

Lỗi không có giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu tùy thuộc vào loại phương tiện. Việc nắm rõ mức phạt khi không có bằng lái sẽ giúp người điều khiển phương tiện tránh phạm lỗi khi tham gia giao thông.

Giấy phép lái xe máy là loại giấy tờ quan trọng mà người điều khiển cần mang theo khi tham gia giao thông. Trong trường hợp cảnh sát giao thông yêu cầu xuất trình để kiểm tra, nếu không có sẽ bị xử phạt hành chính.

Đối với từng loại phương tiện mức phạt lỗi không có giấy phép lái xe cũng sẽ có sự khác biệt.

Mức phạt lỗi không có giấy phép lái xe máy

Theo quy định của luật giao thông đường bộ tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe gắn máy không có bằng lái sẽ phải nộp số tiền phạt cụ thể như:

  • Người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm³ và các loại xe tương tự xe mô tô không có bằng lái phải nộp phạt từ 1.000.000 đồng - 2.000.000 đồng.
  • Người điều khiển xe hai bánh có dung tích xi lanh trên 175 cm³, xe mô tô ba bánh không có bằng lái xe phải chịu mức phạt từ 4.000.000 đồng - 5.000.000 đồng.
Lỗi không có giấy phép lái xe máy bị phạt từ 1.000.000 đồng - 5.000.000 đồng
Lỗi không có giấy phép lái xe máy bị phạt từ 1.000.000 đồng - 5.000.000 đồng

Mức phạt lỗi không có giấy phép lái xe ô tô

Đối với lỗi không có bằng lái xe ô tô, người điều khiển giao thông sẽ phải nộp phạt hành chính theo các mức như sau dựa theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Theo đó, người điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô không có bằng lái xe sẽ bị phạt hành chính từ 10.000.000 đồng - 12.000.000 đồng.

Mức phạt lỗi trường hợp quên mang giấy phép lái xe

  • Người điều khiển xe máy (mô tô) và các loại xe tương tự xe mô tô, nếu không mang theo bằng lái sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng - 200.000 đồng.
  • Người điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 200.000 đồng - 400.000 đồng.

Không có bằng lái xe thì có bị giữ xe không? 

Thông thường, lỗi không có bằng lái xe khi tham gia giao thông sẽ bị giữ xe khoảng 7 ngày. Trường hợp có thêm tình tiết cần xác minh, cảnh sát giao thông sẽ tạm giữ phương tiện khoảng 30 ngày. Vì thế để tránh bị phạt hay giữ xe, các bạn cần tuân thủ đúng theo quy định của Luật giao thông đường bộ.

Không có bằng lái ô tô sẽ bị giam giữ phương tiện từ 7 đến 30 ngày
Không có bằng lái ô tô sẽ bị giam giữ phương tiện từ 7 đến 30 ngày

Phân biệt lỗi phạt không có bằng lái xe và quên không mang bằng lái xe

Phương tiện

Lỗi phạt không có bằng lái xe

Lỗi phạt do quên không mang bằng lái xe

Xe ô tô

Phạt tiền từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng

Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng

Xe máy

Phạt tiền từ 1.000.000 - 5.000.000 đồng, tùy dòng xe dưới hay trên 175cc.

Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng

Làm thế nào để chứng minh quên không mang bằng lái xe? 

Trong trường hợp quên mang bằng lái xe khi điều khiển phương tiện thì bạn cần phải xuất trình giấy phép lái xe của mình tại trụ sở làm việc của cảnh sát giao thông trong thời hạn hẹn giải quyết vi phạm. Nếu quá thời gian này thì bạn sẽ bị xử phạt theo lỗi không có giấy phép lái xe.

Dùng VNeID thay thế được bằng lái xe không?

Theo thông tư 05/2024/TT-BGTVT, bạn có thể sử dụng bằng lái xe đã được xác thực trên VNeID để xuất trình với cảnh sát giao thông khi có yêu cầu. Thông tin này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/06/2024.

Nên mang theo giấy tờ gì khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông?

