Lỗi không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị giam xe hay không?

Lỗi không đội mũ bảo hiểm gồm những trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông và người ngồi sau xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội không cài quai đúng quy cách. Lỗi vi phạm này bị phạt tiền từ 400.000 VNĐ cho đến 600.000 VNĐ.

Những ai bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm?

Trước khi tìm hiểu những ai bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, bạn cần nắm rõ một số thông tin cơ bản như sau:

Mũ bảo hiểm là đồ bảo hộ quan trọng bảo vệ đầu khi tham gia giao thông, giúp giảm 70% nguy cơ chấn thương. Trong tai nạn, va chạm hay ngã xe, mũ bảo hiểm bảo vệ đầu khỏi tác động mạnh, giảm thiểu thương tích và chi phí điều trị.

Mũ bảo hiểm giúp bảo vệ tính mạng con người khi tham gia giao thông
Mũ bảo hiểm giúp bảo vệ tính mạng con người khi tham gia giao thông

Mũ bảo hiểm sẽ được chia thành 4 chính là:

  • Mũ bảo hiểm che được nửa đầu.
  • Mũ bảo hiểm che ba phần tư đầu.
  • Mũ bảo hiểm che cả đầu và tai.
  • Mũ bảo hiểm che cả đầu, tai và hàm.
Mũ bảo hiểm thường được chia làm 4 loại chính
Mũ bảo hiểm thường được chia làm 4 loại chính

Một chiếc mũ bảo hiểm chất lượng cần đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Vật liệu làm mũ bảo hiểm phải chịu được thời tiết, nhiệt độ, và các điều kiện sử dụng khác mà không ảnh hưởng đến hình dáng và chức năng.
  • Quai đeo và khóa phải an toàn, không gây tổn thương da.
  • Bề mặt mũ và các bộ phận phải nhẵn, không có vết nứt hay cạnh sắc.
  • Đầu đinh tán phải thấp hơn bề mặt mũ 2mm, không có gờ cạnh sắc nhọn.
Nên lựa chọn mũ bảo hiểm chất lượng để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
Nên lựa chọn mũ bảo hiểm chất lượng để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông

Nếu muốn tránh mắc lỗi không đội mũ bảo hiểm, theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi tham gia giao thông, những người điều khiển phương tiện dưới đây cần phải bắt buộc đội mũ bảo hiểm:

  • Người tham gia giao thông điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện và xe đạp điện.
  • Người tham gia giao thông ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện và xe đạp điện.

Lỗi không đội mũ bảo hiểm bao gồm những lỗi nào?

Để giảm thiểu tai nạn, bảo vệ sức khỏe và tính mạng con người, chính phủ đã ra quy định người tham gia giao thông cần phải tiến hành đội mũ bảo hiểm. Những trường hợp được xem là mắc lỗi không đội mũ bảo hiểm sẽ bao gồm:

  • Người đi mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện… điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ không chịu đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai theo đúng quy cách.
  • Chở người ngồi trên xe mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện… không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng lại không cài quai theo đúng quy cách.
Lỗi không đội mũ bảo hiểm tính cho trường hợp cố tình không đội mũ bảo hiểm
Lỗi không đội mũ bảo hiểm tính cho trường hợp cố tình không đội mũ bảo hiểm

Những trường hợp người ngồi sau xe được phép không đội mũ bảo hiểm

Theo quy định của pháp luật, người đi điều khiển xe máy hoặc ngồi sau xe khi tham gia giao thông cần phải đội mũ bảo hiểm. Tuy nhiên, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP không bị phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm nếu như thuộc 1 trong 3 trường hợp:

  • Chở người bệnh cần đi cấp cứu.
  • Trẻ em dưới 06 tuổi.
  • Thực hiện áp giải những người có hành vi vi phạm pháp luật.
Trẻ em dưới 6 tuổi được phép không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
Trẻ em dưới 6 tuổi được phép không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

