Sức khoẻ Dinh Dưỡng

Uống nước củ ráy có tác dụng gì? Những lợi ích thần kỳ mà người dùng thường bỏ qua

Caitlin Trang

Uống nước củ ráy có tác dụng gì? Các lợi ích có thể kể đến như điều trị mụn nhọt, trị ho, giảm sốt, tốt cho hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, bệnh gout và hỗ trợ giảm cân. Từ đó, bạn có thể áp dụng các bài thuốc từ loại nước này để chăm sóc sức khỏe một cách an toàn, ít tác dụng phụ.

1. Đặc điểm của cây ráy

Bạn hãy tìm hiểu đặc điểm của cây ráy trước khi khám phá uống nước củ ráy có tác dụng gì để hiểu rõ hơn về công dụng của nó đối với sức khỏe.

Cây ráy là loài thực vật thuộc họ thân mềm với chiều cao khoảng từ 0,3 đến 1,4m. Phần dưới móc bò còn phần trên mọc thẳng đứng. Rễ cây phát triển thành hình củ dài được chia thành nhiều đốt ngắn có vảy màu nâu.

Lá cây ráy to và rộng khoảng 8 - 45cm, dài từ 10 - 50cm. Phiến lá có hình trái tim, mép nguyên hoặc hơi lượn. Phần cuống dài từ 15 - 120cm. Cây ráy trổ hoa và kết quả từ khoảng tháng 1 đến tháng 5. Hoa ráy gồm hoa đực và hoa cái, hoa đực tụ lại ở phần trên còn hoa cái thường mọc ở gốc. Quả ráy có màu đỏ tương tự như các loại quả mọng.

Củ ráy được sử dụng để làm dược liệu và thường sẽ chọn những củ có tuổi thọ từ 2 năm trở lên.

Cây ráy thuộc họ thân mềm có chiều cao từ 0,3 đến 1,4m
Cây ráy thuộc họ thân mềm có chiều cao từ 0,3 đến 1,4m

2. Uống nước củ ráy có tác dụng gì? 

Để sử dụng củ ráy có hiệu quả, an toàn thì bạn cần nắm được uống nước củ ráy có tác dụng gì. Dưới đây là một số công dụng cụ thể:

2.1. Tăng cường hệ miễn dịch

Trong nước củ ráy chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt phải kể đến vitamin C, kali, mangan,... Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch để cơ thể có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,... Kali là một loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể giúp điều hòa huyết áp, ngăn ngừa được các bệnh về tim mạch.

Mangan là khoáng chất giúp tăng cường chức năng của hệ miễn dịch để cơ thể chống lại các căn bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường,...

Vitamin C có trong nước củ ráy có tác dụng chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch
Vitamin C có trong nước củ ráy có tác dụng chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch

2.2. Hỗ trợ tiêu hóa

Củ ráy có thành phần chứa nhiều chất xơ hòa tan giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, cân bằng lợi khuẩn có trong đường ruột. Vì thế mà hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, giảm được tình trạng táo bón.

Chất xơ hòa tan có trong củ ráy còn có công dụng hấp thụ nước, làm tăng thể tích phân, kích thích nhu động ruột để thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa được dễ dàng. Ngoài ra, chất xơ hòa tan có trong loại củ này còn giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột để giúp các lợi khuẩn phát triển, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

2.3. Hỗ trợ điều trị mụn nhọt

Củ ráy có tính kháng khuẩn nên đóng một vai trò quan trọng như một chất kháng sinh tự nhiên. Vì thế mà nó có khả năng làm giảm mức độ vi khuẩn ở trên da để giúp ngăn ngừa mụn nhọt.

Các thành phần kháng khuẩn trong củ ráy cũng giảm viêm, đau nhức ở vùng bị mụn. Bên cạnh đó, củ ráy còn có tác dụng se khít da làm nốt mụn nhanh chóng lành lặn.

Điều trị mụn trên da là câu trả lời cho thắc mắc uống nước củ ráy có tác dụng gì
Điều trị mụn trên da là câu trả lời cho thắc mắc uống nước củ ráy có tác dụng gì

2.4. Hỗ trợ điều trị bệnh gout

Theo đông y, có một bài thuốc phổ biến dùng để chữa trị bệnh gout là sử dụng củ ráy kết hợp với chuối hột.

