[Mới nhất] Tốc độ tối đa của xe máy là bao nhiêu? Mức phạt khi vượt quá tốc độ

Để tránh bị xử phạt khi tham gia giao thông, bạn cần nắm rõ tốc độ tối đa của xe máy là bao nhiêu. Theo quy định, nếu đường có có một làn xe cơ giới, tối độ tối đa là 50km/h. Nếu đường có từ 2 làn xe cơ giới trở lên, tốc độ tối đa là 60km/h. Ở ngoài khu vực đông dân cư, tốc độ tối đa của xe máy là 70km/h.

Quy định tốc độ tối đa của xe máy là bao nhiêu? 

Tốc độ tối đa của xe máy là vận tốc cao nhất mà xe máy có thể di chuyển theo quy định của luật an toàn giao thông đường bộ. Thực tế, tốc độ tối đa của xe máy là bao nhiêu phụ thuộc vào khu vực và làn đường. Cụ thể như sau:

Quy định tốc độ tối đa của xe máy ở khu vực đông dân cư

Khu vực đông dân cư bao gồm các khu đô thị, thành phố và thị trấn. Ngoài ra còn có các khu vực xung quanh các trường học, bệnh viện, chợ, trung tâm thương mại. Khu vực gần các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu dân cư tập trung cũng được xếp vào khu vực đông dân cư.

Tốc độ tối đa của xe máy tại khu vực đông dân cư là từ 50km/h - 60km/h
Tốc độ tối đa của xe máy tại khu vực đông dân cư là từ 50km/h - 60km/h

Tại khu vực đông dân cư, tốc độ tối đa của xe máy được quy định như sau:

  • Trên đường hai chiều hoặc đường một chiều có 1 làn xe cơ giới: Tốc độ tối đa của xe máy là 50 km/h.
  • Trên đường đôi hoặc đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: Tốc độ tối đa của xe máy là 60 km/h.

Quy định tốc độ tối đa của xe máy ngoài khu dân cư 

Ngoài khu dân cư, người điều khiển xe máy được phép lái xe với tốc độ tối đa cao hơn so với khi di chuyển trên quốc lộ hoặc trong khu vực dân cư đông đúc. Theo Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, tốc độ tối đa của xe máy ngoài khu dân cư được quy định như sau:

Nắm rõ tốc độ tối đa của xe máy là bao nhiêu giúp bạn điều khiển xe đúng luật và tránh bị xử phạt vi phạm hành chính
Nắm rõ tốc độ tối đa của xe máy là bao nhiêu giúp bạn điều khiển xe đúng luật và tránh bị xử phạt vi phạm hành chính
  • Trên đường đôi hoặc đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên: Tốc độ tối đa của xe máy là 70 km/h.
  • Trên đường hai chiều hoặc đường một chiều có 1 làn xe cơ giới: Tốc độ tối đa của xe máy là 60 km/h.

Điều này có nghĩa là khi điều khiển xe máy ngoài khu dân cư, bạn cần tuân thủ các quy định về tốc độ tối đa cụ thể cho từng loại đường như trên để đảm bảo an toàn và tuân thủ pháp luật.

Quy định tốc độ tối đa của xe máy trên quốc lộ 

Thông tư 31/2019/TT-BGTVT cũng đã quy định rõ về tốc độ tối đa của xe máy trên quốc lộ. Theo đó, tùy theo từng loại đường mà tốc độ tối đa của xe máy cũng khác nhau, cụ thể:

  • Trên đường hai chiều hoặc đường một chiều có 1 làn xe cơ giới: Tốc độ tối đa của xe máy là 50 km/h.
  • Trên đường đôi hoặc đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: Tốc độ tối đa của xe máy là 60 km/h.

Vượt tốc độ tối đa có bị phạt không? 

Xe máy vượt quá tốc độ tối đa theo quy định sẽ bị xử phạt theo quy định của luật giao thông đường bộ. Cụ thể, tại Việt Nam, việc xử phạt người điều khiển xe máy vi phạm quy định về tốc độ được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Điều khiển phương tiện vượt tốc độ tối đa của xe máy sẽ bị phạt tiền và tịch thu bằng lái xe 
Điều khiển phương tiện vượt tốc độ tối đa của xe máy sẽ bị phạt tiền và tịch thu bằng lái xe 

Theo đó, nếu người tham gia giao thông vượt quá tốc độ tối đa của xe máy, tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu bằng lái xe trong một khoảng thời gian nhất định.

