Sức khoẻ Dinh Dưỡng

Uống nước lá vối mỗi ngày có tốt không? Đừng thấy lợi trước mắt mà lạm dụng

Caitlin Trang

Tìm hiểu uống nước lá vối mỗi ngày có tốt không giúp bạn biết được công dụng và liều lượng chính xác khi sử dụng thức uống này. Việc này còn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và tránh được các tác dụng phụ không đáng có.

1. Công dụng của nước lá vối

Để biết uống nước lá vối mỗi ngày có tốt không, trước tiên bạn cần khám phá công dụng của loại lá này đối với sức khỏe con người qua thông tin dưới đây:

2.1. Hỗ trợ điều trị gout

Nước lá vối có công dụng tiêu hóa nhanh thức ăn, nhất là các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ nên có tác dụng giúp giảm cân.

Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến bệnh gout là do chế độ ăn uống không hợp lý, chứa nhiều chất béo, ngọt gây ứ đọng axit uric. Do đó, hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết, đào thải không tốt khiến axit uric tắc nghẽn ở các khớp gây nên tình trạng sưng nóng, đỏ, đau các khớp. Việc uống nước lá vối sẽ giúp lợi tiểu, tiêu độc cải thiện tình trạng của người mắc bệnh gout.

Uống nước lá vối hỗ trợ giảm bệnh gout

2.2. Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Trong nước lá vối có chứa các hợp chất flavonoid hiệu quả trong phòng và điều trị bệnh tiểu đường. Người mắc đái tháo đường nên uống loại nước này thường xuyên để giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tế bào, phòng ngừa đục thủy tinh thể, tổn thương tế bào beta tuyến tụy.

2.3. Giảm mỡ máu

Một số loại muối khoáng và vitamin có trong nước lá vối rất tốt cho cơ thể và có tác dụng làm giảm mỡ máu hiệu quả.

Các vitamin và muối khoáng trong lá vối giúp giảm mỡ máu trong cơ thể
Các vitamin và muối khoáng trong lá vối giúp giảm mỡ máu trong cơ thể

2.4. Hỗ trợ chữa lở ngứa

Cả lá vối tươi và khô khi sắc đều có thể sử dụng để sát khuẩn hoặc chữa một số loại bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Vì thế mà dân gian đã lưu truyền cách chữa chốc lở hiệu quả đó là vò nát lá vối tươi rồi nấu nước đặc để gội đầu hoặc tắm rửa.

2.5. Chữa đau bụng, viêm đại tràng mãn tính

Nước lá vối còn được biết đến với công dụng hỗ trợ tiêu hóa giúp ăn ngon miệng hơn. Vì thế mà mỗi khi ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, người ta thường uống nước lá vối để kích thích dạ dày tiết nhiều dịch tiêu hóa để ngăn ngừa chứng đầy bụng, khó tiêu. Bên cạnh đó, trong lá vối cũng chứa nhiều tanin có tác dụng bảo vệ niêm mạc ruột và tinh dầu có tính kháng khuẩn, chữa đau bụng đi ngoài phân sống.

2. Uống nước lá vối mỗi ngày có tốt không?

Một số người mắc bệnh gout và tiểu đường thắc mắc về việc uống nước lá vối mỗi ngày có tốt không. Tuy lá vối mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng cần sử dụng với liều lượng hợp lý. Bạn có thể uống nước lá vối mỗi ngày nhưng chỉ nên uống từ 15 - 20g lá sắc uống và chia ra thành nhiều lần. Nếu lạm dụng quá mức loại nước này có thể gây ra nhiều tác hại xấu đối với sức khỏe.

Mỗi ngày chỉ nên uống từ 15 - 20g lá vối
Mỗi ngày chỉ nên uống từ 15 - 20g lá vối

3. Tác hại khôn lường nếu lạm dụng nước lá vối

Sau khi đã có câu trả lời cho thắc mắc uống nước lá vối mỗi ngày có tốt không, bạn cần chú ý thêm một số tác hại nếu lạm dụng loại nước này như:

3.1. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Lá vối có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa. Vị đắng nhẹ trong loại lá này giúp kích thích tiêu hóa và ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên dựa vào thông tin uống nước lá vối mỗi ngày có tốt không, bạn có thể thấy rằng nếu uống quá nhiều lại phản tác dụng và gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn.