Chất xơ hòa tan trong củ ráy giúp hấp thụ các axit uric dư thừa trong máu, từ đó giúp giảm nguy cơ hình thành các tinh thể urat gây viêm khớp, sưng đau. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong củ ráy cũng giúp giảm viêm, giảm đau, hỗ trợ điều trị bệnh gout.

2.5. Hỗ trợ giảm cân

Nước củ ráy có chứa vitamin C và các chất chống oxy hóa, giúp cải thiện làn da, hạn chế tình trạng bị lên mụn. Ngoài ra, củ ráy cũng giàu chất xơ hòa tan, giúp mang lại cảm giác no lâu, kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể, hỗ trợ giảm cân.

Cụ thể, chất xơ trong củ ráy sẽ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, từ đó giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, hạn chế ăn vặt. Ngoài ra, chất xơ cũng giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Củ ráy chứa nhiều chất xơ hòa tan có công dụng hỗ trợ giảm cân
Củ ráy chứa nhiều chất xơ hòa tan có công dụng hỗ trợ giảm cân

2.6. Hạ sốt

Củ ráy có tác dụng hạ sốt vật lý. Sử dụng loại nước này giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể, hạ sốt nhanh chóng. Tuy nhiên, chỉ áp dụng cho trường hợp sốt nhẹ, không nên dùng cho trường hợp sốt cao.

2.7. Trị ho

Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, giảm ho, long đờm. Khi kết hợp với nước củ ráy, các hoạt chất này giúp trị ho, giảm đau họng, làm dịu cổ họng.

3. Hướng dẫn cách nấu nước củ ráy đơn giản

Có thể thấy củ ráy chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe qua tham khảo thông tin uống nước củ ráy có tác dụng gì. Để tiện lợi và đạt được hiệu quả hơn, bạn nên áp dụng đúng quy trình nấu nước dưới đây để giữ lại được các chất dinh dưỡng.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Củ ráy tươi
  • Nước

Lưu ý: Chọn củ ráy tươi, không bị hư và không có nấm mốc, ký sinh trùng.

Hướng dẫn cách nấu:

  • Bước 1: Rửa sạch củ ráy để loại bỏ bụi bẩn, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ (có thể cắt thành 4 miếng).
Sau khi rửa sạch củ ráy thì cắt thành từng miếng nhỏ
Sau khi rửa sạch củ ráy thì cắt thành từng miếng nhỏ
  • Bước 2: Cho toàn bộ củ ráy đã cắt vào nồi và đổ ngập nước. Lượng nước tùy thuộc vào trọng lượng của củ ráy mà bạn sử dụng.
  • Bước 3: Đun sôi củ ráy trong khoảng 20 phút để các loại dưỡng chất được tiết ra.
  • Bước 4: Bạn tắt bếp và để nguội rồi lọc lấy nước bỏ vào bình sứ uống dần.

4. Những điều cần nhớ khi uống nước củ ráy

Bên cạnh tìm hiểu uống nước củ ráy có tác dụng gì, bạn nên ghi nhớ một số điều sau khi sử dụng loại nước này để đạt được hiệu quả như mong muốn.

4.1. Liều lượng và thời điểm

Để thấy được hiệu quả đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo một liều lượng phù hợp sau khi đã khám phá được uống nước củ ráy có tác dụng gì. Nếu dùng để hạ sốt, giảm ngứa, trị mụn,…thì mỗi ngày uống 1 - 2 lần, mỗi lần 1 - 2 muỗng cà phê. Nếu dùng để giảm cân, thì mỗi ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 3 - 4 muỗng cà phê.

4.2. Những ai không nên uống nước củ ráy?

Bạn cần ghi nhớ những ai không nên sử dụng nước củ ráy để tránh gây ảnh hướng đến sức khỏe sau khi đã tìm hiểu rõ uống nước củ ráy có tác dụng gì. Dưới đây là một số đối tượng không nên dùng:

  • Người có tiền sử dị ứng với các thành phần trong nước củ ráy
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Người có thể trạng yếu.
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên uống nước củ ráy
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên uống nước củ ráy

5. Một số bài thuốc từ củ ráy

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y từ củ ráy sau khi bạn đã tìm ra lời giải đáp uống nước củ ráy có tác dụng gì:

  • Bài thuốc 1: Chữa viêm đau nhức khớp dạng thấp: 30g củ ráy, 30 lá lốt khô, 25g chuối hột khô, 600ml nước. Sắc lên uống còn 400ml, sử dụng 2 lần trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Chữa ngứa do dị ứng thời tiết: Cắt đôi củ ráy tươi rồi chà xát trực tiếp vào vùng da bị ngứa.
  • Bài thuốc 3:Chữa bệnh cảm lạnh, người sốt cao: 1 củ ráy tươi rồi cắt đôi dùng một nửa chà vào mu bàn tay và khắp lưng để hạ nhiệt. Nửa còn lại đem thái mỏng sắc lấy 1 chén nước khoảng 200ml. Thực hiện bài thuốc khoảng 5 lần là thấy đỡ.
  • Bài thuốc 4: Chữa chàm: Củ ráy tươi, 1 con bọ hung, 10g diêm sinh và 1 chén dầu lạc. Khoét lấy một lỗ trên củ ráy và đem bọ hung ra nước thành than để tán lấy bột trộn cùng 10g diêm sinh. Tiếp theo, đổ 1 chén dầu lạc và bột thuốc vào chỗ khuyết trên củ ráy để đun nóng trong vòng 15 phút. Đợi dầu nguội, dùng lông gà sạch tẩm hỗn hợp sau đó bôi lên vùng da bị chàm. Thực hiện liên tục 1 lần/ngày trong khoảng 5 ngày vùng da sẽ hết ngứa và phục hồi nhanh chóng.
  • Bài thuốc 5: Chữa mụn nhọt: 80 - 100g củ ráy, 60g củ nghệ vàng. Rửa sạch các nguyên liệu và để ráo nước. Cho dầu vừng vào nấu nhừ đến khi chín thì thêm một chút sáp ong và dầu thông, khuấy đều cho tan hết rồi để nguội. Khi dùng, lấy một ít cao phết lên giấy bồi sau đó dán lên mụn nhọt để hút mủ và giảm sưng.
Củ ráy kết hợp cùng lá lốt và chuối hột là bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp
Củ ráy kết hợp cùng lá lốt và chuối hột là bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp

Lưu ý: Các bài thuốc này chỉ mang tính chất tham khảo, nếu muốn sử dụng để điều trị cần hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên môn.

6. Lưu ý khi sử dụng củ ráy để chữa bệnh?

Nếu bạn đã biết được uống nước củ ráy có tác dụng gì thì cần lưu ý thêm một số điều sau khi sử dụng củ ráy để chữa bệnh:

  • Do chất canxi oxalat có trong củ ráy khiến cho củ ráy có thể gây kích ứng da, ngứa, đau với người dùng. Chính vì vậy, khi chế biến, sử dụng củ ráy tươi cần đeo bao tay để tránh động trực tiếp vào nó.
  • Nếu xảy ra tình trạng kích ứng hay điều trị mãi không khỏi, cần đến bệnh viện để được điều trị tốt nhất.
  • Chất canxi oxalat dễ phân hủy khi được phơi khô hoặc nấu chín, chính vì vậy để bảo quản được lâu cũng như an toàn khi dùng, nên chế biến củ ráy chín kỹ trước khi dùng.
  • Các phương pháp chữa bệnh bằng củ ráy thường chỉ có tác dụng với các bệnh nhẹ, giai đoạn đầu, ít có hiệu quả khi bệnh đã trở nặng.
  • Tùy cơ địa mỗi người mà phản ứng với củ ráy cũng sẽ khác nhau, chính vì vậy cần theo dõi cẩn thận khi sử dụng thuốc từ củ ráy.
  • Không nên ăn trực tiếp củ ráy tươi chưa qua chế biến kỹ bởi nó rất dễ gây. rát miệng, cổ họng.
  • Khi tìm kiếm cây ráy tươi thì cần phải phân biệt cẩn thận bởi cây ráy có bề ngoài khá giống với cây khoai nước hay cây dọc mùng. Đã có trường hợp bị ngộ độc do sử dụng nhầm cây ráy với các loại cây khác.
Nếu xảy ra tình trạng kích ứng, mẩn đỏ da khi sử dụng củ ráy cần đến bệnh viện thăm khám
Nếu xảy ra tình trạng kích ứng, mẩn đỏ da khi sử dụng củ ráy cần đến bệnh viện thăm khám

Việc tìm hiểu uống nước củ ráy có tác dụng gì giúp bạn sử dụng loại nước này đúng cách và an toàn hơn cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài thuốc Đông y chữa bệnh từ loại củ này để sử dụng khi cần thiết.

BÀI LIÊN QUAN