Ngoài ra, hiện nay các cơ quan có thẩm quyền đang thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát tốc độ của các phương tiện xe máy và ô tô lưu thông trên đường bằng thiết bị bắn tốc độ. Điều này nhằm đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiểu tai nạn. Vì vậy, nếu không nắm rõ tốc độ tối đa của xe máy là bao nhiêu trên các tuyến đường, bạn rất dễ đi vượt tốc độ và bị xử phạt theo quy định.

Tóm lại, việc tuân thủ các quy định về tốc độ không chỉ giúp bạn tránh bị phạt mà còn bảo vệ an toàn cho chính bạn và mọi người xung quanh.

Xe máy vượt tốc độ tối đa bị phạt bao nhiêu? 

Tùy theo mức độ vi phạm mà mức xử phạt đối với xe máy vượt quá tốc độ tối đa được quy định cũng khác nhau. Dưới đây là mức phạt cụ thể cho các hành vi vi phạm tốc độ của người điều khiển xe máy:

Tùy theo mức độ vi phạm mà xe máy vượt quá tốc độ sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng - 7.000.000 đồng
Tùy theo mức độ vi phạm mà xe máy vượt quá tốc độ sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng - 7.000.000 đồng
  • Vượt quá tốc độ quy định từ 5 km/h đến dưới 10 km/h: Phạt tiền từ 200.000 đến 300.000 đồng.
  • Vượt quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến dưới 20 km/h: Phạt tiền từ 600.000 đến 1.000.000 đồng.
  • Vượt quá tốc độ quy định từ 20 km/h đến dưới 35 km/h: Phạt tiền từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng. Đồng thời, tịch thu bằng lái xe từ 1 đến 3 tháng.
  • Vượt quá tốc độ quy định trên 35 km/h: Phạt tiền từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng và tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 2 đến 4 tháng.
  • Không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát giao thông, bỏ chạy: Mức phạt tiền từ 5.000.000 đến 7.000.000 đồng. Tịch thu bằng lái xe từ 3 đến 5 tháng.
  • Trường hợp vượt quá tốc độ tối đa của xe máy và gây tai nạn giao thông, ngoài chịu trách nhiệm hành chính, người điều khiển xe máy còn có thể bị khởi tố hình sự và tạm giam tùy vào mức độ vi phạm.

Những mức phạt trên được áp dụng nhằm đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông và bảo vệ tính mạng, tài sản của người tham gia giao thông. Việc tuân thủ các quy định về tốc độ tối đa của xe máy là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.

Điều khiển xe máy với tốc độ chậm có bị phạt không?

Thông thường, khi điều khiển phương tiện vượt quá tốc độ tối đa của xe máy, bạn sẽ bị xử phạt theo quy định. Tuy nhiên, nếu điều khiển phương tiện vi phạm tốc độ tối thiểu thì cũng sẽ bị xử phạt do gây cản trở giao thông.

Điều khiển xe máy dưới tốc độ tối thiểu sẽ gây cản trở giao thông và bị phạt tiền theo quy định
Điều khiển xe máy dưới tốc độ tối thiểu sẽ gây cản trở giao thông và bị phạt tiền theo quy định

Theo đó, trên những đoạn đường có biển báo giới hạn tốc độ từ 60 – 100 km/h, người điều khiển xe cần đảm bảo tốc độ nằm trong khoảng từ 60 – 100 km/h. Nếu di chuyển vượt quá hoặc thấp hơn khoảng tốc độ này đều bị xử phạt.

Mức phạt khi điều khiển xe máy dưới tốc độ tối thiểu được quy định như sau:

  • Người điều khiển xe máy với tốc độ chậm hơn so với các phương tiện khác đang đi cùng chiều nhưng lại không đi ở phần bên phải của đường xe chạy sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức phạt tiền là từ 400.000 đồng cho tới 600.000 đồng.
  • Nếu điều khiển xe trên đường cao tốc mà chạy dưới tốc độ cho phép sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Như vậy, không chỉ vượt quá tốc độ mà chạy chậm so với tốc độ quy định cũng sẽ bị xử phạt. Người điều khiển phương tiện cần lưu ý điều này để đảm bảo tuân thủ các quy định về tốc độ và an toàn giao thông.