Với công dụng giúp cải thiện hệ tiêu hóa, lá vối sẽ làm tăng nhu động ruột. Tức là thức ăn chưa kịp hấp thụ đã bị đẩy xuống ruột già và thải ra ngoài. Vì vậy rất dễ gây ra hiện tượng đi ngoài phân sống và tiêu chảy.

Uống quá nhiều nước lá vối sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Uống quá nhiều nước lá vối sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

3.2. Tiêu diệt vi khuẩn có lợi

Nước lá vối có khả năng ức chế hoạt động và sự phát triển của các loại vi khuẩn ruột, hỗ trợ điều trị các bệnh như đau bụng âm ỉ, viêm đại tràng,...Tuy nhiên do có tính kháng khuẩn cao nên uống nhiều loại nước này cũng sẽ diệt một lượng vi khuẩn có lợi trong cơ thể. Điều này sẽ làm cho cơ thể bị thiếu sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc các bệnh khác.

Do đó, bạn nên uống nước lá vối khô kết hợp bổ sung thêm men hỗ trợ tiêu hóa để giảm tính kháng khuẩn có trong lá vối, tránh tiêu diệt các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

3.3. Gây cồn cào, mệt mỏi, xây xẩm mặt mày

Nếu bạn uống nước lá vối vào lúc đói sẽ gặp phải tình trạng cồn cào, mệt mỏi, xây xẩm mặt mày. Ngay cả khi bạn uống quá nhiều loại nước này cũng có thể gặp tình trạng như vậy.

Khi bụng rỗng, nước lá vối sẽ làm tăng co bóp dạ dày, tăng nhu động ruột nên gây ra cảm giác đói cồn cào, thèm ăn. Cơ thể của bạn lúc này đang bị thiếu năng lượng nên sẽ thấy mệt mỏi, xây xẩm mặt mày.

Uống nước lá vối vào lúc đói sẽ gặp phải hiện tượng xây xẩm mặt mày, cồn cào bụng
Uống nước lá vối vào lúc đói sẽ gặp phải hiện tượng xây xẩm mặt mày, cồn cào bụng

4. Những lưu ý khi uống nước lá vối tươi

Bên cạnh thông tin uống nước lá vối mỗi ngày có tốt không, bạn cần lưu ý thêm một số điều cần tránh khi sử dụng thức uống này. Không nên lạm dụng nước lá vối quá nhiều mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Để uống nước lá vối có lợi cho sức khỏe, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Không uống nước lá vối khi bụng đói khiến nhu động ruột hoạt động nhiều hơn dẫn đến cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn, ăn không ngon.
  • Không nên uống nước lá vối tươi vì lá vối tươi có tính kháng khuẩn cao. Uống quá nhiều lá vối tươi có thể gây mất máu và tiêu diệt vi khuẩn có lợi.
  • Không lạm dụng nước lá vối: Uống nhiều nước lá vối không tốt cho hệ bài tiết. Tuy nhiên, khi pha loãng để uống thì không gây hại cho sức khỏe.
  • Không uống sau bữa ăn: Uống nước lá vối sau khi ăn lúc này cản trở quá trình tiêu hóa tự nhiên của thức ăn.
  • Người đang điều trị bệnh, đang dùng thuốc Tây, thuốc Nam không nên uống nước lá vối hoặc hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng để tránh tác dụng phụ.
Người đang sử dụng thuốc Tây hoặc thuốc Nam không nên uống nước lá vối
Người đang sử dụng thuốc Tây hoặc thuốc Nam không nên uống nước lá vối

5. Những ai không nên uống nước lá vối?

Được biết đến với công dụng tốt cho sức khỏe tuy nhiên ngoài việc lý giải uống nước lá vối mỗi ngày có tốt không, bạn nên biết rằng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại nước này. Dưới đây là một số đối tượng không nên uống nước lá vối:

  • Người quá gầy hoặc có vấn đề về sức khỏe vì nước lá vối có đặc tính kiểm soát lượng đường trong máu và hỗ trợ giảm cân.
  • Bà bầu không nên uống nước lá vối vì ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và bài tiết.
  • Không nên uống nước lá vối ngay sau bữa ăn vì có thể cản trở quá trình tiêu hóa.
  • Trẻ em không nên uống nước lá vối vì hệ tiêu hoá và sức khoẻ còn yếu.
  • Người bị mất ngủ, khó ngủ không nên uống nhiều nước lá vối.
  • Người đang điều trị bệnh, đang uống thuốc nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ nếu muốn uống nước lá vối.
  • Các bác sĩ khuyến khích dùng nước lá vối khô, không nên dùng lá vối tươi vì có chứa chất chống viêm, kháng khuẩn có thể gián tiếp tiêu diệt vi khuẩn có lợi.
Người quá gầy không nên uống nước lá vối vì đây là loại nước hỗ trợ giảm cân
Người quá gầy không nên uống nước lá vối vì đây là loại nước hỗ trợ giảm cân

6. Một số loại nước lá thanh lọc cơ thể khác

Không chỉ tìm kiếm về uống nước lá vối mỗi ngày có tốt không, bạn còn có thể tham khảo thêm một số loại nước lá khác cũng có công dụng thanh lọc cơ thể tương tự dưới đây:

6.1. Rau má

Rau má là loại rau có công dụng giải nhiệt cơ thể bởi nó chứa nhiều các chất glucozit, saponin, các khoáng chất như canxi, magie, mangan, photpho, kali,...cùng nhiều loại vitamin khác như B1, B2, B3, C,...Do đó, rau má giúp đào thải độc tố trong cơ thể cùng các chất béo dư thừa qua đường nước tiểu.

Quá trình thanh lọc này góp phần giảm áp lực cho thận. Tuy có khả năng thải độc nhanh chóng nhưng rau má vẫn giúp cơ thể khỏe mạnh và cân bằng.

6.2. Lá trà xanh

Theo một số nghiên cứu, chiết xuất trà xanh có thể làm tăng 27% khả năng đốt cháy chất béo. Một số hợp chất của trà xanh như catechin có thể giúp cơ thể thải một số chất độc và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Bên cạnh đó, trà xanh còn giúp phòng ngừa một số loại bệnh như xơ gan, nóng gan, huyết áp cao, các bệnh tiềm ẩn bởi nhiều lý do như ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, thức uống có cồn, có ga gây nên.

Nước trà xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và hạn chế mắc một số bệnh
Nước trà xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và hạn chế mắc một số bệnh

6.3. Nước rau mã đề

Theo Đông y, rau mã đề có tác dụng hỗ trợ chức năng gan, thanh nhiệt và lợi tiểu nên thường được sử dụng trong bài thuốc hỗ trợ chức năng gan và mụn nhọt do gan. Cách làm loại nước uống thanh nhiệt này rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy rau mã đề rửa sạch và nấu lấy nước. Sử dụng thường xuyên sẽ giúp thanh nhiệt hiệu quả, giúp bạn cảm thấy thoải mái trong ngày hè.

6.4. Lá nhân trần

Trong lá cây nhân trần chứa các chất giúp chống oxy hóa, xeton, capilien,...có tác dụng tốt cho sức khỏe, mát gan, bổ thận và tăng cường hoạt động chức năng cho các bộ phận trong cơ thể.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng lá cây nhân trần còn giúp thúc đẩy tăng tiết dịch vị, bảo vệ cơ quan thận, thúc đẩy tuần hoàn và chống sưng viêm. Cũng giống như lý giải uống nước lá vối mỗi ngày có tốt không thì bạn cũng chỉ nên uống loại nước này với tần suất vừa phải, hợp lý để thấy được hiệu quả.

6.5. Lá bồ công anh

Lá bồ công anh có vị hơi đắng, tính mát nên có công dụng thanh nhiệt, giải độc gan và giúp lợi tiểu, thông sữa, chữa mụn nhọt,...

Ngoài ra, với công dụng kiểm soát lượng mỡ vào cơ thể nên lá bồ công anh còn được sử dụng để thải độc cho gan, ngăn ngừa tình trạng nóng gan hiệu quả.

Việc nắm được chính xác uống nước lá vối mỗi ngày có tốt không giúp bạn hạn chế được tình trạng lạm dụng thức uống này gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời biết được cách sử dụng đúng để hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa một số bệnh.

BÀI LIÊN QUAN