Mắc lỗi không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 của luật Giao thông đường bộ được ban hành vào năm 2008, những người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và xe gắn máy cần phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Những ai vi phạm sẽ áp dụng mức phạt không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

  • Lỗi không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt tiền từ 400.000 VNĐ đến 600.000 VNĐ
  • Đối với tình huống 1 người chở và 1 người được chở đều mắc lỗi không đội mũ bảo hiểm hoặc đội nhưng không cài quai đúng theo quy cách: Bị xử phạt từ 800.000 VNĐ đến 1.200.000 VNĐ đối với người chở và 400.000 VNĐ - 600.000 VNĐ đối với người ngồi sau theo các điều luật của Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
  • Chở 2 người mắc lỗi không đội nón bảo hiểm: Theo điểm 1 khoản 2 Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định rõ mức xử phạt khi chở 2 người (không tính người lái) trên xe gắn máy sẽ bị phạt tiền từ 200.000 VNĐ – 300.000 VNĐ. Cả 3 đều mắc lỗi sẽ bị phạt từ 1.400.000 VNĐ – 2.100.000 VNĐ. 1 người đội và 2 người mắc lỗi không dùng mũ bảo hiểm, sẽ bị phạt từ 1.000.000 VNĐ – 1.500.000 VNĐ. 2 người đội và 1 người mắc lỗi không mũ bảo hiểm bị phạt từ 600.000 VNĐ – 900.000 VNĐ.
Lỗi không đội mũ bảo hiểm có thể bị phạt lên đến 2.100.000 VNĐ
Lỗi không đội mũ bảo hiểm có thể bị phạt lên đến 2.100.000 VNĐ

Vi phạm lỗi không đội mũ bảo hiểm có bị giữ xe và tước giấy phép lái xe hay không?

Người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong 01 tháng khi vi phạm không đội mũ bảo hiểm lần đầu tiên. Với lần vi phạm thứ hai sẽ trong vòng 02 tháng và đối với lần vi phạm thứ ba sẽ là 03 tháng. Ngoài ra, chưa có quy định nào về việc vi phạm lỗi không đội mũ bảo hiểm sẽ bị tạm giữ xe.

Không đội mũ bảo hiểm có được nộp phạt tại chỗ?

Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính vào năm 2012 (sửa đổi, bổ sung vào năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01-01-2022) quy định tại khoản 1 Điều 56, cụ thể như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ là việc áp dụng đóng phạt ngay tại nơi phát hiện vi phạm, không cần lập biên bản. Mức xử phạt là 250.000 VNĐ đối với những cá nhân và 500.000 VNĐ đối với những tổ chức.

Tuy nhiên, đối với trường hợp người tham gia giao thông điều khiển xe máy phạm lỗi không mũ bảo hiểm có mức phạt từ 400.000 VNĐ đến 600.000 VNĐ. Vì thế, người điều khiển phương tiện sẽ không có quyền yêu cầu CSGT xử phạt tại chỗ.

Lỗi không dùng mũ bảo hiểm không được quyền yêu cầu xử phạt tại chỗ
Lỗi không dùng mũ bảo hiểm không được quyền yêu cầu xử phạt tại chỗ

Lỗi không đội nón bảo hiểm nộp tiền phạt ở đâu?

Đối với lỗi không mũ bảo hiểm khi lái xe cũng như những lỗi vi phạm giao thông khác, theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP, những cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính sẽ thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong những hình thức dưới đây:

  • Hình thức thứ nhất: Nộp phạt bằng tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản đã được ghi chi tiết trong quyết định xử phạt.
  • Hình thức thứ hai: Thực hiện chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi chi tiết trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện là nghĩa vụ và cũng là biện pháp an toàn cần thiết cho bản thân và xã hội. Việc hiểu rõ các trường hợp mắc lỗi không đội mũ bảo hiểm cũng như những quy định xử phạt sẽ giúp bạn tránh được vi phạm không đáng có và tự tin tham gia giao thông.