Khi đã lưu thông trên đường, chắc chắn người điều khiển sẽ bị phạt nếu quên hoặc chưa đăng ký giấy phép. Ngoài ra, theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, người lái xe cần mang theo các loại giấy tờ sau:

  • Đăng ký xe
  • Giấy phép lái xe máy, ô tô đúng theo quy định
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường đối với các loại xe cơ giới.
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe máy, ô tô.

Vì thế không chỉ đối với lỗi không có giấy phép lái xe, trường hợp không đáp ứng đủ 4 loại giấy tờ trên cũng phải nộp phạt hành chính. Tùy theo dòng xe, tình trạng vi phạm, người lái xe phải nộp phạt hành chính, thậm chí là giam xe.

Giấy tờ cần mang theo khi người lái xe tham gia giao thông 
Giấy tờ cần mang theo khi người lái xe tham gia giao thông 

Quy trình đăng ký và thi sát hạch lái xe tránh lỗi phạt không có giấy phép lái xe 

Khi chưa có giấy phép lái xe, bạn nên đăng ký thi sát hạch để đủ điều kiện tham gia giao thông, đồng thời tránh phạm lỗi không có giấy phép lái xe.

Thi bằng lái xe cần điều kiện gì?

Điều kiện để tham gia thi và cấp bằng lái xe khá đơn giản, chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Là công dân Việt Nam; người nước ngoài nhưng đang cư trú tại Việt Nam
  • Đủ 18 tuổi trở lên.
  • Đảm bảo tình trạng sức khỏe phải tốt, đủ tỉnh táo để tham gia điều khiển phương tiện an toàn.

Quy trình đăng ký dự thi sát hạch lái xe

Quy trình đăng ký cũng không quá phức tạp, gồm các bước sau đây.

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, hồ sơ và nộp tại các trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe nơi cư trú.
  • Bước 2: Tham gia khóa học lý thuyết và chạy thực hành đúng thời gian yêu cầu. Mỗi loại bằng sẽ có mức lệ phí đăng ký thi khác nhau. Ví dụ: Lệ phí thi là 450.000 đồng đối với hạng A1, 1.850.000 đồng với hạng A2.
  • Bước 3: Tham gia thi sát hạch giấy phép lái xe với phương tiện mà bạn muốn có bằng lái.
  • Bước 4: Bằng lái xe sẽ được cấp sau khoảng 2 tuần nếu bạn đậu sát hạch cả phần lý thuyết lẫn thực hành.
Bạn nên thi bằng lái để nắm chắc luật và đảm bảo an toàn khi chạy xe 
Bạn nên thi bằng lái để nắm chắc luật và đảm bảo an toàn khi chạy xe 

Kinh nghiệm đi thi sát hạch lái xe có tỷ lệ đậu cao

Mức phạt lỗi không có giấy phép lái xe khá nặng, vì vậy, bạn nên sớm đăng ký thi sát hạch khi đủ điều kiện. Để thi đỗ bằng lái xe 2 bánh hoặc 4 bánh, ngoài việc nắm vững lý thuyết, thực hành tốt; bạn cần tích lũy thêm kinh nghiệm để dễ dàng vượt qua kỳ thi sát hạch.

  • Luôn giữ vững tâm lý khi đi thi: Tâm lý vững vàng là yếu tố giúp bạn chiến thắng mọi hành trình, nhất là khi thi cử. Dù bạn đã nắm rõ lý thuyết, tay lái vững nhưng nếu tâm lý run sợ thì rất dễ bị rớt.
  • Tập trung vào bài thi của mình: Việc tập trung suy nghĩ của mình vào phần thi sẽ giúp bạn giảm thiểu sự sai sót. Hãy đọc kỹ các câu hỏi để đưa ra đáp án chính xác. Đừng để những yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến bài thi của bạn.
  • Sử dụng app để làm bài thử, chia nhỏ nội dung học: Bạn có thể tải các bộ đề thi thử, lý thuyết học để thi bằng lái xe 2 bánh, 4 bánh trên ứng dụng di động để ôn luyện. Trong quá trình học, hãy chia ra thành từng nhóm để “bớt ngán” khi học kiến thức khô khan.
Tích lũy thêm kinh nghiệm sẽ tăng tỷ lệ đậu khi thi bằng lái
Tích lũy thêm kinh nghiệm sẽ tăng tỷ lệ đậu khi thi bằng lái

Tìm hiểu các loại bằng lái xe hiện nay

Tùy theo từng loại phương tiện, bằng lái xe của bạn sẽ được xếp hạng từ A đến F. Qua đó giúp cảnh sát giao thông dễ dàng kiểm tra các phương tiện giao thông; dựa vào đó để phạt lỗi không có giấy phép lái xe.