Quy định về khoảng cách an toàn giữa các loại phương tiện

Bên cạnh quy định về tốc độ tối đa của xe máy, còn có quy định về khoảng cách an toàn giữa các phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ. Quy định này được thiết lập để đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiểu nguy cơ tai nạn.

Tuân thủ khoảng cách an toàn giữa các phương tiện để hạn chế rủi ro gây tai nạn giao thông
Tuân thủ khoảng cách an toàn giữa các phương tiện để hạn chế rủi ro gây tai nạn giao thông

Theo quy định, khoảng cách an toàn giữa các phương tiện như sau:

Khoảng cách an toàn tối thiểu

Trên đường cao tốc, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai phương tiện cùng chiều phụ thuộc vào tốc độ của xe. Cụ thể:

  • Tốc độ từ 60 km/h đến 80 km/h: khoảng cách an toàn tối thiểu là 55 m.
  • Tốc độ từ 80 km/h đến 100 km/h: khoảng cách an toàn tối thiểu là 70 m.
  • Tốc độ từ 100 km/h đến 120 km/h: khoảng cách an toàn tối thiểu là 100 m.
  • Tốc độ trên 120 km/h: khoảng cách an toàn tối thiểu là 120 m.

Đối với các loại đường khác

Khi tham gia giao thông trên các tuyến đường không phải là đường cao tốc, người lái xe cần giữ khoảng cách an toàn để xử lý kịp thời các tình huống bất ngờ. Khoảng cách cụ thể phụ thuộc vào tốc độ di chuyển và điều kiện đường xá, thời tiết. Ví dụ:

  • Tốc độ dưới 60km/h: khoảng cách an toàn tối thiểu là 30 m.
  • Tốc độ từ 60 km/h đến 80 km/h: khoảng cách an toàn tối thiểu là 55m.
  • Tốc độ trên 80 km/h: khoảng cách an toàn tối thiểu là 70 m.

Điều kiện thời tiết và tình trạng giao thông

Trong điều kiện thời tiết xấu như mưa, sương mù, hoặc đường trơn, người lái xe cần tăng khoảng cách an toàn để đảm bảo có đủ thời gian và khoảng cách để phanh hoặc xử lý các tình huống khẩn cấp.

Quy định về biển báo

Trên một số đoạn đường hiện nay có lắp đặt biển báo quy định khoảng cách an toàn tối thiểu cụ thể. Người điều khiển phương tiện phải tuân thủ các quy định này theo chỉ dẫn của biển báo giao thông.

Việc tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn và tốc độ tối đa của xe máy giúp giảm nguy cơ tai nạn giao thông, bảo vệ tính mạng và tài sản của người tham gia giao thông.

Những lưu ý khi điều khiển xe máy tham gia giao thông

Khi điều khiển xe máy tham gia giao thông, ngoài việc nắm rõ tốc độ tối đa của xe máy là bao nhiêu, bạn cũng cần lưu ý các vấn đề sau để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người khác:

Khi điều khiển xe máy, cần tuân thủ tốc độ tối đa và đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn
Khi điều khiển xe máy, cần tuân thủ tốc độ tối đa và đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn
  • Luôn tuân thủ các quy định của luật giao thông đường bộ, bao gồm tốc độ, quyền ưu tiên, tín hiệu đèn,...
  • Khi điều khiển xe máy tham gia giao thông, người lái xe và người ngồi trên xe bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm có cài quai.
  • Linh hoạt điều chỉnh tốc độ xe tùy theo điều kiện thời tiết, bề mặt đường và tình trạng giao thông.
  • Luôn giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện khác và tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn giữa các xe.
  • Không sử dụng điện thoại khi lái xe.
  • Sử dụng tín hiệu rẽ và tín hiệu báo hiệu khi cần thiết và phản ứng kịp thời đối với các tình huống giao thông đột xuất.

Việc tìm hiểu tốc độ tối đa của xe máy là bao nhiêu giúp bạn tự tin và an tâm khi tham gia giao thông, đồng thời tránh bị xử phạt vi phạm hành chính, đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh. Việc tuân thủ tốc độ tối đa của xe máy cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm, góp phần tạo ra môi trường giao thông an toàn, giảm thiểu rủi ro tai nạn giao thông.