Hạng giấy phép lái xe

Phương tiện giao thông

Hạng A1

Xe mô tô hai bánh dung tích xi lanh từ 50 đến < 175 cm³.

Hạng A2

Xe máy hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm³ trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe A1.

Hạng A3

Xe ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái A1 và các xe tương tự.

Hạng A4

Các loại máy kéo sử dụng trọng tải lên đến 1 tấn.

Hạng B1

Gồm ô tô chở người 9 chỗ ngồi, xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3,5 tấn.

Hạng B2

Hạng C

Xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép hạng B1, B2.

Hạng D

Xe ô tô chở người từ 10 - 39 chỗ ngồi, các loại xe quy định cho các bằng lái hạng B1, B2, C.

Hạng E

Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi, các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe B1, B2, C, D.

Hạng FB2

Xe hạng B2 kéo rơ moóc, ô tô chở khách nối toa.

Hạng FD

Xe hạng D kéo rơ moóc và ô tô chở khách nối toa.

Hạng FE

Xe hạng E kéo rơ moóc, xe ô tô chở khách nối toa.

Hạng FC

Xe hạng D kéo rơ moóc và đầu kéo sơ mi rơ moóc.

Giấy phép lái xe máy, ô tô có kỳ hạn không?

Lỗi không có giấy phép lái xe hay giấy phép lái xe quá hạn cũng sẽ bị phạt tiền. Theo đó, tùy từng loại bằng lái sẽ có thời gian sử dụng khác nhau. Cụ thể, bằng A1, A2 và A3 không có thời hạn; còn các loại bằng khác cần phải đăng ký lại sau một thời gian nhất định.

Loại bằng lái

Kỳ hạn sử dụng

B1

- Khi người điều khiển phương tiện đủ 55 tuổi đối với nữ, đủ 60 tuổi đối với nam.

- Lái xe trên 45 tuổi đối với nữ, trên 50 tuổi đối với nam thì bằng lái xe được cấp có thời hạn 10 năm (kể từ ngày cấp).

A4, B2

Thời hạn sử dụng đến 10 năm tính từ ngày cấp.

C, D, E, FB2, FC, FE

Hạn sử dụng các loại bằng lái này là 5 năm từ ngày cấp.

Trong trường hợp giấy phép lái xe quá hạn dưới 3 tháng sẽ được xét duyệt cấp lại. Tuy nhiên, nếu bằng lái xe quá hạn trên 3 tháng, chủ xe phải thi sát hạch lại để cấp mới giấy phép lái xe. Cụ thể như sau:

  • Giấy phép lái xe quá hạn từ trên 3 tháng đến dưới 1 năm, phải thi lại lý thuyết.
  • Bằng lái xe quá hạn trên 1 năm, buộc phải thi sát hạch cả lý thuyết lẫn thực hành.

Vì thế, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra bằng lái của mình để đảm bảo kịp thời đổi mới bằng lái khác khi sắp hết hạn.

Mỗi loại bằng lái xe sẽ có thời hạn sử dụng nhất định
Mỗi loại bằng lái xe sẽ có thời hạn sử dụng nhất định

Tùy theo từng trường hợp vi phạm mà lỗi không có giấy phép lái xe máy hay ô tô sẽ có mức phạt tương ứng. Để tránh mắc lỗi, người điều khiển phương tiện cần tìm hiểu và nắm rõ Luật giao thông đường bộ. Đồng thời mang theo đầy đủ giấy tờ cần thiết khi tham gia giao thông.